Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nhớ nghề giấy dó An Cốc Nhớ nghề giấy dó An Cốc , Người xứ Nghệ Kiev
 

  "Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ". Tiếng nện chày giã giấy dó đã đi vào ca dao của người Việt. Và trong tâm thức của người dân Hà Nội vẫn coi làng Yên Thái ở bờ Nam hồ Tây (Hà Nội) (tục gọi là làng Bưởi vào đầu thế kỷ 20) là nơi chính làm giấy dó dùng để viết hoặc in. Nhưng ít ai biết được rằng làng An Cốc, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội mới được ví như chốn tổ của nghề giấy dó cả nước.

Làng An Cốc gồm hai xóm An Cốc Thượng và An Cốc Hạ, cách nhau một đoạn đê nằm ở hữu ngạn sông Nhuệ. Nơi đây, thuở trước được mệnh danh là chốn tổ của nghề làm giấy dó. Những vị bô lão trong làng An Cốc không ai biết chính xác nghề làm giấy dó có từ khi nào. Chỉ có những lớp nghệ nhân từ thời này sang thời khác truyền miệng rằng làng tôn thờ hai vị tổ nghề làm giấy.


Tranh Đông Hồ được làm từ giấy dó. (Ảnh: Internet)

Một vị tổ nghề có tên là Thái Luân, truyền nghề cho dân gian từ cuối thế kỉ thứ nhất sau Công Nguyên. Vị tổ nghề thứ hai, không rõ họ tên, là người của làng, sau khi đi sứ Trung Hoa học được nghề làm giấy đã đem nghề về truyền dạy cho dân làng, rồi ông lên kinh thành Thăng Long truyền dạy nghề làm giấy dó cho dân hai làng Nghĩa Đô và Yên Thái. Tại ngôi đình Thọ Vực, còn gọi là đình Bơi, thờ hai vị tổ nghề của giấy dó, mỗi năm làng An Cốc giỗ tổ hai lần, lần thứ nhất vào ngày mùng 9, ngày mùng 10 tháng Giêng, lần hai vào ngày mùng 9 đến ngày 12 tháng 8 Âm lịch. Vào những ngày này, thợ làm giấy từ Yên Hòa, Yên Thái - vốn xuất thân từ An Cốc - đều nhớ ngày giỗ tổ mà về.

Nghề làm giấy dó khiến người An Cốc “mát mặt” bởi giấy dó của làng từng là giấy viết phong sắc vua ban cho các thành hoàng, thần sắc…Những năm chiến tranh, An Cốc không chỉ làm giấy dó cổ truyền mà những sản phẩm của họ còn được dùng làm giấy in báo Cứu quốc, in vở bình dân học vụ… Trước những năm 1990, An Cốc còn nổi tiếng và phát đạt bởi đây là nơi cung cấp nguyên liệu để làm pháo, ngòi thuốc, giấy quạt…

Quy trình làm giấy dó khá cầu kì và phức tạp. Loại giấy này được làm từ cây dó - một thứ cây hoang dại mọc ở rừng, ven sông Lô, sông Thao, có nhiều xơ. Cây được ngâm nước sông Nhuệ từ hai đến ba ngày rồi vớt lên, để ráo, sau ngâm với nước vôi hòa muối, rồi đem đặt trong nồi đồng nấu chín để có thể bóc lần lượt từng lớp vỏ. Bóc đến lớp cuối cùng thì đem giã mịn như bột mới cho vào giá vò có ken nan thật dày để đãi trôi hết vỏ. Sau đó lại đem phần bột đó giã đến khi quánh, mịn như bánh dày. Khâu cuối cùng là xeo giấy, phơi giấy. Mà làm loại giấy nào sẽ phụ thuộc vào cách xeo giấy dày, mỏng, phụ thuộc vào cả “ngữ chỉnh” ở khuôn xeo.Trong số bảy loại giấy dó truyền thống được người An Cốc sản xuất thì Hành Di và giấy sắc là nổi tiếng nhất, là niềm tự hào của người làng. Hành Di là loại giấy dó viết đẹp nhất, tốt nhất, giấy có hoa văn cổ, chuyên để tiến vua, chúa. Còn giấy sắc là loại giấy pha màu và hoa văn rồng, nhũ bạc, được cung cấp cho triều đình để dùng vào việc viết sắc phong thành hoàng làng.

Làng An Cốc làm rất nhiều loại giấy, không chỉ có giấy dó, mà còn giấy phương cho các làng vàng mã, giấy khay để gói hàng, giấy trúc để viết, làm quạt, làm pháo... Đã có thời gian, một nhà máy giấy được hình thành ngay tại An Cốc và chủ yếu là sản xuất giấy vở học sinh, các loại giấy khác đa phần vẫn do các hộ dân làm. Thế nhưng sau gần hai mươi năm hoạt động, với nhiều lý do, nhà máy giấy đã phải đóng cửa. Cũng thời điểm đó, người dân An Cốc tập trung sản xuất giấy trúc, loại giấy chủ yếu phục vụ cho việc gói hàng, làm quạt, làm pháo. Dù làm nghề này rất vất vả song người An Cốc quyết theo nghề. Người làng còn truyền nghề cho cả con gái. Con gái lấy chồng mang nghề về bên chồng.

Ở hai thôn An Cốc Thượng và An Cốc Hạ, ngày trước, ngoại trừ hai vụ cấy gặt, thời gian còn lại trong năm, nhà nhà, người người đều làm giấy. Nhưng đó là chuyện của vài trăm năm về trước, còn từ gần hai thập kỉ nay, người An Cốc phiêu dạt tứ xứ. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước trở lại đây, cùng với các loại giấy cao cấp nhập ngoại, sự xuất hiện của các sản phẩm giấy do các nhà máy giấy hiện đại như Bãi Bằng, Trúc Bạch sản xuất khiến giấy An Cốc không đủ sức cạnh tranh.

Nhu cầu dùng giấy trúc để gói hàng, làm pháo ngày càng ít đi dẫn đến việc An Cốc đánh mất thị trường tiêu thụ. Nghề truyền thống trở nên ảm đạm, mai một. Những tấm bê tông là đáy của tàu xeo, mảnh gỗ là ván kích và chiếc đòn… vật đã từng rất thân quen này, nay chỉ là kỉ niệm.

Không chỉ người dân trong làng thao thức với nghề, chính quyền địa phương cũng trăn trở trước thực trạng nghề truyền thống mai một. Nhưng thực tế là hiện nay, dù có nhiều máy móc hiện đại phục vụ việc làm giấy nhưng để đầu tư công nghệ thì không thể, bởi chi phí quá cao.

Ở An Cốc, những người còn đa đoan, nặng lòng với nghề thì đến ngày giỗ tổ rủ nhau tới đình tổ dâng hương, bày tỏ tấm lòng và nhớ lại cái thủa mùi hồ thơm bay khắp làng. Nhưng không ai muốn rằng người An Cốc đánh mất nghề truyền thống. Những nghệ nhân già trong làng đều đau đáu nhớ nghề. Chỉ mong trong một ngày gần nhất mùi giấy, mùi hồ lại thơm khắp đường làng An Cốc.


(Theo Tạp chí THHN )


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66547870

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July