Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Giai thoại Việt Nam: Giai thoại văn học về đình Nguyên Thám Hoa Nguyễn Đăng Cảo Giai thoại Việt Nam: Giai thoại văn học về đình Nguyên Thám Hoa Nguyễn Đăng Cảo , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Nguyễn Đăng Cảo tự là Bá Thành, hiệu Tùng Tiên, sinh năm Kỷ Mùi (1619). Năm 28 tuổi ông thi đỗ Hội nguyên, Đình nguyên Thám hoa (1646).

Năm sau ông lại thi đỗ khoa Đông các đại học sỹ, ra làm quan chưa đầy 3 năm thì bị bãi chức do tính cương trực thẳng thắn nên không được triều đình trọng dụng. Nhưng do trí thông minh, tài ứng đối siêu nhân nên mỗi khi có sứ nhà Thanh sang hạch sách, vua Lê đều vời ông ra tiếp đãi, ứng đối. Tài năng đối đáp, văn chương sắc bén của ông đã làm cho sứ nhà Thanh phải kinh ngạc, nể phục. Dân gian truyền tụng ca ngợi:

“Làng Bựu có đấng Thám hoa. Tiếng bay thượng quốc gần xa biết tài”.

Truyền kể thời niên thiếu: Từ nhỏ Đăng Cảo đã rất thông minh học giỏi, 13 tuổi đọc sách một lượt là thuộc hết, mọi người suy tôn là thần đồng. Vốn là người ưa tự do phóng khoáng, ông thường đi du ngoạn và giao thiệp rộng rãi với mọi người, sớm thể hiện tính cách sắc sảo. Năm 16 tuổi một hôm đi chơi, gặp một thuyền buôn, ông hỏi người chủ cho xem tấm vải gấm và hỏi giá bán. Ông chủ thuyền vốn là người hay chữ nên ra một vế đối thử tài Đăng Cảo, như sau: “Hữu nhất thuần cẩm, thượng cầm hạ thú, sắc nhiều toàn thuyền, khang ninh phúc thọ”. Nghĩa là: (có một tấm gấm quý, trên con cầm, dưới con thú, màu huyền sắc đẹp, mạnh khoẻ giàu sang sống lâu). Đăng Cảo có đồng tiền đúc mang theo, nghĩ ngay ra vế đối lại: “Hữu nhất văn tiền, nội phương ngoại viên, diện đế tứ tự, thông bảo khai nguyên”; Nghĩa là: (Có một đồng tiền, trong thì vuông, ngoài thì tròn, mặt đề bốn chữ, thông bảo khai nguyên). Người chủ hàng nghe xong rất cảm phục liền biếu tặng Đăng Cảo tấm vải gấm quý đó.

Truyện kể Nguyễn Đăng Cảo đi thi: Ông thi 3 kỳ ở huyện đều đứng đầu. Khi về tỉnh dự thi vấn đáp, quan trường thi thấy Đăng Cảo vào không quỳ lạy mà chỉ chào, tỏ vẻ không hài lòng, nên đã dùng những câu hỏi hiểm hóc của kinh lễ đưa ra những câu khó nhất để hỏi; nhưng Đăng Cảo đều trả lời trôi chảy. Nhưng quan Tả Tham chính còn chất vấn thêm. Đăng Cảo bèn nói; “Theo điều lệ của triều đình, chỉ được hỏi 6 câu; nay các ông đã hỏi tôi đến 12 câu rồi, tôi biết nhưng tôi không trả lời nữa”. Quan Hiến sát thấy vậy bèn nói nhỏ với viên quan Tham chính rằng: Đây là một nhân tài lớn. Do đó việc vấn đáp được kết thúc. Khoa này Đăng Cảo đỗ Giải nguyên (đỗ đầu Hương Cống), khi ấy mới 24 tuổi (1638).

Truyền kể: Đăng Cảo sớm trở thành bậc tiên tri, nên trước khi vào thi Hội và thi Đình ông đã tiên đoán trước kết quả đỗ đạt. Khoa thi năm 1464, ngày thi đến nơi, Đăng Minh lo lắng cho rằng khoa này có nhiều người giỏi, chưa chắc hai anh em đã đỗ, Đăng Cảo liền nói rằng: Chú cứ yên tâm, khoa này triều đình lấy nhất giáp chắc là về phần ta, thứ hai về ông bạn người Thanh Hoá, thứ ba-đệ tam giáp về phần chú. Kết quả kỳ thi đúng như dự đoán của Đăng Cảo: Ông đỗ đệ nhất giáp, còn Đăng Minh đỗ đệ tam giáp Tiến sỹ. Ngày vào Điện nhà vua thi, Đăng Cảo sức học uyên thâm, văn lý hùng hồn đáng bậc Trạng nguyên, nhưng vì triều thần thấy ông là người ương ngạnh ngang tàng nên chỉ chấm đỗ đến Thám hoa.

