Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Nguyên Phi Ỷ Lan Nguyên Phi Ỷ Lan , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Nguyên Phi Ỷ Lan là một trong những danh nhân có tài trị nước. Công tích của bà đối với cơ nghiệp nhà Lý đã được các sử gia qua các thời đại ghi chép khá đầy đủ, kể cả trong văn nghệ dân gian, điển hình là vở chèo Bài ca giữ nước của Tào Mạt.


Nguyên Phi Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, (Tương truyền có tên là Lê Thị Khiết, hoặc Lê Thị Yến Loan), quê ở làng Thổ Lỗi (còn gọi là làng Sủi) thuộc phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Cha Lê Thị Yến làm quan ở Thăng Long nhưng cuộc sống vẫn thanh bần, mẹ ở quê làm vườn.Năm Lê Thị Yến 12 tuổi thì mẹ mất, hết tang mẹ, cha lấy vợ kế, ít lâu sau cha mất, Lê Thị Yến sống cùng gì ghẻ chăm lo ruộng vườn. Lê Thị Yến càng lớn càng xinh đẹp, thường lén tới chùa tụng kinh, niệm Phật. Năm Quý Mão (1063), vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Nhà vua và Hoàng hậu rất buồn phiền, đã đi cầu tự nhiều nơi. “Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán, xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Ỷ Lan phu nhân” (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Quyển III). Vua sai xây một cung riêng (tương truyền là chùa Kim Cổ, nay là số nhà 73, phố Đường Thành, Hà Nội), đặt là cung Ỷ Lan để ghi nhớ buổi đầu gặp cô gái tựa gốc lan bên trấn Kinh Bắc. Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài. Khi sinh người con trai thứ nhất là Càn Đức (Bính Ngọ 1066), bà được phong là Thần phi, Càn Đức được lập hoàng thái tử, sinh người con trai thứ hai là Minh Nhân Vương (1068), bà được phong là Nguyên phi (đứng đầu các phi, chỉ sau hoàng hậu).

Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu: Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch. Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính: Năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tông thân chinh cùng Lý Thường Kiệt mang quân đi đánh giặc phương Nam, trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan.

Cũng năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân gọi bà là Quan Âm, lập bàn thờ Ỷ Lan. Lý Thánh Tông đánh giặc lâu ngày không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên) Lý Thánh Tông hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị. Vua bèn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về.

Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, Càn Đức mới 7 tuổi, lên ngôi vua là Lý Nhân Tông, Ỷ Lan được tôn là Hoàng thái phi, tôn mẹ đích họ Dương làm Hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự. Triều Lý rối ren. Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Bốn tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan trở lại nắm quyền nhiếp chính, đã thi hành những biện pháp yên dân, đưa thế nước Đại Việt trở lại thịnh cường. Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phái đại binh sang xâm lược, mưu toan làm cỏ nước ta. Hoàng thái hậu Ỷ Lan bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của, làm nên chiến thắng hiển hách. Quân Tống thất bại, lủi thủi rút quân về nước.

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan còn chăm lo mở mang dân trí, thi cử học hành, bà là người đầu tiên mở liền hai khoa thi “Minh kinh bác học” và “Nho học tam trường”. Năm 1073, theo đề nghị của Lý Thường Kiệt, bà đã cho các công thần 80 tuổi được chống gậy, ngồi ghế khi lâm triều. Bà ban hành nhiều chính sách tiến bộ như chuộc nô tỳ, tha cung nữ, giảm tô thuế, cấm giết trâu bò, đắp đê sông Như Nguyệt (năm 1077), sửa đê Đại La quanh Thăng Long (năm 1078), phát tiền cho nội phủ để chuộc những con gái nhà nghèo phải bán gả cho những người góa vợ (năm 1103)... Là người rất am hiểu và hâm mộ đạo Phật, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Nhiều ngôi chùa tháp bề thế, bố cục đăng đối, kiến trúc phong phú được xây dựng trong thời gian này như: chùa Dạm (Quế Võ, Bắc Ninh dựng năm 1086), chùa một mái ở động Hoàng Xá (Quốc Oai, Hà Tây, dựng năm 1099), chùa Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh, dựng năm 1100), chùa Báo Ân (Đông Sơn, Thanh Hóa, dựng năm 1100), tháp Chương Sơn (ý Yên, Nam Định dựng năm 1108), chùa Bà Tấm, còn gọi là Linh nhân từ phúc (Gia Lâm, Hà Nội dựng năm 1105)...

Bà mất ngày 25 tháng 7 (âm lịch) năm 1117. Tại quê hương và nhiều nơi ở Gia Lâm (Hà Nội), Văn Lâm (Hưng Yên) đã xây dựng đền thờ bà. Một con đường lớn và một công viên bề thế nhất tại trung tâm thành phố Bắc Ninh được mang tên Nguyên Phi Ỷ Lan, bên tượng đài Lý Thái Tổ, người khai sáng các vương triều Lý.

(Theo baobacgiang)


Nguồn Quehuongonline.vn


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66032530

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July