Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Trường Sa - Ký ức không thể lãng quên Trường Sa - Ký ức không thể lãng quên , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Dân trí) - 25 năm đã trôi qua kể từ khi những người con đất Việt nằm lại ở biển khơi trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988. Người thân, đồng đội vẫn luôn tự hào về các anh, những người lính đã tận hiến đến giọt máu cuối cùng cho tổ quốc…
 >> Những “liệt sĩ” trở về từ Gạc Ma
 >> 25 năm hải chiến Trường Sa: Khúc bi tráng trên đảo Gạc Ma

Trong câu chuyện về cuộc chiến bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa năm 1988, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh nghẹn lời: “Dù có bao nhiêu đi nữa tôi vẫn không quên những gì xảy ra ở Gạc Ma năm 1988. Mỗi lần nghĩ đến tim tôi như thắt lại, rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở vùng biển này, họ đều còn rất trẻ, có người còn chưa có người yêu”.

Nỗi lòng của anh Lanh cũng là nỗi lòng chung của những người có duyên nợ với Trường Sa, của tất cả những người dân Việt. 64 người con đất Việt đã hy sinh ở cuộc chiến bảo vệ chủ quyền ở Gạc ma - Cô Lin - Len Đao, trong đó có 61 người không tìm được xác, đồng nghĩa với 64 gia đình mất đi người thân của mình.

Mong một lần đến Trường Sa

Trong những người lính hi sinh ở Gạc Ma ngày ấy có một người con đất Khánh Hòa, liệt  sỹ Võ Đình Tuấn (xã Ninh Ích, Thị xã Ninh Hòa). Chúng tôi đến thăm ông bà Võ Ta - Phan Thị Đay (thân sinh của liệt sỹ Tuấn) khi ngày kỷ niệm 25 năm ngày cuộc chiến bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa đã cận kề. Trên tường nhà, di ảnh liệt sỹ Tuấn được treo trang trọng bên Bằng Tổ quốc ghi công và Huân chương Chiến công, bàn thờ luôn có hoa tươi...

 

Cụ
bà
Cụ bà Phan Thị Đay đang xem lại di ảnh liệt sỹ Võ Đình Tuấn.

 

Nhắc đến người con hy sinh ở Gạc Ma, bà Đay (78 tuổi) không cầm được nước mắt. Trong ký ức của bà, anh Tuấn là đứa con hiếu thảo, luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình. Ngày Tuấn có giấy gọi nhập ngũ, họ hàng khuyên anh nên xin ở nhà để giúp ba má nuôi em vì 2 người anh vẫn còn trong quân ngũ nhưng anh vẫn đi.

Cuối năm 1987, anh Tuấn về thăm gia đình. “Khi về, nó mua quần áo cho 2 em, mua cho má đôi dép. Nó hẹn năm sau sẽ về, sẽ mua đủ bộ quần áo cho 2 đứa em. Vậy mà… nó đi mãi”, bà Đay nghẹn ngào nói trong nỗi nhớ khôn nguôi.

Lần giở những kỷ vật anh Tuấn để lại, cụ Võ Ta cho chúng tôi xem ảnh và những lá thư anh gửi về gia đình trong quân ngũ. Cụ Ta cho biết, ngày anh Tuấn nhập ngũ, anh đã có người yêu đang học trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang. Khi nghe tin anh hy sinh, chị N.T.D, người yêu của anh, đã chết lặng cả người. Thời gian sau đó, chị đã viết thư cho anh, những lá thư không người nhận, với một hy vọng “biết đâu Tuấn sẽ trở về”. 10 năm sau, chị D. mới lập gia đình…

Nhắc đến người con ngã xuống ở Trường Sa, cụ Võ Ta xúc động: “Tuấn mất đi, gia đình tôi rất đau xót. Nhưng làm thân con trai phải có nghĩa vụ với đất nước. Tuấn đã sống một cuộc đời không uổng phí, gia đình luôn tự hào về nó”. Điều khiến cụ Ta canh cánh bên lòng ước nguyện, một ngày nào đó sẽ được ra Trường Sa thắp hương nơi anh và các đồng đội đã ra đi vẫn chưa thành hiện thực.

Rời Ninh Hòa, chúng tôi tìm vào Cam Ranh ghé thăm nhà chị Đỗ Thị Hà, vợ liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh (quê ở Hoa Lư, Ninh Bình), người đã hi sinh trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988. Chị Hà cho biết, chị yêu anh Doanh là do anh Trần Văn Phương mai mối, nên cả nhà xem anh Phương như người thân.

“Ngày chuẩn bị lên tàu đi đảo, anh Phương nói với má tôi: “Hôm nay con ăn cơm nhà má bữa cuối má à” nên bị má mắng.  Không ngờ, chỉ tuần sau cả nhà nghe tin cả anh Phương và anh Doanh đều hi sinh”, chị Hà rưng rưng nước mắt nhắc lại chuyện cũ.

 

Chị Đỗ Thị Hà và liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh trong
ngày cưới.
Chị Đỗ Thị Hà và liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh trong ngày cưới.

