Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Người duy nhất còn sống của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Người duy nhất còn sống của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân , Người xứ Nghệ Kiev
 

Cụ Cắm là một trong 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Đại tướng chỉ huy. Khi Đại tướng từ trần, người cựu binh của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân duy nhất còn sống đã lập bàn thờ tại nhà riêng để tưởng nhớ người thầy vĩ đại.

Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua gần 2 tuần, nhưng ngôi nhà của cụ Tô Đình Cắm ở thôn 8B, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) vẫn chưa ngớt người vào viếng Đại tướng.

 

Cụ Cắm là một trong 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Đại tướng chỉ huy. Khi Đại tướng từ trần, người cựu binh của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân duy nhất còn sống đã lập bàn thờ tại nhà riêng để tưởng nhớ người thầy vĩ đại.   

 

Là người thầy, người anh lớn…

 

Cụ Tô Đình Cắm năm nay bước sang tuổi 92, sức khoẻ đã giảm sút rất nhiều so với lần gặp trước cách đây mấy năm. Tai cụ nghễnh ngãng, giọng nói vốn oang oang của cụ giờ gần như đã không còn, đôi mắt vốn có ánh nhìn rất sắc giờ đã sụp xuống hom hem. Tuy vậy, trí óc cụ vẫn đang minh mẫn; đặc biệt, nụ cười thì vẫn thế - rất hiền và rất chất phác.
 
Nén nhang tiễn biệt người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nén nhang tiễn biệt người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 

Anh Tô Văn Tuân - con trai thứ của cụ Cắm (sinh năm 1959) - cho biết: “Từ hôm nghe tin Đại tướng qua đời, sức khoẻ của bố tôi càng yếu hơn. Mấy hôm nay, ngày nào bố cũng ngồi thẫn thờ trước bàn thờ Đại tướng, chốc chốc lại nhìn lên tấm ảnh trên bàn thờ và nói một mình: “Không ra được với anh Văn, anh Văn ơi...”.

 

Hôm nhận tin Đại tướng qua đời, cụ Cắm đã sai con trai liên lạc với lãnh đạo huyện để chuyển lời cụ muốn ra Hà Nội dự lễ tang Đại tướng.

 

Nhưng trước đó, huyện đội đã đến nhà đưa ông cụ đi khám sức khoẻ, kết quả là bị cao huyết áp độ 2, và nhiều thứ bệnh khác. Nên lãnh đạo huyện đội khuyên cụ không nên vượt đường dài ra Hà Nội. Vì thế, ông cụ buồn lắm, có vẻ suy sụp, và không rời khỏi căn phòng lập bàn thờ Đại tướng. Bàn thờ luôn có hương cháy đỏ.

 

Lúc thì ông thắp, lúc thì bà con lối xóm đến viếng thắp... Anh con trai bảo: “Tôi thực sự lo cho sức khoẻ của bố nhưng không biết phải khuyên bảo thế nào. Vì trong lòng bố, Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một người bố, một người anh cả trong gia đình...”.

 

Cái đầu trị giá bằng… 300kg muối

 

Tô Đình Cắm tên thật là Tô Văn Cắm, nhưng có lẽ vì bí danh do Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt cho là Tô Tiến Lực và Tô Đình Lực nên người ta thường gọi ông bằng cái tên “Tô Đình Cắm”.

 

Ông Tô Đình Cắm là người dân tộc Tày, sinh năm 1922 ở bản Um, Tam Kim, Nguyên Bình (Cao Bằng). Trước khi gia nhập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân năm 1944, chàng trai Tô Văn Cắm đã là một thanh niên người Tày rất hăng hái công tác trong các tổ chức Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc ở Tam Kim.

 

Còn nhớ trong buổi sáng ngày 12/10 - ngày Quốc tang Đại tướng - trong ngôi nhà nhỏ của người lính già Tô Đình Cắm ở thôn 8B thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), tôi tình cờ gặp được cô giáo về hưu Nông Loan - đồng hương của cụ Tô Đình Cắm.

 

Bà Loan cũng là người đi kinh tế mới và hiện sống tại thôn 8B thị trấn Đạ Tẻh, bà nói với tôi: “Bản Um hơn bảy mươi năm trước có khoảng 70 nóc nhà của người Tày và người Dao. Cuộc sống của người dân những năm ấy khổ vô cùng. Làm ruộng rẫy chỉ đủ ăn 6 tháng. Lại thêm ách thống trị của giặc Pháp, bản Um càng thêm lầm than...”.

 
Người duy nhất còn sống trong 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Người duy nhất còn sống trong 34 chiến sĩ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
 

Ông Cắm tiếp lời: “Năm ấy, ông Nông Văn Lạc là người đã giác ngộ và hướng dẫn tôi đi làm cách mạng. Ông Lạc là cánh tay phải của anh Văn. Ông Lạc cũng là người có vai trò rất lớn trong việc vận động và thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngôi nhà của ông ấy cũng chính là nơi mà giặc Pháp chiếm dụng làm đồn Phai Khắt.

 

Khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời tại khu rừng Trần Hưng Đạo, tôi là người đại diện cho Đội Vũ trang xã Tam Kim tham gia. Từ đây, tôi có dịp gần gũi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp hơn, được anh Văn trực tiếp chỉ bảo nhiều thứ hơn...”.

