Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Quang Dũng (1921-1988) Quang Dũng (1921-1988) , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988)

(HNHN) Quang Dũng sinh năm 1921, có tên khai sinh là Bùi Đình Dậu, quê ở ven sông Đáy: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội. Khi đi học vì thiếu tuổi, ông đổi giấy tờ với người anh họ là Bùi Đình Diệm. Quang Dũng là tên đứa con trai đầu lòng của nhà thơ. Trong những ngày ở Tây Tiến, vì nhớ con, nhà thơ đã lấy tên này làm bút danh và trở nên nổi tiếng. Sau này, khi con đi học, nhà thơ làm giấy khai sinh đặt lại tên cho con là Bùi Quang Vĩnh để giữ mãi tên Quang Dũng cho thơ ca Việt Nam

Sau khi học Trường sư phạm tại Hà Nội, Quang Dũng làm nhạc công gánh hát rong và làm gia sư tại Hà Nội. Ông bắt đầu làm thơ vào năm 16 tuổi với bài “Chiêu Quân”. Các bài thơ tình kế tiếp là “Cố quận”, “Suối tóc”, “Buồn êm ấm” …

Nhưng rồi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, như hầu hết trai trẻ thời đó nhà thơ đã đáp lời non sông lên đường chiến đấu, Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn dược cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Ông đã viết nhiều truyện ngắn và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu "Gốc bàng" cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài "Ba Vì " của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam).

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.

Sau 1954, ông làm biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.

Ông mất ngày 14 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Các tác phẩm thơ chủ yếu của Quang Dũng gồm có: "Một chặng đường", "Gương mặt hồ Tây", "Hoa lại vàng tháng Chạp", "Nhà đồi", "Phiên chợ Bắc Hà", "Mùa chim ngói dưới chân núi Ba Vì", "Đôi mắt người Sơn Tây", "Mây đầu ô", "Tây Tiến"... Nhiều bài rất nổi tiếng và được đông đảo bạn đọc yêu thích đến thuộc lòng. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ Ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dzũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương).

Cuối tháng 11 năm 2001, Nhà nước trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật cho thi sĩ Quang Dũng. Chính phủ Thụy Điển cũng tặng 25 triệu đồng để đúc tượng đồng đặt ngay tại trường học, chỗ nhà ông.

Một người thân thiết với ông thời kháng chiến là nhạc sĩ Trịnh Hưng, kể lại:

“...(Quang Dũng) là một thanh niên yêu nước ghê gớm lắm! Sang Tàu học, đỗ trường Hoàng Phố ra. Việt Minh khởi nghĩa mới nhận anh ấy vào làm Đại đội trưởng. Anh ấy quân sự giỏi mà cầm kỳ thi họa đủ hết. Tài ba nhiều thứ lắm, mà người cao lớn, đẹp trai. Thời kháng chiến, người ta nhìn anh ấy là một thần tượng vì vẻ đẹp nam nhi hùng tráng, có nhiều tài mà nói chuyện có duyên nữa. Được mọi người coi là thần tượng nhưng anh ấy là người đứng đắn, tử tế...

...Mẹ ông ấy họ Trần, ông ấy cũng thấy cụ Trần Hưng Đạo là người anh hùng, nên lấy họ Trần. Bây giờ phải thêm tên đệm, ông ấy nghĩ mãi ra cái tên “Quang” nên lấy tên là “Trần Quang Dũng”. Có tên Quang Dũng từ khi ông ấy ở bên Tàu...”

"...Ba Vì là quê ông ấy. Quang Dũng làm xong bản nhạc thì đem đến Văn công, tập cho Kim Ngọc hát đầu tiên. Về sau, Kim Ngọc cứ hát bài đó mà nổi tiếng. Cô này hát ở Điện Biên Phủ cho các chiến sĩ bị mổ mà không cần thuốc tê! Cô ấy đứng hát không à..."

Nhưng trước hết Quang Dũng là một nhà thơ, một hồn thơ trung hậu, yêu tha thiết quê hương, đất nước. Các món khoái khẩu của Quang Dũng, như nhà văn Thanh Châu nhớ lại, là "khoai lang hàng bà cụ phố Tuệ Tĩnh, kẹo vừng ông lão ngồi cửa chợ Hôm, quán cơm đầu ghế bất kể chợ nào, quán nước chè tươi nấu bằng nước mưa, nước sông Hồng truyền thống"... Trong thơ của ông có cái tôi hào hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn, lại hồn nhiên, bình dị và chân thật. Có khả năng cảm nhận và diễn tả một cách tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên và tình người, phải chăng vì thế mà khối óc của thi sĩ cứ muốn ở lại mãi cùng mảnh đất Việt Nam? Người bạn đời của Quang Dũng - bà Bùi Thị Thạch kể:

"Lúc bốc mộ nhà tôi, mọi người đều thấy khối óc cứng lại, không tan. Tôi nhớ đến ông vua trong truyện xưa, chết chôn xuống đất mãi rồi mà quả tim không tan"...

Tác phẩm của Quang Dũng đã xuất bản:

Mùa hoa gạo (1950)

Bài thơ sông Hồng (1956)

Đường lên châu Thuận (1964)

Làng Đồi đánh giặc (1976)

Mây đầu ô (1986)

Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)

Theo Vietnam+


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 66077122

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July