 

Chồng mất khi con còn đỏ hỏn, chị đã nén nỗi đau vào trong, bươn chải nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.  Chị Hà tâm tình: “Anh Doanh hy sinh vì nghĩa lớn, tôi phải sống làm sao cho xứng đáng với anh…  Cũng may, con gái tôi cũng ý thức được mình là con liệt sỹ nên đã cố gắng học hành, nhưng bao giờ cũng tự hào về ba”.

Thắp nén nhang lên di ảnh của liệt sĩ Doanh, chị Hà bùi ngùi nói: “Hồi trước, một số người từng là đồng đội với anh Doanh trên tàu đến thăm tôi. Tôi hỏi lúc ấy anh Doanh ở đâu, họ nói ảnh còn ở trong hầm tàu… Cách đây mấy năm ngư dân vớt được hài cốt một số liệt sỹ ở tàu chìm ở gần Gạc Ma, tôi đã lấy mẫu xét nghiệm ADN hi vọng có hài cốt của chồng mình đó nhưng không phải. Năm 2009, tượng đài Cam Ranh xây dựng, tôi thấy có tên anh Doanh ở đó. Vậy là tôi có chỗ nhang khói, cũng ấm lòng hơn”.

Dòng máu Trường Sa

25 năm đã trôi qua, đủ cho một lớp người trưởng thành. Nhiều con em của các liệt sĩ, cựu binh Trường Sa năm xưa đang tiếp bước cha anh, trong đó có Trần Thị Thủy, con gái của anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Phương (hiện đang sống ở Cam Ranh). Ngày anh Phương hy sinh trong cuộc chiến giữ ngợn cờ chủ quyền ở Gạc ma, anh không hề biết mình sẽ có một người con gái, khi ấy vợ anh Phương chỉ mới mang thai hơn 1 tháng.

Những gì Thủy biết về cha mình là qua lời kể của bà, và ký ức đầy nước mắt của mẹ với vài tấm hình ít ỏi còn lại. Lớn lên chút nữa, khi thi hài của cha được chuyển từ Trường Sa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ ở quê nhà, Thủy càng thấm thía nỗi nhớ cha. Từ đó, chị ao ước được đến Trường Sa, được đến vùng biển mà người cha thân yêu đã ngã xuống.

Năm 2009, sau khi tốt nghiệp đại học, Thủy đã lặn lội từ Quảng Bình vào Lữ đoàn 146  (vùng D Hải quân) xin làm một việc gì đó ở Trường Sa, tiếp nối con đường mà người cha đã đi. Các đồng đội của anh Phương đã giúp Thủy biến ước mơ thành hiện thực khi nhận Thủy vào làm cán bộ văn thư bảo mật của Lữ đoàn 146, nơi anh Phương từng công tác.

Năm 2010, Trần Thị Thủy đã được đến Trường Sa, đến vùng biển Cô Lin, nhìn tận mắt nơi cha mình đã ngã xuống trong cuộc chiến giữ cờ đẫm máu trên bãi Gạc Ma. “Khi cả đoàn công tác làm lễ tưởng niệm, em hướng mắt về phía Gạc Ma thì thầm: “Ba ơi, con đang ở Trường Sa đây” rồi bật khóc thành tiếng…” - Thủy xúc động hồi tưởng.

Càng ngày Thủy càng gắn bó hơn với người cha của mình, những khi cần quyết định một chuyện gì đó, Thủy thường tới phòng truyền thống của Lữ đoàn 146, nơi có chân dung của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương cùng những đồng đội của ông. Thủy luôn tin rằng, bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, ba Phương cũng luôn phù hộ cho Thủy. Và, Thủy đã tự hứa với lòng mình, phải sống xứng đáng với sự hy sinh của cha và những đồng đội của ông.

Đề cập đến sự kiện 14/3/1988, Đại tá Nguyễn Văn Dân (khi ấy là Trung tá, Phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân, người từng có mặt ở Trường Sa năm 1988) nhắc đi nhắc lại rằng, đấy không phải là một “cuộc chiến đúng nghĩa”.

“Trường Sa là của mình, mình tăng cường lực lượng để giữ đảo chứ không phải để đối đầu, gây chiến. Trong khi chúng ta đưa ra những tàu hải vận thì phía Trung Quốc đã huy động những tàu chiến có hỏa lực rất mạnh, dùng sức mạnh quân sự áp đảo để chiếm đảo… Khi không thể buộc chúng ta hạ cờ, đối phương đã dùng súng, pháo bắn vào các tàu, bắn vào các chiến sĩ của ta trên đảo Gạc Ma để thảm sát trong khi các chiến sĩ của ta (đa số là lính công binh) không có vũ khí trong tay.”

Đại tá Dân còn nhớ, đêm 13/3/1988, ông được lệnh đưa tàu 614 từ đảo Đá Đông lên cụm đảo Sinh Tồn nhưng do bị tàu đối phương theo kèm, chặn đường nên đến chiều tối 14/3 mới đến nơi. Sáng 15/3/1988,  ông Dân chỉ huy anh em ra  khu vực tàu của ta bị chìm để làm công tác cứu hộ, cứu nạn nhưng 2 tàu khu trục của Trung Quốc đến ngăn không cho lực lượng của ta vào khu vực Gạc Ma  nên đành phải quay về…  “Đó là  một nỗi đau không bao giờ quên”, ông Dân nói.

Trịnh Anh - Xuân Thành


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66076068

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July