Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Chàng Sơn- làng quạt truyền thống ven đô Chàng Sơn- làng quạt truyền thống ven đô , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ thế kỷ XIX, quạt Chàng Sơn đã nổi tiếng khắp mọi miền đất nước. Ngày nay, trong thời đại đổi mới, làm quạt ở Chàng Sơn đã trở thành một nghề truyền thống, vươn ra có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

 Chiếc quạt múa sau khi được hoàn thành

Cả làng làm quạt

Đi từ đầu làng vào, một quang cảnh tấp nập hiện ra trước mắt. Chỗ chẻ tre, chỗ cưa tre, chỗ vót nan, chỗ phết hồ và dán… Đang là thời điểm chính vụ nên làng quạt sôi động hơn hẳn. Bà Nguyễn Thị Hiền ở thôn 2 Chàng Sơn cho biết: “Làm quạt không phải là nghề chính của làng, nghề chính của làng là làm mộc. Thanh niên trai tráng chủ yếu là làm mộc, làm quạt chỉ chị em phụ nữ, ông bà già và trẻ em làm thôi. Nhưng giờ làm quạt kiếm được tiền nên nhiều người làm lắm, cũng có thể xem là một nghề chính”.

Theo bà Hiền, làm quạt giấy có rất nhiều công đoạn, tuy không nặng nhọc nhưng cũng lắm công phu. Đầu tiên là chọn mua tre phải thẳng, ít mắt; người chọn tre phải có mắt tinh nghề. Tre được chọn phải già bởi đây là yếu tố quyết định sản phẩm. Mua được tre rồi, công đoạn tiếp theo là phải cưa tre ra thành từng đoạn; tùy theo cỡ quạt, loại nan mà tre được cưa dài ngắn khác nhau, sau đó đem ngâm chừng 4 - 5 tháng. Sau khi ngâm, tre được đem chẻ nan, tùy loại nan mà tre được chẻ to, nhỏ, dày, mỏng khác nhau. các công đoạn tiếp theo là xâu nan quạt, tán cố định nan quạt, cắt gọt chuôi nan, nhuộm nan, phất giấy, cắt bằng, phơi và đóng gói thành phẩm.

Ngày trước, tất cả các khâu đều làm bằng tay. cuộc sống phát triển, sức lao động được giảm bớt nhờ có máy móc hỗ trợ một số khâu như cưa tre, xâu nan, cắt bằng… nên việc làm quạt nhanh và đỡ vất vả hơn. Tư duy của người dân làng nghề cũng vận hành, thay đổi, thích ứng với cuộc sống. Bà Hiền chia sẻ: “Trên tất cả các công đoạn, một người thạo việc mỗi ngày có thể làm được hàng ngàn chiếc quạt loại thông thường. Tuy nhiên, ở làng giờ không ai làm vậy cả. Quạt ở làng được làm theo kiểu dây chuyền sản xuất; cả làng gộp thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, từ làm nan quạt đến in cắt giấy phất nghệ thuật, đóng gói… mỗi người phụ trách một công đoạn; có nhiều nhà chỉ nhận gia công một vài công đoạn, như thế sẽ nhanh và chuyên nghiệp hơn”.

Ngoài thời điểm chính vụ, Chàng Sơn vẫn duy trì sản xuất quạt truyền thống quanh năm với khoảng 1/3 dân số. Quạt sản xuất ra có thể xuất ngay cho thương lái hoặc đóng bao bì chờ vào vụ rồi xuất một lượt. Vào chính vụ, mỗi ngày Chàng Sơn có thể xuất ra thị trường khoảng 3 vạn chiếc.

