Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Nhà khoa học người Hà Nội ở thành phố mang tên Bác Nhà khoa học người Hà Nội ở thành phố mang tên Bác , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(HNM) - "Là một người gốc Hà Nội, được phân công vào Nam công tác, để có thể đóng góp vào sự phát triển của thành phố mang tên Bác đang vươn mình mạnh mẽ và để được trọng dụng, giao những cương vị quan trọng là điều không phải dễ dàng, là cả một chặng đường phấn đấu không ngừng". Đó là chia sẻ của PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh khi trò chuyện với phóng viên Báo Hànộimới. 

PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa.

Từng tốt nghiệp đại học ở Hungary chuyên ngành kiến trúc, chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Hòa khi đó chỉ mới 27 tuổi nhưng đã được Bộ Xây dựng tin tưởng phân công vào làm cán bộ giảng dạy tại Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh. Sau đó có thời gian ông công tác tại Viện Quy hoạch - Thiết kế tổng hợp (Bộ Xây dựng). Thời điểm này, thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là về quy hoạch đô thị. Đến năm 1989, kiến trúc sư trẻ Nguyễn Trọng Hòa được Nhà nước cử đi học Tiến sỹ tại Hungary chuyên ngành quy hoạch đô thị. 5 năm sau, khi đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ, TS Nguyễn Trọng Hòa một lần nữa được Bộ Xây dựng tin tưởng điều về thành phố mang tên Bác tiếp tục làm cán bộ giảng dạy và sau đó trở thành Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh. Năm 2004, ông được điều về làm Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh. Bốn năm sau, tức năm 2008, UBND TP Hồ Chí Minh điều động ông về giữ cương vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố.

PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa là người gốc Hà Nội, khi được điều động vào Nam công tác, ông không một chút mảy may do dự. Giải thích về điều này, PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa giãi bày: "Cha mẹ mất khi tôi còn rất nhỏ, sống giữa quê hương nhưng cũng chẳng có người thân bên cạnh, ra đi cũng là cách làm nguôi ngoai tâm hồn. Vào thành phố trẻ năng động đất phương Nam và gắn bó gần như cả đời tại đây có thể là một cái duyên". Lấy vợ ngoài Bắc nhưng con cái của ông được sinh ra và lớn lên trong Nam, PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa đã từ lâu xem TP Hồ Chí Minh là quê hương thứ hai của mình. Ông từng nói, thông thường quê hương thứ hai lại gắn bó và thân thuộc hơn quê gốc của mình. Tuy nhiên, từng ngày từng giờ, PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa luôn theo dõi từng "nhịp thở" của Hà Nội. Mọi chuyển động của Thủ đô ông đều thuộc nằm lòng.

PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa cho biết, Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh luôn có sự liên kết chặt chẽ với Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội TP Hà Nội. Chính vì vậy, không những theo dõi mọi sự chuyển động của Hà Nội mà ông còn có những đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hiện PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa còn giữ cương vị là Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch - Phát triển đô thị Việt Nam, đồng thời là Ủy viên BCH Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam. 

Có thể thấy, bộ mặt đô thị TP Hồ Chí Minh khang trang, văn minh, hiện đại như ngày hôm nay luôn gắn liền với vai trò của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh, trong đó, không thể không nhắc đến đóng góp của PGS,TS Nguyễn Trọng Hòa. Đặc biệt ông là một trong những người tham gia thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 (đã được TP phê duyệt). Nói về vấn đề này, ông say sưa như quên hết xung quanh: "Đồ án đã xác định rất rõ các hướng phát triển chủ lực, hay còn được gọi là hành lang phát triển chính của thành phố. Đó là hướng tây bắc với sự hình thành của đô thị tây bắc - nơi sẽ kết nối TP bằng đường bộ tới các nước ASEAN; hướng đông nam với sự hình thành của đô thị cảng Hiệp Phước sẽ giúp TP tiến về phía biển, phát triển kinh tế biển. Ở hướng đông bắc sẽ phát triển các khu đô thị đại học ở Thủ Đức, khu công nghệ cao ở quận 9… giúp TP kết nối với các đô thị ở Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc. Ở hướng tây nam với các khu dân cư, khu công nghiệp mới ở khu vực Bình Tân, Bình Chánh sẽ giúp TP gắn kết với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam bộ". 

Khi nhắc về Hà Nội - nơi sinh ra mình - PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa bùi ngùi nhớ lại: "Hà Nội ngày xưa và ngày nay khác nhiều lắm. Đứng ngay chính mảnh đất ấy, gần gũi với chính những con người ấy cũng đã thấy nhớ rồi huống gì khi đi xa. Tuy nhiên, khi đi xa mới thấy Hà Nội không lẫn vào đâu được. Hà Nội có những góc phố, con đường và đặc biệt là con người rất đặc trưng. Càng đi xa, người ta càng thêm nhớ". Khi được hỏi về những mong mỏi của ông đối với Hà Nội, PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa chia sẻ: "Chỉ mong Hà Nội phát triển năng động nhưng đừng để mất đi những gì "dịu dàng, duyên dáng" vốn có. Trong quá trình hội nhập, có những nét văn hóa của người Hà Nội đã dần mai một đi. Nếu Hà Nội quay trở lại cái cốt cách của con người như xưa thì hay biết mấy".

Trong câu chuyện với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa rất kiệm lời khi nói về những thành tích và đóng góp của mình. Nhưng không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của cá nhân PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa trong tiến trình phát triển của thành phố mang tên Bác vốn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước. Bây giờ, dù đã gần 60 tuổi, ông vẫn còn khát khao cống hiến không ngừng, và sự cống hiến đó luôn diễn ra âm thầm. Được biết, hiện PGS, TS Nguyễn Trọng Hòa vẫn còn tham gia công tác giảng dạy. Có lẽ, con người tài năng ấy đã chọn cho mình con đường cống hiến không ngừng như thế - đào tạo ra những lớp thế hệ trẻ đi sau nối tiếp sứ mệnh của ông.

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 66077108

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July