 

Bà Nông Loan kể tiếp: “Hồi ấy, anh Tô Đình Cắm và Tô Đình Tuy là hai trong 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vừa mới được thành lập. Bọn tay sai của Pháp ở Tam Kim ra giá “săn đầu cộng sản”: Phải săn bằng được đầu Tô Đình Tuy và Tô Đình Cắm! Ai săn được một đầu cộng sản, quan tây thưởng 300kg muối!”.

 

Muối với bà con người Tày, người Dao ngày ấy quý hơn vàng. Bữa đó, tên Ri (một tên phản động) lên rừng chặt cây chuối rừng về cho lợn thì bắt gặp anh Tuy nên vội chạy về làng báo cho quan xã. Lập tức, quan xã cho người khua chiêng gõ mõ bắt dân làng lên núi truy lùng anh Tuy.

 

Lên núi, quan xã không gặp được anh Tuy nhưng lại phát hiện anh Tô Đình Cắm nên chúng rượt đuổi anh Cắm.

 

Anh Cắm chạy từ Vằng Khăm xuống Cốc Dầm rất xa nên đuối sức. Lúc này, anh giả vờ chạy ngược lên đồi rồi ngay lập tức rẽ ngang qua phía đầm có mấy đám môn rồi ngồi yên ngâm mình trong nước lạnh. Anh cứ ngồi yên như thế từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối mới ra khỏi đám môn.

 

Lên bờ, máu trên người anh Cắm cứ thế chảy ròng ròng: Ngâm mình trong nước, anh Cắm bị hàng trăm con đỉa bám vào người hút máu đến no căng và tự nhả ra...”.

 

Còn người lính già Tô Đình Cắm nhớ lại: “Hồi ấy anh Văn thường về hoạt động ngay trong lòng địch vùng Tam Kim. Người dân ở đó đã giúp đỡ anh Văn nhiều lắm. Tôi còn nhớ cô Nông Thị Ly nhà ở sát đồn Phai Khắt vẫn thường xuyên tiếp tế lương thực cho anh Văn ở trong rừng. Có lần, cô Ly phải giấu cơm trong những thứ mang ra đồng để qua mặt bọn lính...”.
 
Ông Tô Đình Cắm tại chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.
Ông Tô Đình Cắm tại chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950.

 

Người lính không quân hàm

 

Tham gia Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trận đánh đầu tiên của người lính Việt Minh Tô Tiến Lực (bí danh của ông Tô Đình Cắm) là trận đánh trực tiếp vào đồn Phai Khắt. Đây cũng là trận đánh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được sử sách lưu lại như một dấu son chói sáng. “Những ngày được làm việc dưới sự chỉ huy của anh Văn, tôi mở mang được rất nhiều điều.

 

Anh ấy thường căn dặn chúng tôi là phải biết sống cùng dân làng, biết vui buồn cùng bà con, hiểu và quý trọng tâm tư, nguyện vọng của bà con thì mới vận động họ đi theo Việt Minh dễ hơn, hiệu quả hơn.

 

Anh Văn bảo: “Giờ thì thời cơ đã đến, quân đội ta sẽ cùng nhân dân đứng lên đánh đuổi giặc Pháp thì mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc được...”. Anh Văn là chỉ huy nhưng bao giờ cũng xem chúng tôi như những đứa em trong gia đình...”.

 

Tháng 9/1945, tiếng súng kháng Pháp vang lên ở Nam Bộ, Tô Tiến Lực có mặt trong đoàn quân Nam tiến. Trong một trận đối đầu với kẻ địch tại mặt trận Rạch Giá, anh lính chi viện cho chiến trường miền Nam Tô Đình Cắm bị thương rất nặng. Sau khi được đưa về hậu phương điều trị, Tô Đình Cắm trở về quê hương Cao Bằng và quay lại với cuộc sống của một chàng trai nông dân.

 

Thấy tôi nhìn dán mắt vào một bức ảnh trắng đen có 3 người lính đang cười tươi rói, cụ Cắm run run chỉ vào người phía ngoài bên phải đầu đội mũ két-bi và bảo: “Tôi đấy!”. Hoá ra, sau lần bị thương ở Rạch Giá, về quê Cao Bằng chẳng bao lâu, năm 1949 chàng trai dân tộc Tày quay lại đời binh nghiệp, tham gia chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950. “Trong chiến dịch này tôi bị thương rất nặng. Nặng đến nỗi nó không cho tôi cơ hội nào nữa để ở lại với quân đội”, ông Cắm nói.

 

Như vậy, ông Cắm chia tay với cuộc đời binh nghiệp khi còn rất trẻ - lúc mới 28 tuổi. Về lại quê, ông lại chăm bẵm cày cuốc. Đến năm 1991, ông cùng người con trai thứ - anh Tô Văn Tuân - rời quê Cao Bằng để vào vùng kinh tế mới Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu một cuộc đời nông dân mới.

 

Với ông, đời binh nghiệp tuy ngắn nhưng rất đáng tự hào, bởi ông là một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng và là người được chính vị anh cả của quân đội dìu dắt, giúp đỡ làm cách mạng.

 

Tôi hỏi ông: “Vậy quân hàm, quân hiệu chính xác của cụ là gì?”. Người lính già Tô Đình Cắm - Tô Tiến Lực nhìn lên bàn thờ - nơi có di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp - lắc đầu và cười bằng mắt.

 

 

Theo Khắc Dũng

                                                                                                                                 Lao động


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66027894

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July