Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Nhà báo, nhà văn, Anh hùng liệt sĩ Phan Ngọc Hiển Nhà báo, nhà văn, Anh hùng liệt sĩ Phan Ngọc Hiển , Người xứ Nghệ Kiev
 

 VNQĐ online: Năm 1926 khi người thanh niên Phan Ngọc Hiển đang học trường trung học sư phạm Sài gòn, thì tại đây nổ ra cuộc bãi khoá của học sinh nhân dịp nhà yêu nước Phan Châu Trinh qua đời. Nhân dịp này, phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn- Chợ Lớn- Gia Định nói riêng và khắp miền Nam nói chung đã đề ra nhiều yêu sách, đòi quyền tự do cho dân thường, chống lại chế độ giáo dục nhồi sọ của thực dân pháp.

Một người thầy mẫu mực, kiên trung

Thầy giáo, nhà báo, nhà văn, AHLLVT, liệt sĩ Phan Ngọc Hiển sinh năm 1910 tại phường Thới Bình, thành phố Cần Thơ. Ông mồ côi cha mẹ khi mới lên 10 tuổi. Phan Ngọc Hiển sống với người anh là Phan Văn Thới và chị là Phan Kim Sa. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhưng người cậu ruột là ông Trương Quang Đẩu vẫn cố gắng để Ngọc Hiển tiếp tục được học hành. Ông Đẩu nhận xét về cậu cháu trai của mình: “Thằng này sau này ắt làm nên”.

AHLLVT, liệt sĩ Phan Ngọc Hiển (Ảnh: TL)

Vốn dĩ là một cậu bé cần cù, chăm chỉ, thông minh, hiếu học, nên mới 21 tuổi  ông đã đỗ tốt nghiệp trung học sư phạm. Vì không thể không công nhận tài năng học tập của Hiển, nên nhà trường buộc phải cấp bằng thầy giáo cho ông. Song, thực dân pháp đã ghi tên Phan Ngọc Hiển vào sổ đen, Chúng đày thầy giáo trẻ đến tận Gạch Rốc, miệt đất mũi tận cùng của tỉnh Cà Mau để dạy học. Đẩy đến dạy học ở một nơi xa thị thành là một hình phạt của chúng hòng khuất phục tinh thần yêu nước của  thầy giáo trẻ Phan Ngọc Hiển. Nhưng là một người rất giàu ý chí, nghị lực vươn lên cùng với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ cháy bỏng, Phan Ngọc Hiển đã vượt lên trên mọi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất, khiến kẻ thù chẳng những không thể nào khuất phục, mà ngược lại anh còn được bà con cô bác, đặc biệt là các em học sinh và các bậc phụ huynh yêu mến, kính trọng.

Thời ấy, bọn Pháp buộc người dân Việt Nam ta phải thừa nhận tổ quốc mình là nước Pháp, tổ tiên ta là người Gôloa (người Pháp). Thầy Hiển kiên quyết chống lại sự xuyên tạc lịch sử ấy bằng cách không dạy cho học sinh của mình như thế. Thầy luôn truyền cho học sinh những tri thức chân chính về lịch sử Việt Nam rằng  tổ tiên của người Việt là Lạc Long quân và Âu cơ và giảng cho học sinh nghe bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà”. Thầy còn thành lập Hội đá banh, Hội ca nhạc để qua đó tập hợp thanh niên, xây dựng tinh thần đoàn kết và truyền cho họ lòng yêu nước và ý thức căm thù quân xâm lược Pháp. Khi ấy Ngọc Hiển mới 20 tuổi đầu, chưa kịp tìm đến và giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Năm 1935, Phan Ngọc Hiển gặp Phạm Hồng Thám, một người tù chính trị

vượt Côn Đảo trở về. Theo hướng dẫn của Phạm Hồng Thám, ông đã tổ chức hai đội đánh cá một ở ngoài khơi và một trong rạch đón đợi anh em tù chính trị vượt ngục từ Côn Đảo về. Bọn tay sai Pháp đã bắt anh, nhưng vì không có chứng cứ gì chúng đành thả và cắt chức giáo học của ông.