Phát triển kinh tế nhờ quạt

Tuy làm quạt truyền thống phải qua nhiều công đoạn, nhưng giá của mỗi chiếc khi xuất bán cho thương lái lại rất rẻ. Mỗi chiếc quạt sô, quạt tím (loại quạt chỉ dùng quạt mát thông thường) khi xuất bán cho thương lái chỉ dao động từ 500 - 700 đồng; cao hơn một ít, mỗi chiếc quạt được trang trí phong cảnh chỉ có giá dao động từ 1.000 - 1.500 đồng; loại quạt nghệ thuật, quạt lụa, quạt múa thì cao giá hơn, khoảng 20.000 đồng. Giá tuy thấp, nhưng cả làng vẫn làm, quạt làm ra bán vẫn chạy, thu nhập từ quạt vẫn đảm bảo. Nói về vấn đề này, chị Huyên, chủ cở sở sản xuất, buôn bán quạt Huyên Tứ cho rằng, giá nhân công rẻ nên giá quạt thành phẩm cũng theo đó mà rẻ đi. Đối với quạt thông thường, các công đoạn thường được trả công khoảng 30.000 đồng/1.000 quạt; giá này dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/1.000 quạt đối với loại được trang trí và quạt nghệ thuật.

Có những chiếc quạt làm rất công phu, kích thước lớn, thường chỉ làm theo đơn đặt hàng. Chị Huyên bộc bạch: “Quạt nghệ thuật thật sự của làng khác xa với quạt nghệ thuật của thị trường. Những chiếc quạt nghệ thuật thật sự được làm công phu hơn, có khổ 1m, 1,8m hoặc hơn; giá quạt nghệ thuật có thấp cũng phải gấp 10 lần quạt lụa, dao động từ 200.000 - 300.000 đồng, tùy theo từng sản phẩm mà có thể lên đến 1 triệu đồng một chiếc. Sản xuất loại quạt này chi phí cao nên lãi thấp, vì vậy chỉ sản xuất theo đơn hàng, còn thì phải làm quạt thị trường để làm kinh tế”.

Quạt truyền thống làng Chàng Sơn không chỉ được xuất bán cho thương lái đưa đi khắp các vùng miền trên cả nước mà còn đến được với du khách quốc tế ở các điểm du lịch, xuất khẩu sang nước ngoài. Công đầu phải kể đến vợ chồng nghệ nhân Dương Văn Mơ - Trịnh Thị Lành, gia đình cố nghệ nhân Nguyễn Đức Lân… họ là những người đi tiên phong ở làng quạt Chàng Sơn trong sản xuất quạt nghệ thuật khổ lớn.

Anh Dương Văn Đoàn, con trai nghệ nhân Dương Văn Mơ cho biết: “Làm quạt nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ hơn, từ khâu chọn tre, pha mực đến phối cảnh trên quạt, đều phải được lựa chọn, tính toán cẩn thận. Tre làm nan quạt là loại tre già, thẳng, ít mắt để nan quạt có độ dẻo mà vẫn cứng cáp; khi dán vải, giấy lên cũng sẽ mịn, khít hơn. Khó nhất là vẽ trang trí, đòi hỏi những nét vẽ phải thật hài hòa, đặc sắc, đặc tả những phong cảnh mang đậm nét dân dã của làng quê Việt nam. Khi vẽ, điều khó nhất là căn chuẩn nếp gấp giữa các nan quạt, sao cho khi hoàn thành, gấp quạt lại không ảnh hưởng đến tranh. cái tài của người vẽ chính là tạo mối liên kết sao cho người xem không biết vật đó bị cắt khi gấp quạt nếu không xem kỹ”.

Chị Huyên tâm sự: “Chúng tôi vô cùng biết ơn những thế hệ đi trước đã gìn giữ, truyền dạy lại nghề làm quạt truyền thống. Các cụ còn cải biến, sáng tạo, cho ra đời loại quạt trang trí nghệ thuật, quạt phục vụ cho biểu diễn nghệ thuật. Không chỉ thế, các cụ còn tìm đường cho chúng xuất ngoại. Thị trường của dòng quạt này là châu Âu và một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc…”.

Thanh Hà (Làng Việt)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/chang-sonlang-quat-truyen-thong-ven-do-20160530111406021.htm



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 17
Total: 66253620

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July