Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Thầy thuốc của dân nghèo và bài thuốc chữa bỏng Thầy thuốc của dân nghèo và bài thuốc chữa bỏng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Cả một đời làm thuốc chữa bỏng, ông vẫn giữ đức độ của một người bộ đội cụ Hồ, và hơn thế là của một lương y. Đã có biết bao người bệnh bị bỏng với nhiều cấp độ khác nhau đến tay ông...


Ông Dương Văn Được trong ngôi nhà của mình.
Ông Dương Văn Được trong ngôi nhà của mình.
 

Hàng trăm bệnh nhân được ông cứu chữa đều cảm kích trước tấm lòng của ông, và người dân quanh vùng vẫn quen gọi ông là “cha Được”.

Người thầy thuốc của những hoàn cảnh ngặt nghèo

Vừa bước chân tới cổng làng, nghe chúng tôi hỏi nhà ông Dương Văn Được (86 tuổi, ngụ Phổ Ninh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) chữa bệnh cho dân nghèo, một người gần đó nhanh miệng. “Để tôi dẫn anh tới cha Được!”. Cứ tưởng đó là con ông, ai ngờ sau này mới biết ở đây ai cũng gọi ông bằng “cha”. 

Trước căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa những lũy tre mát rượi là hàng chục bệnh nhân đang chờ ông cắt thuốc. Đến chiều tối, khi không còn bệnh nhân, chúng tôi mới có dịp bắt chuyện với ông.

Ông Dương Văn Được sinh ra trong một vùng nông thôn nghèo, luôn bị ảnh hưởng thiên tai, hết hạn hán lại đến bão lụt. Vì thế, ông luôn tâm nguyện cố gắng học giỏi để mai sau có thể góp sức làm vơi bớt những nỗi nhọc nhằn của bà con quê mình. Nhưng giữa loạn lạc của chiến tranh nên năm 1950, ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, bị thương ở tay và đầu. 

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc ở tỉnh Thái Bình. Được chuyển ngành sang công tác tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình, sau đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Bun-ga-ri Thái Bình. Ông tham gia học lớp Y12 B ở Thái Bình. Sau khi học xong, do bị thương nên ông không đi Nam mà ở lại công tác tại khoa chấn thương - bỏng Bệnh viện Thái Bình đến năm 1975. Năm 1978, Bộ Y tế chuyển ông Được về tỉnh Nghĩa Bình (nay là Bình Định và Quảng Ngãi), công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Phổ, làm trưởng phòng y vụ - kiêm khoa ngoại sản. 

Năm 1985, ông về nghỉ hưu. Ông Được không thích nói về mình nhiều, chỉ kể với tôi sơ sơ những giai đoạn trong cuộc đời ông. Mặc dù đã về nghỉ hưu nhưng hằng ngày ông vẫn miệt mài đi đến những vùng quê xa xôi trong tỉnh, ngoài tỉnh để chữa bệnh cho dân nghèo. Mấy chục năm trời lặn lội với những hy sinh thầm lặng vì bệnh nhân, ông được mọi người trong vùng yêu quý và gọi với cái tên thật giản dị “người thầy thuốc của người nghèo”.

Ngày ấy, cuộc sống của người dân vẫn còn vô cùng khó khăn, một phần vì cái nghề mình đã được học, một phần lúc đó cuộc sống người dân còn quá khổ cực, bệnh viện xa, đi lại khó khăn, ai bị bỏng thì chỉ biết nhờ trời chứ không biết nhờ cậy ai, nên ông Được đã nhiều lần phải cuốc bộ hàng chục cây số, vượt qua những con đường gồ ghề, những đồi cát cao ngút để đến với bà con vạn chài hay lặn lội lên những vùng núi cao của tỉnh để điều trị cho bà con. 

Có nhiều lần đêm hôm mưa to, gió rét hay lũ lụt, nghe tiếng người bệnh gõ cửa, ông lại vùng dậy đạp xe vượt đường xa đến những xã xa xôi điều trị cho họ. “Có lần tôi phải đạp xe lên tận xã Ba Cung (Ba Tơ, Quảng Ngãi) điều trị vết bỏng cho vợ chồng anh Đinh Văn Cang người dân tộc H’rê. Tính cả đi lẫn về tôi phải đạp xe gần 120 cây số. 

Tuy mất gần như cả ngày trời tìm đến nhà bệnh nhân, nhưng trong trái tim tôi dường như có một sức mạnh phi thường thúc giục, chữa bệnh đưa lại niềm vui cho họ, là điều mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Đến giờ, hai vợ chồng họ đã có con cái lớn khôn, và tôi ước sao một lần đến thăm họ để ôn lại câu chuyện năm xưa. 