Tháng 6 năm 1940, Tỉnh uỷ Bạc Liêu phân công Phan Ngọc Hiển phụ trách một số đồng chí ra Hòn Khoai, chuẩn bị khởi nghĩa. Tháng 5 cùng năm, Phan Ngọc Hiển thành lập Chi bộ Hòn Khoai do anh làm Bí thư. Do tổ chức hoạt động khẩn trương, sâu sát lại có phương pháp tuyên truyền vận động thích hợp với từng đối tượng cụ thể, nên chỉ sau một thời gian ngắn Chi bộ Hòn Khoai còn giác ngộ được cả những người gác đèn biển, công tác điện đài giữ kho vũ khí,… của địch ngã theo cách mạng. Và cuộc khởi nghĩa ở Hòn Khoai đã nổ ra theo đúng kế hoạch.

Trước cảnh tượng bất ngờ ấy, bọn địch điều 2 tàu chở đầy lính tiến có vũ trang vào Rạch Gốc truy tìm. Cuối cùng chúng phát hiện được Phan Ngọc Hiển và 9 đồng chí khác. Ngày 20/02/1941 toà án binh mở phiên toà kéo dài 7 ngày xử “Vụ án Hòn Khoai”. 38 chiến sĩ và đồng bào yêu nước bị lưu đày đi Côn Đảo. Phan Ngọc Hiển và 9 đồng chí khác bị xử tử hình. Tại pháp trường, Phan Ngọc Hiển giật chiếc băng đen bịt mắt và tuyên bố trước kẻ thù: “Những người Cộng sản coi cái chết rất tầm thường chúng tôi sẵn sàng chết để tranh đấu cho đồng bào được ấm no, nhất định những người kế tục chúng tôi sẽ tiêu diệt thực dân pháp, nhất định Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập”. Trước khi kẻ thù nổ súng, Phan Ngọc Hiển hô to khẩu hiệu: “Nước Việt Nam độc lập muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”

Một nhà báo, nhà văn xuất sắc

Tượng đài Anh hùng - Liệt sỹ Phan Ngọc Hiển - người có công lãnh đạo khởi nghĩa Hòn Khoai (Cà Mau) đặt ở Năm Căn và hiện nay huyện vùng Đất Mũi được mang tên Ngọc Hiển (Ảnh: VOVNEWS)

Không được dạy học, Phan Ngọc Hiển chuyển sang Sa Đéc làm nghề viết báo. Ông đã viết nhiều bài chống lại chế độ sưu cao, thuế nặng của thực dân Pháp, lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người nghèo. Khi ấy ông thường hay lui tới Cà Mau để lấy tài liệu viết báo. Năm 1936, anh gặp lại Phạm Hồng Thám, rồi đến tháng 3 cùng năm anh được kết nạp vào đảng ở Cà Mau.

Cuối năm 1937, ông nhận lệnh của Xứ uỷ Nam Kỳ về làm biên tập báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của liên hiệp của công Đoàn Nam Kỳ đặt trụ sở tại Sài gòn. Tháng 10 năm 1938 theo đề nghị của Tỉnh uỷ Bạc Liêu, Xứ uỷ cử ông về phụ trách tờ báo Đảng của tỉnh này.  

