Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Thái úy Tô Hiến Thành bậc đại công thần triều Lý Thái úy Tô Hiến Thành bậc đại công thần triều Lý , Người xứ Nghệ Kiev
 

 (HNHN) Tô Hiến Thành là một danh nhân kiệt xuất về chính trị, quân sự và văn hóa của đất nước. Ông có nhiều công trạng to lớn với đất nước, đặc biệt với vương triều Lý đang chuyển dần từ thời thịnh trị sang suy yeu, bắt đầu từ giữa thế kỉ XII. Là bậc đại thần nhà Lý, về nội trị ông đã trực tiếp giúp hai vua Anh Tông và Cao Tông còn rất non trẻ, trị vì và điều hành đất nước về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa.

 


Tô Hiến Thành sinh ra trên đất Thăng Long, quê quán tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng. Ông là con của Phủ doãn Tràng An là Tô Trung và bà Nguyễn Thị Đoan. Ông đỗ Thái học sinh khoa Mậu Ngọ (1138) niên hiệu Thiệu Minh nguyên niên đời Lý Anh Tông. Tô Hiến Thành sống và làm quan dưới hai triều vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông, từng chứng kiến nhiều sự thăng trầm của vương triều nhà Lý.

Dưới triều vua Lý Anh Tông, sử chép rằng: Trong việc phế lập vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người sự chính hiền tài, có thể nói là không hổ thẹn với việc gánh vác. Song không phân biệt được kẻ gian tà, hình phạt không sáng suốt, cho nên trời giáng xuống tai biến để răn, giặc cướp nổi lên, giếng mối rối loạn, không thể nói xiết. Tình hình đó đã nảy sinh tình trạng hình phạt không sáng suốt. Thời kì này các tranh chấp trong dân về ruộng đất đã diễn ra khá thường xuyên và có phần gay gắt. Trong khi đó các thế lực chống đối nhà Lý liên tiếp nổi lên. Theo Việt sử tiêu án của Sử gia Ngô Thì Sĩ, năm 1140, Thân Lợi vốn là con của vua Lý Thần Tông, tập hợp đồ đảng hơn 800 người từ vùng Phú Bình (Thái Nguyên) tiến đánh xuống phía Nam. Năm sau, Thân Lợi tự xưng vương, phong hoàng hậu, lập quan tước, chiêu tập thêm binh lính đánh xuống. Triều đình cử quan quân đi đánh dẹp không được, về sau chính Tô Hiến Thành đã bắt được Thân Lợi, giao cho Đỗ Anh Vũ giải về kinh thành.

Ngoài ra còn có các cuộc làm phản của người Sơn Lão ở Chàng Long và Đại Hoàng Giang (Ninh Bình) vào năm 1154, người Ngưu Hống và Ai Lao (1159) của đông đảo binh lính, rồi quân Chiêm Thành đến cướp bóc.

Như vậy đất nước Đại Việt dưới triều Lý Anh Tông đã lâm vào cuộc khủng khoảng với nội tình không yên, bên ngoài uy hiếp, thiên tai liên tiếp xảy ra... Tô Hiến Thành đã lớn lên, làm quan và thi thố tài năng trong điều kiện kinh tế chính trị - xã hội đầy khó khăn và phức tạp.
Sử còn ghi, năm 1175, khi vua Lý Anh Tông sắp mất, gửi gắm Thái tử Long Cán cho Tô Hiến Thành giúp đỡ. Ông được phong làm Nhập nội kiểm hiệu Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, vương tước. Từ tháng 4 năm 1175, Tô Hiến Thành được thay vua nắm quyền nhiếp chính sự. Khi Long Cán lên ngôi, phong Tô Hiến Thành làm Thái úy.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Sử gia Ngô Sĩ Liên từng bàn rằng: Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết sức trung thành, khéo xử trí khi biến cố, như cột đá giữa dòng, tuy bị sóng gió lay động mà vẫn đứng vững không chuyển, khiến trên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa.
Sử thần Ngô Thì Sĩ thì cho ông là bậc bề tôi của xã tắc.

Còn Lịch triều hiến chương loại chí, mục Nhân vật chí thì liệt Tô Hiến Thành vào bậc phò tá hiền tài có công lao lớn. Còn các sử thần triều Nguyễn trong Việt sử thông giám cương mục có lời nhận định rằng: Sau Gia Cát Vũ hầu chỉ có một người ấy thôi”.