Lần khác, tôi cũng phải đạp xe lên tận TP. Quảng Ngãi để điều trị bệnh tiểu đường cho bà Phạm Thị Hoàng. Nói thật, điều trị cho 2 bệnh nhân trên tôi cũng chẳng lấy đồng tiền thuốc, tiền công nào vì hồi đó, gia đình họ quá éo le. Đến giờ tôi cũng không biết đã điều trị bệnh cho bao trường hợp như thế. Có người kinh tế khá giả điều trị bệnh cho họ tôi lấy tiền, có trường hợp chỉ lấy tiền thuốc, tiền công thôi. Nhưng có trường hợp thì mình phải bỏ tiền ra để mua thuốc, mua sữa cho họ nữa!”, ông Được kể lại những chuyến đi xa cứu bệnh nhân của mình.

Kỷ niệm chương của Bộ trưởng Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương của Bộ trưởng Bộ Y Tế
Anh Huỳnh Văn Bảo (37 tuổi, trú tại TP.Quy Nhơn, Bình Định) chia sẻ: “Nếu mà nói về người bị bỏng chắc chẳng ai bị nặng như em đâu. Em bị điện giật, bỏng toàn thân, lớp da bên ngoài cháy đen, nhiễm trùng. Gia đình em đưa đi khắp các bệnh viện từ địa phương tới trung ương nhưng cũng không chữa được. Lúc bệnh viện trả về để gia đình lo hậu sự, tình cờ được một người nói mời thầy Được đến chữa bệnh. Sau 2 tháng điều trị vết bỏng đã dần mất đi và bắt đầu mọc da non. Giờ em đi làm việc bình thường rồi!”.

Có lẽ trong mấy chục năm trời lặn lội, lam lũ và dấn thân vào nghiệp thầy thuốc, ông cũng không nhớ nổi mình đã đi đến những vùng quê nào, điều trị cho bao nhiêu mảnh đời bất hạnh tìm lại niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. Có nhiều người điều trị mà không có tiền trang trải chi phí, ông phải bỏ tiền túi hoặc cho họ nợ đến khi nào mùa màng về lại đem trả. 

Với bản chất của người bộ đội, với tấm lòng hết mình vì bệnh nhân và phong thái vô cùng giản dị, dễ gần như một người nông dân, ông Được được mọi người quý mến. Ông thường nói: “Điều hạnh phúc nhất của tôi là hơn 50 năm qua, chưa xảy ra một tai biến nào. Điều đó quả thật là một liều thuốc kích thích tôi tiếp tục con đường làm thầy thuốc dù đầy chông gai, nhưng cũng rất vinh quang này!”.

Tấm lòng của một vị lương y

Trong lúc chuyện trò, tôi có ướm hỏi ông về bài thuốc đặc biệt của mình. Ông bảo cũng chẳng có gì là bí mật, đó chỉ đơn giản là những cây thuốc, các loại cây dễ kiếm quanh vùng và chi phí rất rẻ. Nhưng để có được bài thuốc đặc biệt của mình, nhiều đêm ròng ông đã thức trắng đọc những cuốn sách Đông y nói về phương pháp chữa bỏng để từ đó tìm ra bài thuốc của riêng mình. Ông đã chắt lọc, tổng hợp từ 12 bài thuốc quý của nhiều bậc danh y, kết hợp với bài thuốc gia truyền làm nên bài thuốc độc đáo của riêng mình, nhưng công dụng chữa bệnh thì vô cùng hiệu quả. 

Ông Được cho biết bài thuốc của ông áp dụng hiệu quả với các loại bỏng điện, bỏng nước; bỏng xăng là loại khó chữa nhất. Đặc biệt và độc đáo của bài thuốc là không dùng bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào. Bởi bệnh nhân bỏng có đặc điểm là sốt cao, thời gian sốt dài, vì vậy các bác sĩ thường hay dùng kháng sinh để hạ sốt nhưng cách làm đó lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, nên ông tránh dùng cách đó. Kết quả cuối cùng đã nói lên tất cả, với tỷ lệ thành công cao, rất nhiều bệnh nhân đã được ông chữa lành bệnh. 