Nhưng phải đến thập niên 90 của thế kỷ XX, người ta mới phát hiện trong kho lưu trữ ở Sài Gòn có 70 tác phẩm báo chí, văn chương của thầy giáo liệt sĩ Phan Ngọc Hiển đã được in trên tuần báo “Tân Tiến” từ năm 1936. Trong số đó có hơn 50 tác phẩm báo chí gồm đủ các thể loại với những bài phóng sự xã hội, phóng sự điều tranh như: “Vào quê”, “Trên sông lao động”, “Đêm ở kinh đô Hậu Giang”, “Vụ kiểm lâm Cà Mau”, bài “Yêu cầu Chính phủ ghé mắt vào lạm quyền” đã làm cho chính quyền thực dân và bè lũ tay sai điên đầu. Qua các bài báo Phan Ngọc Hiển để lại, chứng tỏ ông là một tài năng đang độ sung sức nhất. Ông viết: “Ai lạm quyền? Chỉ có những người được Chính phủ giao quyền… còn gì đau đớn bằng một tên dân khờ dại bị dằn vặt như một con thú lúc đứng khoanh tay trước kẻ lạm quyền…”. Trong bài “Mấy lời với ông làng… trên mặt báo”, Phan Ngọc Hiển đã tỏ rõ quan điểm của một nhà báo Cách mạng: “Báo giới là lòng dân, trước mặt Chính phủ là ngọn đuốc giúp Chính phủ thấy rõ đâu chánh, đâu tà, đâu liêm sĩ, đâu ô trược, đâu công bình, đâu bóc lột, đâu hiếp dân”.

Đáng chú ý là trong hơn 10 tác phẩm văn chương mà Phan Ngọc Hiển để lại, chỉ có một tiểu thuyết “Mương đào ổ yến được viết trong một năm 1936, còn lại chủ yếu là truyện ngắn. Qua đó, người đọc hôm nay dễ dàng hình dung ra được cuộc sống cùng khổ, tâm trạng bế tắc, quẩn bách của lớp người quằn quại dưới đáy xã hội phong kiến ở vùng đất mũi Cà Mau được miêu tả một cách hết sức sinh động.

Có lẽ, Phan Ngọc Hiển là một trong số những người, ngay từ cuối những năm 30 của thế kỷ trước đã gợi ra lý tưởng cho những người cầm bút và phương pháp sáng tác của  văn chương cách mạng. Ông viết: “Một người văn sĩ bình dân thấy rõ chỗ cần dùng, chỗ đói khát của dân, biết tâm lý của dân thì đoạn văn, quyển sách ấy tự nhiên hữu ích... Nhà văn ngày đêm cặm cụi cạo óc trả nợ đời, trả hoài không dứt. Cảnh khuya lai láng tình non nước, nước mắt chan hòa...”.

Vỏn vẹn chỉ mười năm vừa làm thầy đứng trên bục giảng, vừa làm báo, viết văn, nhưng dù ở cương vị nào ông cũng lăn xả vào trường đời của một chiến sĩ Cộng sản kiên trung. Phan Ngọc Hiển đã tự vẽ nên bức chân dung đẹp nhất của một người Cộng sản trẻ tuổi thức anh hùng.

Với gần 70 tác phẩm báo chí và văn chương của Phan Ngọc Hiển được viết cách đây gần 80 năm, đến nay vẫn lấp lánh trí tuệ và tư tưởng của một trí thức trẻ yêu nước, thương nòi, kiên quyết đứng lên đấu tranh đòi quyền sống cho đồng bào mình. Văn phong của Phan Ngọc Hiển trong sáng, hào sảng như hào khí cách mạng của chính con người ông, sắt son một niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

Bất chấp sự theo dõi, truy nã của mật thám, bất chấp tù tội, mười năm ngắn ngủi ấy là mười năm người thầy giáo trẻ Phan Ngọc Hiển đã lập nên một kỷ lục với tư cách là một người thầy, một nhà báo, nhà văn Cách mạng. Hàng chục bài báo, cuốn sách của ông vừa là mẫu mực về ý chí cách mạng, về tư tưởng tranh đấu vì lợi quyền dân tộc, vừa là mẫu mực của một người cầm bút chân chính.

Ông đã thổi vào từng trang viết những tư tưởng, khát vọng về một tương lai tươi sáng, kêu gọi đấu tranh xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, xây dựng một xã hội mới tươi đẹp hơn./.

ĐỖ NGỌC YÊN


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66055259

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July