Về tài ứng đối với sứ thần nhà Thanh: Một lần Đăng Cảo nhận mệnh nhà vua mang lễ vật lên biên giới gặp sứ nhà Thanh để tìm cách sao cho quân Thanh không kéo về Thăng Long. Đến Lạng Sơn, sứ thần nhà Thanh ra câu đối rằng: “Điểu nhập phong, thực tận trùng nhi hoá phượng”? (nghĩa là chim vào gió ăn sâu mà hoá phượng)-chữ “phượng” do chữ “Điểu” viết trong lòng chữ “phong” mà thành. Đăng Cảo liền đối rằng: “Nhân cư nham, đả thi thạch chĩ thành tiên”. Nghĩa là: Người ở cạnh núi, đẽo đá để thành tiên. Chữ “nhân” đứng bên cạnh chữ “nham”, bỏ chữ “thạch” thành chữ “tiên”. Đến cửa ải, sau một tuần mưa dầm, bỗng nhiên trời hửng nắng, sứ nhà Thanh mang sách ra phơi; Đăng Cảo cũng kê gối trải chiếu rồi nằm phơi bụng mình ra. Sứ Tàu ngạc nhiên lắm, hỏi Sao ông làm như vậy?. Ông trả lời: Sứ thần Thượng quốc phơi sách, tôi phơi bụng (ý nói có sách ở trong bụng). Sứ Tàu thán phục, nhưng vẫn thử tài thêm, nói rằng: Sách “Đại học” bản chính bị đốt mất rồi, phiền ngài viết lại cho thì tốt quá? Đăng Cảo nhận lời và ngồi viết ngay lại từ chính vận đến chú giải lớn, nhỏ y như bản gốc. Sứ Tàu kinh ngạc nói rằng; Năm trước quan Thái tử tâu vua sao Vân Khúc giáp ở An Nam, nay quả đúng như vậy. Tiếng đồn đến nhà vua, vua Thanh liền cho vời ông tới bảo làm bài phú giải thích cho chư hầu về việc róc tóc. Đăng Cảo làm xong sớm liền trình lên vua Thanh. Xem xong vua Thanh phê rằng: Lời gọn, ý tận và sâu sắc, phong thêm cho Đăng Cảo làm khôi nguyên Bắc triều… rồi liền ra lệnh bãi binh.

Truyền kể: Đăng Cảo ra làm quan, nhưng tính ngang tàng, nên mấy lần bị triều đình giáng chức, ông chán ngán xin từ quan về quê làm ruộng, kéo vó làm vui. Khi thong thả ông lại ra chợ Nội Duệ uống rượu thịt chó rồi lại thủng thỉnh ra về. Một lần ông bế cháu (gọi là ông là bác, tức Nguyễn Đăng Đạo) và nói rằng: Triều đình ghét ta ngang bướng, đánh xuống Thám hoa, nhưng cháu ta-thằng bé này nhất định sẽ đỗ Trạng nguyên, không đánh nó xuống được đâu. Sau đó quả đúng như vậy.

Bấy giờ sứ nhà Thanh sang đến Xương Giang thì dừng lại, rồi sai quân đưa đến triều đình ta một vuông gấm có viết chữ “Càn” rất lớn và nói-nếu Đại Việt không giảng được thì sứ đoàn sẽ không vào Thăng Long. Triều đình ta không hiểu ra làm sao, bèn cho triệu Đăng Cảo vào kinh để giảng. Đăng Cảo nghe xong nói: Cái trò đánh đố chữ nhỏ mọn ấy bõ gì mà triều đình phải bận tâm, sao đó ông lấy bút quét một nét sổ trên giấy cho sứ triều mang về tâu vua, dặn cứ thế đưa cho sứ Thanh. Quả nhiên, sứ nhà Thanh rất phục và đi tiếp vào Thăng Long. Vua vẫn còn chưa hiểu ra sao, lại cho quân về hỏi Đăng Cảo. Đăng Cảo nói: Ở kinh dịch tượng cho quẻ “Càn” là ba nét ngang, thêm một nét sổ thì thành chữ “vương”. Họ muốn sang phong vương cho vua ta đó thôi.

Cả triều đình nghe ra, vô cùng nể phục Đăng Cảo.

Một lần khác vua nhà Thanh tiếp sứ thần Đại Việt là Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo, có ra vế đối như sau: “Lão khuyển lạc mao, do hướng đình tiền thệ nguyệt”. Nghĩa là: “Chó già rụng lông còn ngó ra sân sửa lên bóng trăng”. Biết đó là ý miệt thị của vua Thanh, Đăng Cảo bực tức đối ngay rằng: “Tiểu oa đoản cảnh, mạn cư tỉnh để khuy tiên”. Nghĩa là: “ếch con ngắn cổ, cũng dám ngồi đáy giếng ngó lên trời”. Thấy vế đối nội dung ngang tàng, lại có ý mỉa mai, coi nhà Thanh kiến thức hẹp hòi “như ếch ngồi đáy giếng”, vua Thanh không dám coi thường sứ nước Nam nữa, rồi sai quan tiễn sứ đoàn ra về rất trịnh trọng.

Giai thoại nêu trên góp phần minh chứng sâu sắc hơn về tài năng của Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo-nhà khoa bảng tiêu biểu đã có nhiều đóng góp to lớn cho dân cho nước. Các thế hệ kế tiếp ông từ xưa tới nay đều rất tự hào, phấn đấu học tập noi theo.

Theo Baobacninh

Nguồn Quehuongonline.vn


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66056712

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July