Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 07/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Say đắm khúc hát Soọng cô Sán Dìu Say đắm khúc hát Soọng cô Sán Dìu , Người xứ Nghệ Kiev
 

Soọng cô là làn điệu dân ca độc đáo của người Sán Dìu ở Việt Nam, là tinh túy, là báu vật trong kho tàng văn hóa của dân tộc Sán Dìu. Nó là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Sán Dìu trong cuộc sống thường ngày, là môi trường gìn giữ văn hóa tộc người.


Các thiếu nữ Sán Dìu say đắm điệu hát Soọng cô

Hát đối đáp Soọng cô

Biểu diễn hát Soọng cô

Tiếng hát Soọng cô vọng qua đồng, đến các thung lũng, qua nương, dội vào vách đá, hòa vào tiếng suối reo, theo gió tan vào rừng. Những làn điệu dặt dìu, réo rắt như tiếng suối rừng, ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, tình nghĩa thủy chung vợ chồng, ca ngợi công đức cao cả của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, răn dạy con người phải có đức, có nhân, tránh xa điều ác.

Một nét đẹp văn hóa lâu đời

Người Sán Dìu di cư từ Trung Quốc vào Việt Nam khoảng trên 300 năm nay, nơi đầu tiên họ đặt chân đến là Quảng Ninh, từ đó, dần dần họ di chuyển vào các tỉnh trung du, miền núi, những khu vực thuộc miền bán sơn địa như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang...

Cũng như những dân tộc anh em khác, người Sán Dìu có tiếng nói riêng, chữ viết riêng và bản sắc dân tộc riêng, trong đó phải kể đến hát Soọng cô. Hát Soọng cô là làn điệu dân ca đặc sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu, được lưu giữ hàng trăm năm trong kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian của dân tộc này, là một nét đẹp văn hóa luôn được người dân nơi đây gìn giữ và bảo tồn như chính cuộc sống của mình vậy.

Theo truyền thuyết, "Truyện quả bầu" nói về nguồn gốc dân tộc Sán Dìu kể rằng: Thuở xa xưa trời đất còn gần nhau, có một làng quê đông đúc trù phú soi bóng xuống dòng sông thơ mộng. Bỗng một hôm ông trời nổi giận, cho nước sông dâng cao làm chết muôn loài. Trong làng có hai chị em họ nhanh chân chui vào quả bầu khô, nổi lên theo dòng nước nên sống sót. Khi nước rút, vì trong vùng không còn ai, họ bèn lấy nhau, sinh nhiều con cháu làm cho người Sán Dìu hồi sinh trở lại. Tuy làng đông người nhưng toàn con cháu cùng huyết thống, không thể lấy nhau được nên phải sang làng khác tìm hiểu. Ðể bạn tình ở làng bên rung động họ dùng tiếng hát để diễn tả lòng mình. Hát Soọng cô ra đời từ đó và tồn tại đến ngày nay.

Soọng Cô được hát theo sách, có bài bản sẵn. Người đi hát phải thuộc sách hát, họ dẫn câu hát trong sách ra để hát đố, người đáp cũng trích ra những câu hợp cảnh hợp tình để hát đáp câu hỏi. Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể “thất ngôn tứ tuyệt”, ghi chép bằng chữ Hán, với ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác của người Sán Dìu.Soọng cô phát âm theo tiếng Hán nghĩa là xướng ca, tiếng Sán Dìu nghĩa là ca hát, là một thể loại dân ca trữ tình, một sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú hấp dẫn của dân tộc Sán Dìu. Soọng cô được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người Sán Dìu.

Gắn liền với đời sống tinh thần

Soọng cô có hai dạng thức: Hát giao duyên gắn với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất (hị soon Soọng cô) và hát đối đáp trong lễ hội, lễ cưới (sênh ca chíu cô).