Công lao của ông trước hết thể hiện trong công cuộc xây dựng nền văn hóa của thời đại.
Việt sử thông giám cương mục còn ghi: Hồi đầu đời Lý, Văn miếu thờ chung cả Chu Công và Khổng tử. Đến năm 1156, Tô Hiến Thành xin lập miếu riêng để thờ Khổng Tử. Nhà vua y theo lời: lập miếu Khổng Tử ở phía Nam thành Thăng Long. Việc lập riêng Văn Miếu thờ riêng Khổng Tử, không thờ chung với Chu Công Đán - công thần phò tá Vũ Vương nhà Chu đã thể hiện được tinh thần tự cường của dân tộc. Với sự việc to lớn này, Tô Hiến Thành được coi là một vị đại thần trong văn hiến, được quốc sử trân trọng khi ghi chép. Từ đây Nho học dần được mở mang, nhân tài có nơi thể hiện, nền văn hiến Đại Việt được xây dựng và phát triển. Đây là một chi tiết rất quan trọng khẳng định tư cách nhà Nho của Tô Hiến Thành.

Viết về lễ nghi thời Lý, Phan Huy Chú cho biết: “Quan chế triều Lý đại lược văn võ đều có 9 phẩm. Lấy 3 chức Thái, 3 chức Thiếu, cùng Thái úy, Thiếu úy và nội ngoại hành điện Đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự, đều làm chức trọng yếu của văn võ đại thần”. Trong những chức danh thuộc hàng đại thần như vậy thì Tô Hiến Thành đã từng gánh vác bốn, năm trọng trách khác nhau và ở cương vị nào, thời điểm nào ông cũng trụ vững với lòng trung trực.
Công lao lớn của ông còn thể hiện ở việc tham gia và chỉ huy trấn dẹp các cuộc nổi loạn trong nước và đẩy lui các cuộc xâm lấn của Chiêm Thành, giữ vững an ninh và chủ quyền của đất nước thời đó. Sử còn ghi: Tháng 10 năm Đại Định thứ 2 (1141) triều đình sai Đỗ Anh Vũ đem đại quân đi đánh Thân Lợi ở châu Lục Lệnh, bắt được bè đảng tới hơn 2000 người. Thân Lợi trốn sang châu Lạng, bị Thái phó Tô Hiến Thành bắt được và giao cho Đỗ Anh Vũ đóng cũi giải về kinh sư. Cuộc nổi loạn chấm dứt.

Tháng 5 năm Đại Định thứ 20 (1159) người Ngưu Hống và Ai Lao làm phản, Tô Hiến Thành nhận lệnh đi trấn dẹp, bắt được nhiều người, trâu bò ngựa và vàng bạc châu báu. Do có công này nên được phong làm Thái úy.

Cùng với việc dẹp trừ nội phản và ngoại phản, Tô Hiến Thành còn có nhiều công lao trong việc củng cố triều đình, xây dựng nhà nước vững mạnh, đoàn kết để chống lại giặc ngoại xâm. Với các vai trò là Nhập nội kiểm hiệu, Thái phó, Thái úy, rồi làm Quyền nhiếp chính sự. Vai trò nào ông cũng hoàn thành xuất sắc.

Công lao của ông còn thể hiện ở việc duy trì lệ cũ, đổi niên hiệu vua: Sử còn ghi, vua Lý Cao Tông lên ngôi từ tháng Bảy nam Ất Mùi (1175) đến tháng Giêng năm Bính Thân (1176) mới đổi niên hiệu vua, đại xá cho thiên hạ. Đó là vì có Tô Hiến Thành phụ chính, biết trở lại lễ cổ.

Cùng với các quần thần triều Lý, ông có công chấn chỉnh các hoạt động của triều đình: Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Hiến Thành lãnh cấm binh, nghiêm hiệu lệnh, thưởng phạt công bang, người trong nước đều quy phục.

Khi sắp mất, Tô Hiến Thành đã đề nghị với Thái hậu chọn Gián nghị đại phu Trần Trung Tá làm phụ chính thay ông, vì lòng trung với nước, vì việc đại sự của triều đình, phân biệt rất rõ lý trí và tình cảm.

Công lao của Tô Hiến Thành và tầm vóc của ông có thể sánh với Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành triều Lý, góp phần xây dựng vương triều đầu tiên định đô trên đất Thăng Long. Sử cũ cũng ghi rằng, sau khi Tô Hiến Thành mất, nhà vua đã giảm ăn ba ngày, nghỉ thiết triều 6 ngày để tỏ lòng thương tiếc ông.

Khi ông mất đi, nhiều nơi tôn vinh ông làm Phúc thần, nhiều nơi thờ ông làm Thành hoàng, còn quê hương Hạ Mỗ ở Đan Phượng thì tôn ông làm chủ thần điện Văn Hiến đường. Văn bia ở Văn Hiến đường, dựng vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928) còn ghi rằng: Công trạng của Ngài còn mãi với đất nước, ân trạch của Ngài còn mãi với xóm thôn, anh linh của Người còn mãi trong trời đất”. Nhiều nơi trên cả nước như Hà Nội, Hải phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của ông với đất nước, với quê hương.

Tạp chí TH Hà Nội


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66565510

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July