Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  NHỚ TIẾNG ĐÀN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP NHỚ TIẾNG ĐÀN CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP , Người xứ Nghệ Kiev
 

 NHỚ TIẾNG ĐÀN CỦA

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
   Bài đăng trên trang Văn hóa Báo điện tử VOV.vn ngày 8-10-2013 của Nhạc sĩ Dân Huyền
 
Những lúc rảnh rỗi, Đại tướng thường tìm đến tiếng đàn Piano để thư giãn...

         Những năm 60 của thế kỷ trước, lứa tuổi trẻ chúng tôi thường rủ nhau lên ngắm trăng hồ Tây. Khi về đi dọc đường Hoàng Diệu. Nhiều lần chúng tôi phải dừng lại để nghe tiếng đàn Piano từ số nhà 30 vọng ra. Khi thì bản nhạc cổ điển quốc tế, lúc thì bản nhạc bài dân ca quan họ quen thuộc :“Tình bằng có cái trống cơm / Khen ai khéo vỗ nên vông…”nghe nhặt khoan ngọt ngào quyến rũ.
Dần dà tôi mới biết đó là nhà của đạị tướng Võ Nguyên Giáp, ngón đàn ấy là của “anh Văn” –  Tư lệnh của mọi tư lệnh, Chính ủy của mọi chính ủy. (Lời của tướng Trần Văn Trà) – Một người con của đất Quảng Bình anh hùng đầy nắng gió và thơ ca. Một chỉ huy tài ba văn võ song toàn, biết vận dụng cả âm nhạc để động viên đồng đội; động viên và thư giãn cho cả chính mình. Biết đâu trong những “cách đánh giăc” lại có cả sự uyển chuyển, nhịp nhàng của biết bao giai điệu âm nhạc với một tư duy uyên bác?

           Có lần tôi đã hỏi giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ về chuyện ông đến nhà dạy nhạc lý cho đại tướng, ông cho hay:
“Khi dạy ở Trường nhạc (tức nhạc viện âm nhạc quốc gia bây giờ),anh Lê Liêm, Thứ trưởng Bộ Văn Hóa – cũng là một vị tướng phụ trách chính trị trong chiến dịch Điện Biên Phủ - tìm tôi, nhờ tôi dạy nhạc lý. Quý trọng anh tôi nhận lời. Một thời gian sau, anh Liêm giới thiệu tôi với “anh Văn” để dạy nhạc cho đại tướng. Tôi được đưa đón bằng xe hơi. Lịch học của “anh Văn” rất nghiêm ngặt. Cứ chiều thứ tư và chiều thứ sáu hàng tuần, cơm nước xong anh cho người đến đón tôi. Anh học lý luận âm nhạc, nhạc lý, rồi nhạc cổ điển, nhạc dân ca Việt nam rất nghiêm chỉnh và chăm chú lắm. Cái gì chưa rõ chưa hiểu là anh hỏi đến nơi, rất cặn kẽ từng chi tiết. Anh ghi chép rất cẩn thận vào từng cuốn sổ riêng. Khi thực tập cùng tôi trên đàn Piano, những ngón tay của “anh Văn” rất mềm mại như ngón tay của  người nghệ sĩ thực thụ. Trí nhớ của anh tốt lắm. Học đến đâu nhớ đến đó. Tôi kiểm tra từng phần, anh đều trả lời rành rọt chính xác – Đúng là một thầy giáo từng dạy môn lịch sử. Trường nhạc lúc đó cho đại tướng mượn cây đàn Piano khác. Tôi cũng giới thiêu cô giáo Hồng Hạnh đến hướng dẫn cho anh đánh đàn.(Hồng Hạnh là con gái của ông Nguyễn Gia Sinh của ngành Bưu Điện, là người đã góp phần đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật của ngành Phát thanh. Cô là vợ của nhà văn Đào Vũ). Cô Hồng Hạnh thường khoe với tôi là đại tướng rất chăm học, say mê cực kỳ. chú ý từng ngón đàn và cách chạy lướt nhanh trên các phím.
           Tôi hướng dẫn “anh Văn” trong một thời gian, một hôm anh nói: “Mình mới nghe Lê Liêm vừa đàn vừa hát bài do anh ấy sáng tác về nữ anh hùng vũ trụ Tê-rê-cô-va. Học nhạc của anh, Lê Liêm đã tự viết được rồi đấy.” Nghe đại tướng nói vậy, tôi hiểu là “anh Văn” cũng muốn sáng tác âm nhạc. Tôi  đã sắp xếp lại chương trình để giúp anh đạt được nguyện vọng thú vị ấy. Nhưng tháng 8 năm 1964 giặc Mỹ ném bom miền Bắc, chiến tranh ập đến, tôi phải theo trường nhạc đi sơ tán. Bản thân đại tướng cũng chẳng có thì giờ để thực hiên ước mơ tự mình sáng tác, rồi tự hát, tự đánh đàn nữa. Bởi anh phải lao vào cuộc chiến đấu với tư cách là vị chỉ huy tối cao, cùng với Bác Hồ, Bộ chính trị và toàn quân dân quyết chiến quyết thắng…
Nghe nói sau ngày đất nước thống nhất, đaị tướng đã có đàn mới, ông cho người đem trả lại trường nhac cây đàn cũ. Nếu cây đàn ấy còn, đó cũng là một kỷ vật còn ấm hơi Người và còn in dấu đôi tay mềm mại của vị đại tướng kính mến.”

          Khi ngồi viết những dòng này, chiếc radio bên cạnh đang tryền đi ca khúc Hát về người đại tướng của nhân dân” sáng tác của nhạc sĩ Lê Gia Hiếu, do hợp xướng và dàn nhạc Đài TNVN trình bày. “Năm châu bốn biển hát tên ông / Hơn thế kỷ dài với núi sông / Lệnh vang thần tốc tan quân ngụy / Nam Bắc một nhà thỏa ước mong / Đức độ tài cao hàng dũng tướng / Võ Văn  sự nghiệp vững như đồng.”Giai điệu và lời ca đã hòa quyện nhau, thể hiện được tình cảm của quân và dân ta với vị tướng tài giỏi và kiệt xuất của đất nước được thế giới ngưỡng mộ.
        Tôi vội gọi điện cho nhạc sĩ Lê Gia Hiếu (đồng nghiệp  cùng Đài TNVN) hỏi về sự ra đời của tác phẩm này. Anh Hiếu cho biết: “Đó là bài hát mừng thọ đại tưỡng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Dựa trên bài thơ của anh Tống Minh Lung đang công tác ở Công an huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi hoàn thành tác phẩm đã đem đến tặng đại tướng bản nhạc và đĩa hát.”
       Những ngày này căn nhà số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội dòng người khắp nơi đến viếng  đại tướng. Dẫu biết rằng ông đã về với cụ Các-mác, cụ Lê-nin, bác Hồ kính yêu và thế giới người hiền, nhưng hình ảnh nhanh nhẹn, hoạt bát, tươi tắn của đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn mãi với chúng ta. Đôi tay của “anh Văn” vẫn như đang lướt nhẹ trên phím đàn piano bằng giai điệu mới, vẫn ngân vang và vút lên dưới trời thu Hà Nội.
                                                                   5-10-2013
                                                                          Nhạc sĩ Dân Huyền



 

 

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66032589

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July