Đó là những lời chia sẻ của ông Thomas Eugence Willber, con trai cựu phi công Mỹ Walter Eugence Willber (từng bị giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò những năm 1972) trong Lễ khai mạc Triển lãm “Tìm lại ký ức” tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (quận 3, TP.HCM).
Ông Willber cho biết đó thật sự là những tháng năm khó quên của cha ông và cả gia đình ông. Hai tuần trước khi sang tham chiến tại Việt Nam, vào 26-3-1968, cha ông, các anh chị ông và ông đã chụp lại một tấm ảnh kỷ niệm gia đình và ông nói sẽ sớm quay trở lại, lúc ấy ông chỉ mới 12 tuổi.
Nhưng đến năm 1972, cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không kết thúc trong sự thất bại của Chính phủ Mỹ và cha ông bị bắt giam. Đó là một thông tin tồi tệ với gia đình ông. Song thật may mắn, khi chính phủ Việt Nam đã rất nhân đạo với các tu binh Mỹ, trong lá thư cha ông gởi cho gia đình ngày 11-01-1973, cha ông đã Viết: “Cha an toàn và khỏe mạnh, mặc dù Nixon muốn hủy hoàn toàn sự sống nơi đây. Con không thể tưởng tượng hết những bất ổn ở đây đâu!”.
“Thật sự cha tôi đã có thể trở về vào ngày 16-2-1973 bằng sự nhân đạo của con người Việt Nam, điều đó là hạnh phúc rất lớn cho gia đình tôi và nhiều gia đình lính Mỹ khác”, ông Thomas Eugence Willber nói.
Đối với ông Willber, những ký ức này đã thôi thúc ông đến Việt Nam và qua những kỷ vật mà cha ông để lại, những lời kể của cha ông trong những năm tháng tại nhà tù Hỏa Lò, ông muốn kể lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam bằng lời kể chân thật của những người trong cuộc đến người Việt Nam thời nay và cả những người Mỹ chưa biết đúng về nó.
“Tôi hy vọng những kỷ vật sẽ giúp mọi người biết hơn về cuộc chiến tranh không chỉ có chết chóc mà còn có sự nhân đạo giữa những con người đối đầu nhau. Tôi muốn người Mỹ sẽ hiểu đúng hơn về cuộc chiến ở Việt Nam, ngay cả khi Chính phủ nước tôi đã khiến nó sai lệch”, ông Willber bày tỏ.
Triển lãm “Tìm lại ký ức” do Bảo tàng Chứng tích chiến tranh phối hợp Ban quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò nhân kỷ niệm 44 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 46 năm ngày trao trả tù binh phi công Mỹ cuối cùng tại Hà Nội. Triễm lãm gồm 250 hình ảnh, tư liệu với 4 nội dung: Đối mặt với B-52, Khách sạn Hilton, Ngày trở về, Xây đắp tương lai.
“Triễn lãm sẽ đem đến cho những ai chưa từng trải qua chiến tranh biết thêm nhiều câu chuyện thời chiến đầy bất ngờ và nhân văn. Đặc biệt là câu chuyện về những người phi công Mỹ được đối xử đầy tình người trong trại giam Hỏa Lò trước ngày trao trả”, bà Trần Phương Thảo, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh chia sẻ.