Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Thương nhớ… cà ràng! Thương nhớ… cà ràng! , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Petrotimes)
 - Có thể với bạn, những công dân @ mặc quần jeans chạy xe phân khối lớn ăn fastfood nói tiếng Anh như gió, cái tên cà ràng nghe thiệt là lạ…

Nhưng tự mấy năm trăm năm trước, cùng với đời thương hồ lãng tử rày đây mai đó, cà ràng là một vật bất ly thân. Tự mấy trăm năm trước, trên những con thuyền ngược xuôi như nêm khắp các kênh rạch chằng chịt một vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, luôn có sẵn một chiếc cà ràng. Các nhà khảo cổ còn tin rằng, tuổi đời của cà ràng còn vượt xa lịch sử khẩn hoang của vùng Nam Bộ cả ngàn năm.

Cà ràng là vật dụng không thể thiếu thời khẩn hoang

Cà ràng, nôm na đó là một cái bếp đất nung, rất đơn giản, dễ sử dụng và dễ vận chuyển. Cà ràng có hình dáng như số 8 được uốn bằng đất sét một đầu to có 3 cạnh để kê nồi, đầu còn lại nhỏ để đưa củi vào. Phần trước cà ràng, nơi có lửa ngọn thì nấu, còn phần sau đuôi, thì cào than để nướng.

Để cho lửa cháy đượm thì dùng một ống tre dài thông thoáng 2 đầu, thổi vào nghe tu tu rất lạ tai. Cà ràng có hai loại: cà ràng đơn với một miệng bếp, và cà ràng đôi hai miệng bếp; cà ràng đôi thường có một bếp chính phía trước và một bếp nhỏ hơn ở phía sau; cả hai loại cà ràng này chỉ có thể nấu được bằng củi.

Cà ràng trong chái bếp

Có dịp bước vô một chái lều bốn mùa hênh hao dựng hờ hững trên một con sông quanh năm gió chướng bất kỳ nào đó, bạn đều dễ dàng bắt gặp cà ràng trầm mặc đặt trong bếp. Xa lắc xa lơ, từ thuở “mang gươm đi mở cõi”, ở những miệt quê thẳm sâu nhất, người ta đã sử dụng cà ràng để nấu ăn rồi. Nấu bằng cà ràng có lẽ là phổ biến nhất trong dân gian, ở miền Tây Nam Bộ.

Đã là một công cụ không thể thiếu, hẳn sẽ phải có một nơi xuất xứ. “Nguyên liệu” để làm nên cà ràng tốt nhất là loại đất đặc biệt có ở dưới chân núi Nam Vi, miệt Xà Tón, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cái tên cà ràng chính là được khởi nguồn từ tiếng Khmer – kran.

Theo những nhà nghiên cứu văn hóa thì cà ràng là hiện vật đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam xưa kia từng hiện diện ở nơi này. Và nó cũng là dấu ấn khẩn hoang khó phai của cha ông từ hơn 300 năm trước.

Không cầu kỳ phức tạp, nhưng cách làm nên một chiếc cà ràng lại vô cùng độc đáo. Người ta lấy ba phần đất sét trộn với bảy phần trấu, nắn theo kiểu ước chừng trước khi phơi. Bởi sản phẩm không có khuôn nên làm cho giống nhau về hình dáng và kích cỡ là điều không đơn giản.

Sản phẩm hoàn thành, sau khi dùng cây đập cho đều và láng, phơi chừng 4-5 nắng tốt thì khô. Mùa mưa cà ràng “mộc” (chưa nung) phải để trong mát chừng một tháng, sau đó đưa vô lò hầm ba ngày mới thành phẩm.

Thiệt chân chất, thiệt giản đơn, thiệt tiện lợi, ấy vậy nhưng cái bếp nung đất này đã nuôi lớn biết bao đời thương hồ ăn sóng ngủ gió, hồn nhiên phiêu lãng giữa đất trời.

Nói xa xưa, kỳ thực cũng chỉ hơn 300 trăm chớ mấy, theo những biến thiên của lịch sử, thương hồ Nam Bộ ngày nay cũng chính là những bác nông dân sinh ra và lớn lên giữa ruộng đồng thẳng cánh cò bay, giữa đình đền miếu mạo thấm đẫm văn hóa tam cương ngũ thường bền chặt, vì một lý do nào đó, rời quê hương bản quán, lưu dạt tới mảnh đất này. Bắt đầu trang sử khẩn hoang kỳ bí, kỳ thú và kỳ diệu.

