Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Không đi tu, con trai Khmer khó lấy vợ! Không đi tu, con trai Khmer khó lấy vợ! , Người xứ Nghệ Kiev
 

Con trai Khmer đến tuổi xuất gia, nếu không đi tu sẽ vô cùng khó khăn trong vấn đề lập gia đình.

 Đi tu là cơ hội tốt để con trai Khmer được học chữ nghĩa, đạo lý và rèn luyện đức hạnh

Đi tu để đáp đền ơn cha mẹ

Theo phong tục của người Khmer, con trai khi lên 12 – 13 tuổi, đều phải vào chùa để tu. Tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý nguyện của từng người, họ có thể tu 3 tháng, một năm hay 1 tuần.

Sau thời gian tu hành, họ có thể xin ra khỏi chùa (xuất tu) trở lại cuộc sống đời thường bất cứ lúc nào. Họ có thể lập gia đình, làm ăn, tham gia các công việc xã hội; khi muốn lại có thể xin vào chùa tu một thời gian.

Hòa thượng Gen Thek Rô Chau Prô’s, trụ trì chùa Thon Măn Mích, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, An Giang, cho biết trước kia, khi đi tu, phải ở tối thiểu trong chùa 3 tháng. Ngày nay, tùy điều kiện mỗi người, thời gian tu hành có thể ngắn hoặc dài hơn.

“Phong tục, tập quán của dân tộc Khmer là cha mẹ rất quan tâm vấn đề tu hành. Tu để biết luật lệ của đạo Phật. Cha mẹ đưa đi học lúc 6 tuổi, tốt nghiệp lớp 12 hoặc đại học một thời gian, quay lại làm lễ xuất gia, vô tu. Được 1 năm cũng được, 3 tháng cũng được, 2 ngày cũng được, 3 ngày cũng được, 1 ngày cũng được. Tùy theo bản thân. Tu 2 ngày, 3 ngày cũng được phước”.

Anh Châu Si Thon, ở xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, cho hay: “Đi tu là để trả ơn, đáp nghĩa cho cha mẹ. Thứ hai là mình đi học để biết làm người, sau này để giúp được xã hội. Còn mình không vô tu, sau này làm chuyện tầm bậy”.

“Đi tu có “giá” hơn”!

Anh Châu Si Thon còn nói đi tu không chỉ được cộng đồng nhìn nhận, đánh giá cao, mà quan trọng hơn là được nhiều người chọn làm chồng. “Xuất tu về, người ta có học, có hiểu biết hơn người không đi tu. Có giá hơn”.

Còn anh Châu Sưn, ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cười bảo mình không đi tu, con gái không thương vì cho rằng mình là đứa con bất hiếu:

“Người đi tu có lợi lắm. Đi tu rồi con người hiền hậu, lễ phép, sửa sai lầm lỗi của mình trước nay. Con gái nó nói “nếu anh không tu là tôi không chịu thương anh đâu, tôi không chịu theo anh đâu vì anh chưa học đạo làm người, cho nên anh về anh cưỡng chế tôi, bạo lực tôi thì làm sao”.

Đi tu phải làm việc thiện

Khi xuất gia, các thanh niên phải cạo trọc đầu, thay quần bằng chiếc xà rông, thay áo bằng một mảnh vải trắng quấn lên vai từ trái sang phải. Sau đó họ bắt đầu bước vào lễ nhập hạ 3 tháng. 

Trong thời gian đó, họ phải thực hiện nhiều kiêng kỵ: không được đi qua đêm. Nếu qua đêm bên ngoài phải xin phép. Người đi tu phải luôn làm việc thiện, đi khất thực hoặc nhận đồ cúng dường của dân chúng. 

“Nếu anh vì chuyện nào đó bực tức, lỡ giết chết 1 con vật thì anh cũng phải ra khỏi chùa; anh luyến ái với nữ anh cũng phải ra khỏi chùa luôn. Trong 3 tháng, cấm đi đâu xa, nếu đi đâu xa thì trước gà gáy phải về. Đi đâu phải có sự xin phép. Vi phạm sẽ mất danh tiếng dữ lắm, người ta khinh thường luôn” – anh Châu Sun căn dặn.

Sau kỳ tu hành, người thanh niên Khmer sẽ được xuất tu. Từ đây, họ chính thức được cộng đồng thừa nhận là người trưởng thành, có đạo, có thể gánh vác được những trọng trách lớn lao.

Lâm Thanh (VOV4)



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 20
Total: 66139565

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July