Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Người La Chí đu quay trong tết Khu Cù Tê Người La Chí đu quay trong tết Khu Cù Tê , Người xứ Nghệ Kiev
 

Mỗi dịp Tết Khu Cù Tê, đồng bào La Chí ở Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.

 Trẻ em người La Chí thích thú với trò chơi đu quay truyền thống. Ảnh: Thanh Hà

Rộn ràng trò chơi đu quay của người La Chí

Khác với Tết truyền thống vào đầu năm, Tết Khu Cù Tê của người La Chí thường diễn ra trước đó vài tháng. Đồng bào La Chí coi đây là ngày Tết dân gian lớn nhất của mình trong năm, nhà mổ trâu, nhà quay lợn để uống rượu mừng năm mới.

Từ sáng sớm, sân bóng thôn Díu Thượng nằm trên quả đồi cao nhất trong huyện đã chật kín đồng bào các dân tộc đổ về chờ xem lễ tế và chơi hội. Người La Chí ở Hà Giang ăn Tết trước năm mới vài tháng với phong tục gói bánh chưng đen cùng nhiều trò chơi sôi động như kéo co, tung còn, nhảy dây, đánh yến...

Đu quay là một trò chơi mang tính nghi lễ, khi dựng cột đu, thầy cúng phải thực hiện các công đoạn từ dựng cột trụ, lắp thân đu quay, rồi đưa lá cây biểu tượng cho thần rừng chứng kiến, sau đó mọi người mới bắt đầu chơi. Anh Vương Văn Vải thôn Díu Hạ, xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang: “Để dựng được cột đu, dân bản phải vào rừng lựa những cây gỗ chắc (thường là gỗ lim), đường kính 15-18cm”. Sau khi tìm được gỗ, đồng bào tiến hành dựng cột đu, cột trụ được chôn sâu dưới đất từ 0,8 – 1m để đảm bảo an toàn cho người đu. Người La Chí dựng các cột đu với chiều cao khác nhau, cột đu dành cho nam giới thường có chiều cao từ 1,5 -1,8m, chiều cao cột đu dành cho nữ giới thường từ 1,2-1,4m và cột đu dành cho trẻ em thường thấp hơn từ 1m-1,2m.

Người chơi có thể ngồi trên sóng cầu đu hoặc dùng hai tay bám vào sóng cầu đu, áp phần bụng dựa vào sóng cầu đu. Chiếc đu quay theo chiều ngược kim đồng hồ, lúc lên cao, lúc lại hạ xuống thấp nhịp nhàng. Nếu như bên nào không chịu được phải xuống coi như chịu thua. Nếu cả hai bên không có ai bị rơi xuống thì đấy là dấu hiệu cho một năm mới bình an, dân bản làm ăn gặp nhiều may mắn.

 Đồng bào La Chí nô nức chơi đu quay

Giá trị đặc sắc của trò chơi đu quay

Trò chơi dân gian không chỉ giúp đồng bào phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp họ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Chị Vương Thị Lan (Hà Giang) cho biết: “Chơi đu quay thích lắm, lúc thì được bay lên cao, lúc lại nhún xuống thấp. Trên cao được ngắm sự bao la của đất trời, và mọi vật xung quanh, chơi đu còn giúp mạnh khỏe và nhanh nhẹn, khéo léo nữa. Từ xưa trong các lễ hội của người La Chí đều không thể thiếu trò chơi này rồi…”.

Ngoài ý nghĩa thỏa mãn thú vui giải trí của con người, trò chơi đu quay còn biểu hiện quan niệm của người La Chí về con người và vạn vật. Thái độ coi trọng, sùng bái tự nhiên, biết ơn tự nhiên - bởi nhiên đã cho họ tất cả để họ có thể sinh tồn. Mặt khác, trò chơi cũng rèn luyện cho người chơi sự rắn chắc, khỏe mạnh của cánh tay, đôi bàn chân, khả năng giữ thăng bằng cơ thể khi ở trên cao... Những khả năng này rất cần thiết trong các công việc lao động hàng ngày: trèo đèo, lội suối, leo cây cao, hái lá của người La Chí.

Thông qua các trò chơi, mọi người có cơ hội được gặp gỡ nhau, cùng nhau vui chơi. Nam nữ thanh niên có cơ hội được chứng kiến những biệt tài của các chàng trai, cô gái, khiến cho tình cảm lứa đôi được nảy nở, được đắp bồi. Một số nhà nghiên cứu văn hóa La Chí còn cho rằng động tác lên cao hạ xuống nhịp nhàng và xoay tròn của cầu đu còn mang tính giao hoà với đất trời, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực, cầu mong mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe sinh sôi đông đúc.

Mỗi trò chơi dân gian, đặc biệt là các trò chơi thể hiện tín ngưỡng đều có môi trường diễn xướng của nó. Với ý nghĩa nhân sinh biểu trưng và với lòng tự hào quyết tâm bảo vệ bản sắc dân tộc của người La Chí, trò chơi đu quay luôn được đông đảo đồng bào La Chí đón nhận và gìn giữ.

Những trò chơi dân gian truyền thống không những góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí của du khách, mà còn góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

Thu Hằng/ langvietonline.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nguoi-la-chi-du-quay-trong-tet-khu-cu-te-20180226094516322.htm



  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59779675

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July