Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nhẫn mái - nhẫn trống, nên vợ nên chồng Nhẫn mái - nhẫn trống, nên vợ nên chồng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Tục truyền rằng, thiếu nữ Chu-ru nào đến tuổi "cập kê" đều chuẩn bị sẵn cho mình một chiếc "nhẫn mái" (Srí Kmay) bằng bạc để khi gặp chàng trai mình thích sẽ đem ra tặng.
Nếu người con trai ấy ưng thuận sẽ đeo Srí Kmay, đồng thời lựa thời điểm thích hợp để tặng lại ý trung nhân của mình chiếc "nhẫn trống" (Srí Lcay) cũng bằng bạc trắng...
Nghệ nhân đúc nhẫn Ya Tuất ở buôn Ma-đanh, xã Tu-Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bảo rằng: "Người Chu-ru theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, hôn nhân do nhà gái chủ động và đám cưới được coi là một trong những nghi lễ đời người quan trọng nhất.

Nghệ nhân đúc nhẫn Ya Tuất ở buôn Ma-đanh

Con trai, con gái Chu-ru, chiếc nhẫn bạc khi họ được sở hữu không chỉ là đồ trang sức, là của hồi môn quý giá mà còn là một tín vật thiêng liêng trong hôn ước, bởi khi đã đồng ý lồng ngón tay nhau "nhẫn trống - nhẫn mái" sẽ thật khó để nói lời chia tay. Khi ấy, cuộc hôn nhân thủy chung một vợ, một chồng được đặt lên hàng đầu, ly hôn bị coi là một trọng tội".
Nguyên liệu chính để tạo khuôn đúc nhẫn là loại sáp ong tốt. Người đúc dùng sáp ong nấu chảy và lấy dùi gỗ nhúng vào sáp nóng sau đó để nguội sẽ cho ra một ống sáp tròn thuôn dài. Tùy theo kích cỡ ngón tay, người ta sẽ cắt thành những chiếc khuyên tròn lớn nhỏ khác nhau để tạo hình dáng của khuôn.
Phần hoa văn trên nhẫn, được cán thành những sợi nhỏ như sợi chỉ khâu rất mảnh, cứ ba sợi sáp bện chân rếp thành một viền hoa văn. Cuống nhẫn được làm bằng sáp như đầu chiếc đũa con, dài 1,5-2cm. Mỗi chiếc khuôn bao giờ cũng đúc một lần hai chiếc nhẫn, một chiếc "nhẫn mái" và một chiếc "nhẫn trống".
Sau khi đã có dáng, nghệ nhân Chu-ru mang khuôn sáp nhúng đều vào dung dịch phân trâu đực ba tuổi hòa lẫn với đất lấy từ một nơi bí mật trong rừng để tạo ra một hỗn hợp không cháy trong nhiệt độ cao rồi đem phơi nắng cho đến khi khuôn khô hoàn toàn.
Bước tiếp theo, khuôn sáp ấy được mang đốt trên than lửa, sáp bên trong sẽ nóng chảy, phần dung dịch phân trâu còn lại sẽ tạo thành một khuôn âm bản và trên hình của khuôn này, bạc nấu chảy được đổ vào để tạo thành đôi nhẫn. Để khuôn nguội, một đôi nhẫn bạc màu nâu đất sẽ hiện ra. Nếu mang cặp nhẫn ấy bỏ vào nồi bồ kết rừng đang sôi nấu thêm vài phút thì cặp nhẫn ấy mới lên màu sáng bóng lấp lánh.
Theo những bậc cao niên có kinh nghiệm trong buôn Chu-ru, khi đúc nhẫn, củi đốt phải là loại cây rừng có tên kasiu, còn nếu đốt bằng các loại củi khác thì nhẫn sẽ bị nứt, gãy. Đặc biệt, đêm trước khi đúc nhẫn, người nghệ nhân không được phép ngủ cùng vợ; 4 giờ sáng bắt đầu nấu bạc, đúc nhẫn và tới 8 giờ thì phải hoàn thành công đoạn cuối cùng.
Vinh Minh (Dân Việt)
 

  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 59783379

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July