Ở dạng thức hát giao duyên, nội dung hát vừa để tìm hiểu, có khi để trổ tài. Nếu hát trong nhà thì phải hát theo trình tự, còn khi hát ở ngoài trời có thể ứng tác, lời ca phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Hát giao duyên gắn với đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất là một tập quán quen thuộc, để nam nữ giao duyên, kết thành đôi lứa. Soọng cô thường được hát vào lúc nông nhàn, nam nữ từ làng này đến làm khách và là bạn hát ở làng khác, trai gái hát tại các gia đình, bên những bếp lửa ấm cúng như: hát mở đầu, hát chúc xóm làng, hát xin phép chủ nhà, hát làm quen, hát giao duyên, hát tiễn…

Lời hát càng phong phú, sinh động hơn khi nam nữ cùng hát ứng tác trong đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất như: hát mừng năm mới, hát trong tiết xuân, hát khi gặp nhau ở giếng làng, hát khi hái chè trên núi, hát trên thác nước cao..., để tìm hiểu nhau, gắn bó và biết bao đôi lứa đã kết duyên vợ chồng qua những câu hát.

Ở dạng thức thứ hai, hát đối đáp trong lễ hội, lễ cưới phải hát theo các bài bản giai điệu bắt buộc. Trong đám cưới của người Sán Dìu phải trải qua các lễ: dạm hỏi, so tuổi, ăn hỏi, lễ cưới và lại mặt thì Soọng cô được hát để nghênh tiếp khi đoàn đón dâu đến trước cửa nhà gái và hát chúc mừng sau nghi lễ khai hoa tửu. Trong đám cưới có tới hàng trăm bài hát chúc mừng, được đại diện hai họ thay nhau hát suốt đêm. Từ những đám cưới, trai gái khắp các bản làng lại tìm đến với nhau qua những đêm Soọng cô, họ lại hát, tiếng hát như sợi chỉ màu để nối những tâm hồn và dệt nên những mối tình đằm thắm.

Dù ở dạng thức nào cũng đòi hỏi người hát phải hiểu biết, phải nhanh trí, thông minh, tài ứng khẩu. Do đặc điểm hát đối đáp giao duyên theo lối ngẫu hứng, nên hát Soọng cô không có nhạc đệm. Họ hát những câu hát nói về tình yêu lứa đôi, thiên nhiên, ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung vợ chồng, ca ngợi công lao ông bà, cha mẹ, răn dạy con người sống có đức, có nhân, có hiếu… khi cất lên nghe thật dặt dìu, réo rắt, lúc ngân cao, lúc trầm ấm làm say đắm lòng người. Những lời ca bình dị ấy đã trở thành món ăn tinh thần, mặc cho thăng trầm thời gian những vẫn có sức sống mãnh liệt và lắng đọng trong tầm hồn của người Sán Dìu.

Cuộc sống là nguồn cảm hứng để chính người Sán Dìu sáng tác Soọng cô cho mình hát, những lời ca bình dị ấy đã trở thành món ăn tinh thần, mặc cho thăng trầm thời gian nhưng vẫn sống mãnh liệt và lắng đọng lại trong tâm hồn. Những câu hát Soọng cô không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh cũng như môi trường diễn xướng, người ta có thể hát một đêm, nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương, hay trong lúc đi chơi làng, trong khi ru con và trong các lễ hội của người Sán Dìu. Bên cạnh vai trò là một loại hình giải trí của một dân tộc yêu văn nghệ, nó thanh lọc tâm hồn, giúp cho con người từ bỏ cái ác, hướng tới cái thiện, cái hoàn mỹ, răn dạy đạo đức cho con trẻ.

Theo các cụ già thì người Sán Dìu cư trú ở Tuyên Quang đã bao đời, từ thế hệ trước đến thế hệ sau, người già truyền dạy cho con trẻ, người biết hát dạy người không biết hát. Tiếng hát Soọng cô đã được duy trì và ngân lên không bao giờ dứt. Có thể nói dân tộc Sán Dìu là một dân tộc có tâm hồn thơ ca. Đồng bào yêu thích ca hát, ca ngợi quê hương xứ sở, ca ngợi sức sáng tạo lao động, tình yêu lứa đôi, lên án sự gian ác, nói lên khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Soọng cô đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Sán Dìu. Đó là sản phẩm tinh thần, là tiếng nói của người lao động, được lưu truyền qua bao thế hệ trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Ngày 8/6/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hát Soọng cô của người Sán Dìu thuộc Nghệ thuật trình diễn dân gian xã Sơn Nam, xã Thiện Kế, xã Ninh Lai (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) là một trong số 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công bố.

Minh Ngọc

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/say-dam-khuc-hat-soong-co-san-diu-20160301110801502.htm



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66366654

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July