Nguyên sơ những đàn cá sấu nhởn nhơ trong đầm. Nguyên sơ cả tiếng cọp à uôm vọng ra từ trong những khu rừng thẫm bóng u minh. Nguyên sơ hẩm bà lằng những cá những tôm những bạt ngàn ngút xanh cây cỏ. Nguyên sơ.

Trên những con thuyền xuôi ngược luôn có sẵn một chiếc cà ràng

Nhắc đến cà ràng, không thể không nhắc đến đặc thù cuộc sống sông nước miền Tây là bởi vậy. Thiên nhiên vùng châu thổ Cửu Long giang dềnh dàng đủ các loại hình con nước: nước ròng, nước đứng, nước rặc, nước nhảy, nước chụp, nước ngược, nước xuôi.

Chính điều kiện sông nước khi cuộn đỏ phù sa bồi đắp cho bờ bãi xanh um cây trái, khi len lỏi hiền hòa tới từng miệt vườn sâu thẳm đó đã sản sinh ra biết bao nhiêu loại thuyền ghe. Nhỏ như xuồng ba lá thanh mảnh, lớn như chiếc ghe bầu nghe tên cũng đã thấy nặng nề ậm ụi. Chợ thì nổi, nhà thì di dộng, nên mọi cách thức sinh sống của người miền Tây cũng hổng giống ai trên đời này.

Thay vì rau hái ngoài vườn, thay vì đun nấu nhiêu khê, thì đấy, vợt cá lóc nướng khô thơm phức trên ngọn lửa tràm, thì đấy, hái cây bông súng ngoài đồng về nấu canh chua với cá linh, hay xài tạm món đặc sản chỉ có ở Nam Bộ vào mùa nước nổi như bông điên điển xào tép rong, tép cỏ…

Hẳn vì lẽ đó, nên cũng là người nông dân thuần chất thôi, nhưng Hai Lúa miệt vườn hào sảng hơn, quảng giao hơn, sẵn sàng kết bằng hữu tâm giao với bất kỳ ai trên đường chống ghe ngược xuôi dòng nước nổi. Cứ nhìn chiếc cà ràng thì cũng biết, lòng người Nam bộ phóng khoáng hồn hậu cỡ nào. Họ chỉ cần một chiếc cà ràng đặt trên ghe, xuồng là đã có thể thoải mái nấu trước nướng sau, đã có thể làm nên một bữa tiệc xôm xịa đãi khách.

Hẳn vì lẽ đó, người dân Nam Bộ vẫn còn lưu mãi câu ca: ăn thì nhiều ở hết bao nhiêu. Lều có thể sơ sài. Mái có thể chỉ là lá cây lợp tạm. Nhưng bếp, thì lúc nào cũng phải ấm, lúc nào cũng sẵn sàng để đốt lên ngọn lửa của tình người. Dẫu đó chỉ một cái bếp nung đất bình dị, như cà ràng.

Có lẽ bây giờ, ở ngay cả nơi cà ràng chào đời, người ta cũng đã chuyển dần sang dùng những cái bếp hiện đại, chẳng còn mấy ai lọ mọ chụm đầu vào bếp thổi lửa bụi bay tứ tung nữa. Nhưng đối với những người nông dân sống lênh đênh trên những dòng hải lưu mải miết của Cửu Long giang kỳ bí, cà ràng vẫn là một vật bất ly thân, bởi sự đơn giản, nhưng tiện dụng của nó.

Gas, dầu có thể cạn, nhưng cây lá khô trên rừng, liệu có thể hết được không? Chỉ cần có chỗ đặt, chỉ cần “cự” củi còn vài cây, là đã đủ để một gia đình thương hồ thảnh thơi rung đùi ngắm trời sao mà ngâm nga câu vọng cổ.

Cuộc sống bây giờ có thể đã đủ đầy sơn hào hải vị, nhưng hương vị rặt quê mùa thì chắc chắn vẫn luôn là niềm khát khao mãnh liệt trong lòng người, cho dù có hay không có máu giang hồ vặt. Chút hương vị rặt quê mùa đó, chẳng phải đã mang nặng bao ân tình góp nhặt từ suốt mấy trăm năm mở cõi của ông cha?

 Lê Chi


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66552366

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July