Ngồi với tôi trong căn nhà cấp bốn nhỏ mà ông dành dụm cả đời mới làm được để tránh mưa nắng, ông bảo: “Nếu có lòng tham, trục lợi trên nỗi đau của người khác thì bây giờ tôi đã giàu to. Nhưng tôi lại không làm vậy, bởi tôi làm việc theo trái tim mình mách bảo "lương y phải như từ mẫu"”. 

Từ khi về nghỉ, ngoài việc đồng áng, ông luôn chú tâm nghiên cứu những phương thuốc từ rừng núi, cây cỏ quanh nhà. “Hơn 25 năm tìm hiểu, giờ đây tôi đã chế được các loại thuốc chữa bỏng rất hay, ít hoặc không để lại sẹo cho người bệnh, và hầu như chưa có một bệnh nhân nào tôi nhận lời chữa mà không thành công!”, ông tự hào nói.

Làm được nhiều điều như thế, nhưng gần 30 năm từ khi về nghỉ đến nay, ông chưa bao giờ nhận một đồng của người dân đến chữa bệnh. “Họ thường trả nghĩa cho tôi với những món quà như con gà, con vịt, trồng một cái cây trong vườn để làm kỷ niệm”, ông Được nói. Rồi ông kể, có một lần ông được mới vào Nha Trang để chữa bỏng cho một trường hợp rất nặng, chữa xong ông về lại Quảng Ngãi. Sau đó người nhà của bệnh nhân đã đem 20 triệu đồng đến để cảm ơn nhưng ông đã từ chối. 

Nhưng người nhà nạn nhân bảo nếu ông không lấy họ quyết ở đây cho đến lúc nào ông nhận thì họ mới về. Ông gọi họ lại và nói: “Tôi làm là vì cái tâm. Chữa được cho một người đó là niềm hạnh phúc của những người làm thầy thuốc chứ không phải vì tiền”. Nghe ông giải thích, cuối cùng gia đình kia cũng chấp nhận đi về và hôm khác họ lại tiếp tục đến, lần này vì tấm lòng của gia đình nên ông đã nhận 200.000 đồng gọi là cái lễ.

Thời gian trôi qua, nhiều người ở khắp miền Trung, Tây nguyên tìm đến ông nhờ chữa bệnh. Từ đó tới nay chưa có một bệnh nhân nào bị mang di chứng gì. “Khi họ mang bệnh nhân đến, mình sẽ trả lời cho họ biết nếu chữa được thì mình sẽ cố hết sức, còn nếu mình khám qua mà không chữa được thì mình không nhận! Làm thầy thuốc trước tiên phải có cái tâm. 

Người ta đau ốm, bệnh tật mới tìm đến mình nên mình phải cứu giúp họ, đối xử với họ như con cái. Tiền bạc bao nhiêu rồi cũng hết, hãy để niềm vui của người thầy thuốc là mỗi lúc mở mắt mình đã cứu được một người chứ đừng mong phú quý. Vì thế mà suốt cuộc đời mình, tôi luôn cố gắng còn sống ngày nào thì còn giúp người dân chữa bệnh, xem đó là niềm vui ở đời”, ông Được tâm sự.

Vì những thành tích và sự cống hiến của mình, ông đã được ghi nhận với nhiều huân huy chương như Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất (năm 1983), Huân chương kháng chiến hạng Nhì (năm 1996), Bộ trưởng Y tế tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân (năm 2009)…

Vợ ông chia sẻ: “Nhiều lúc thấy ông sức yếu mệt mỏi, tôi muốn ông ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe, nhưng ông bảo thấy bệnh nhân như vậy mình không nỡ. Tôi cũng chỉ biết động viên, chăm sóc cho ông nhà tôi có đủ sức khỏe để làm điều ông muốn mà thôi”. Nhiều lần ông đã được trạm y tế xã, rồi trung tâm y tế huyện mời ra làm lại, nhưng ông từ chối, dẫu vậy nhưng mỗi khi có ca bệnh nặng nào thì ông lại tìm tới. 

Người dân nơi đây ai cũng biết tiếng ông, và đặc biệt là họ cảm phục tấm lòng của vị lương y già này. Thời gian gần đây, vì tuổi cao sức yếu, ông ít đạp xe đến các miền xa nữa, nhưng lúc nào ông cũng tâm niệm rằng địa vị, chức tước của con người trong xã hội, dù cao sang cách mấy cũng không quý bằng một tấm lòng nhân hậu. Ở nơi ông luôn đầy ắp những tình cảm ấm áp sẵn sàng dành cho những mảnh đời bất hạnh, nghiệt ngã hơn mình.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=703475#ixzz2eI1SV5Y3 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66032977

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July