Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng ngời y đức Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng ngời y đức , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” những cán bộ y tế, y dược cổ truyền lại nhớ đến một con người “Một bậc thiên tài kiệt xuất của nền Y học cổ truyền Việt Nam”. Ông là tấm gương sáng để lớp lớp thầy thuốc noi theo về y đức, y đạo, y thuật. Ông là Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng ngời y đức
Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đại danh y Lê Hữu Trác, còn có tên khác là Lê Hữu Huân, sau lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Nguyên quán thôn Văn Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hưng Yên (nay thuộc xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên). Gia đình Lê Hữu Trác vốn là một danh gia vọng tộc, nổi tiếng khoa bảng. Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động vì nạn tranh giành quyền lực dưới thời Vua Lê - Chúa Trịnh. Ông thấu hiểu nỗi cơ hàn của người dân lao động nghèo khổ trong cảnh loạn lạc, đói rét, bệnh tật. Năm 1746 ông về quê ở Hương Sơn nuôi mẹ và học nghề thuốc.

Ông luôn tâm niệm: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên lo tính mạng con người; phải lo cái lo của con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc chữa bệnh cứu người làm nhiệm vụ của mình, không được mưu lợi, kể công”. Là một người thầy thuốc, trước hết ông đề cao y đức. Ông nói: “Tôi thường thấm thía rằng: Thầy thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng người ta: Lẽ sống chết, điều phúc họa đều ở trong tay mình xoay chuyển, lẽ nào người có trí tuệ không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thận trọng mà dám theo đòi bắt chước học nghề y”.

Suốt đời Hải Thượng Lãn Ông tận tụy với người bệnh, không quản đêm hôm mưa gió, đường sá xa xôi cách trở hay khi bản thân đang mệt mỏi, ốm đau..., ông đều đến tận nơi, xem bệnh cụ thể rồi mới cho thuốc. Ông tôn trọng nhân cách của người bệnh và luôn nghiêm khắc với bản thân mình, giữ tâm hồn luôn trong sáng: “Khi thăm người bệnh phụ nữ hoặc ni cô, gái góa phải có người khác bên cạnh... để ngăn ngừa sự ngờ vực. Dù đến hạng người buôn son, bán phấn cũng phải giữ cho lòng người ngay thẳng, coi họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt, chớt nhả mà mang tiếng bất chính và chuốc lấy tà dâm”.

Hải Thượng Lãn Ông là hiện thân của một nhân cách lớn về tấm lòng cương trực, chí khí thanh cao, không màng công danh, phú quý, không nịnh hót kẻ giàu sang. Hải Thượng Lãn Ông luôn là người biết tự trọng, khiêm tốn học hỏi không tự cao tự đại, luôn tôn trọng giúp đỡ đồng nghiệp. Ông là một tấm gương mẫu mực cho thuật xử thế: “Khi gặp người cùng nghề cần khiêm tốn, hòa nhã, cẩn thận, chớ nên coi rẻ khinh thường, đối với người cao tuổi thì nên cung kính; đối với người có học thì nên tôn thờ như bậc thầy; đối với người cao ngạo thì nên nhún nhường; đối với người non nớt thì nên dìu dắt; giữ lòng như vậy là điều phúc lớn”.

Ngoài việc để cao y đức, Hải Thượng Lãn Ông còn là người đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam đặt nền móng xây dựng y thuật. Trong quá trình làm thuốc, ông đã để rất nhiều thời gian viết cuốn Y Tông Tâm Lĩnh và dạy học. Ông không những chu đáo, thận trọng trong khám chữa bệnh, kê đơn bốc thuốc, mà còn quan tâm đặc biệt đến các trước tác.

Về y thuật: Hải Thượng Lãn Ông cho rằng muốn làm thầy thuốc giỏi phải học tập không ngừng. Ông tiếp thu kinh nghiệm của người xưa một cách có chọn lọc, linh hoạt, sáng tạo, không hề rập khuôn máy móc. Từ đó ông có quan điểm về nhận định bệnh tật và phương pháp điều trị sáng tạo phù hợp với đặc điểm phong thổ, khí hậu và đặc điểm của con người Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời làm thuốc của mình, ông đúc kết tinh hoa của y học nhân loại và y dược cổ truyền Việt Nam, ông đã để lại cho đời sau một bộ sách đồ sộ quý giá là bộ “Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Lĩnh” bao gồm 28 tập, 66 quyển. Ông đã đúc kết hàng ngàn bài thuốc hay và phát hiện bổ sung hơn 350 vị thuốc mới để đồng nghiệp đương thời và các thế hệ mai sau cùng nghiên cứu, sử dụng.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng ngời y đức
Cứ mỗi độ xuân về, lớp lớp thầy thuốc Việt Nam lại nhớ đến và dâng hương tưởng nhớ Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Làm theo những lời răn dạy của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, lấy việc nghiên cứu khoa học nhằm tìm những phương pháp điều trị và phương thuốc hữu hiệu nhất giúp bệnh nhân bớt đau đớn và chóng lành bệnh là điều tâm niệm của đội ngũ y, bác sỹ tỉnh ta. Đặc biệt là đội ngũ thầy thuốc đông y. Trong những năm qua, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nhiều bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông truyền lại, các cơ sở khám chữa bệnh đông y của tỉnh đã đầu tư, ứng dụng nhiều trang thiết bị cho việc thăm khám và điều trị cho người bệnh. Bên cạnh đó, ngành y tế luôn chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, công tác phòng bệnh và quản lý y dược. Những năm qua, Bệnh viên Y học cổ truyền luôn quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại như hệ thống máy chụp XQ, máy siêu âm, máy phân tích máu, sinh hóa máu…giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Đặc biệt, nhằm hiện đại hóa công tác dược, bệnh viện đã đầu tư mua 2 máy sắc thuốc, đóng gói tự động giúp cho bệnh nhân sử dụng thuốc đã được tiệt khuẩn hoàn thành và có thể bảo quản trong thời gian dài.

Những người thầy thuốc với sứ mệnh cao cả là giữ gìn và phát triển nền y học cổ truyền và tiên phong trong việc “dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người nước Nam” như mong muốn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đội ngũ, y bác sỹ tỉnh ta tiếp tục tập trung kế thừa và phát huy hơn nữa vốn y học cổ truyền hàng nghìn năm của dân tộc trong trị bệnh, cứu người. Những người thầy thuốc y học cổ truyền cần kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám và chữa bệnh cho người bệnh. Cùng với đó cần thường xuyên học tập và rèn luyện về y đức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngày càng xứng đáng với niềm tin của người bệnh.

Thời gian gần đây, nghề y đang ngày một phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao. Đại đa số cán bộ y tế đang chăm lo tốt sức khỏe cho nhân dân, đem hết lương tâm trách nhiệm và năng lực của mình, chứng minh được đạo đức nghề nghiệp phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế đang làm phiền lòng người bệnh, thể hiện bằng tâm lý tiếp xúc không tốt, kỹ năng giao tiếp và ứng xử kém, tình thần trách nhiệm, lòng yêu nghề giảm sút. Một số người chạy theo đồng tiền, bỏ mặt người bệnh, không chịu học tập nâng cao tay nghề làm ảnh hưởng hình ảnh người thầy thuốc ưu tú.

Cuộc đời của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông thật xứng đáng là người đã dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học nước nhà, là tấm gương sáng chói về y đức, y đạo, y thuật cho đời sau noi theo.

NINH HÀ

Theo hà tĩnhonline


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66094776

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July