Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lịch sử tà áo dài Việt Lịch sử tà áo dài Việt , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Petrotimes)
 - Đã đi vào thi ca, văn học nghệ thuật với hình ảnh rất nên thơ, lãng mạn, duyên dáng... tà áo dài Việt Nam là biểu tượng của văn hóa dân tộc...

Theo những thăng trầm biến cố của lịch sử, chiếc áo dài cũng thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Nhưng dẫu thay đổi thế nào thì cuối cùng áo dài vẫn là biểu tượng cho vẻ đẹp, văn hóa, “sức mạnh” ngàn đời của người phụ nữ Việt Nam.

Chiều dài lịch sử

Chưa có một sử sách nào, chứng nhân nào xác định một cách chính xác thời gian ra đời tà áo dài Việt Nam. Nhưng dựa trên những tài liệu, thông tin của những nhà văn hóa, nghiên cứu lịch sử… khoảng ba nghìn năm trước, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà thướt tha, mềm mại, mỏng manh như cánh bướm bay trong gió đã xuất hiện trên những cổ vật như mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ, trên thạp đồng Đào Thịnh. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng, chiếc áo dài đã ra đời từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, xưng Vũ Vương (1739-1765) ở thế kỷ XVIII.

Trong cuốn “Kể chuyện chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn” của Tôn Thất Bính có bài “Những trang đầu của lịch sử áo dài”, viết: “Chiếc áo dài tha thướt, xinh đẹp hiện nay phải qua một quá trình phát triển. Nó được hình thành từ đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Khi chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe người Nghệ An truyền câu sấm: “Bát đại thời hoàn trung nguyên” (tám đời trở về trung nguyên), thấy từ Đoan Quốc Công đến nay vừa đúng tám đời bèn xưng hiệu lấy thể chế áo mũ trong Tam tài đồ hội làm kiểu… Lại hạ lệnh cho trai gái hai xứ đổi dùng áo quần Bắc quốc để tỏ sự biến đổi…”.

Sách viết tiếp: “…Thế là do tinh thần độc lập, muốn dân chúng trong địa phận mình cai trị mang y phục riêng để phân biệt với miền Bắc, Nguyễn Phúc Khoát hiểu dụ: “Y phục bản quốc vốn có chế độ, địa phương này từ trước cũng chỉ tuân theo quốc tục, nay kính vâng thượng đức, dẹp yên cõi biên, trong ngoài như nhau, chính trị và phong tục cũng nên thống nhất. Nếu còn có người mặc quần áo kiểu người khách (hàm ý người Trung Quốc – PV) thì nên đổi theo thể chế của nước nhà. Đổi may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải, lụa. Duy có quan lại thì mới cho dùng xen the, là, trừu, đoạn, còn gấm vóc và các thứ hoa rồng phượng, nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn. Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy ý. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ…”. Nếu nói không sai thì theo tài tài liệu này áo dài Việt Nam đã ra đời từ thế kỷ XVIII, được dung hạp giữa hình thức, màu sắc, chất liệu vải của phương Bắc và Nam, với hình thức ban đầu là đơn giản, thô sơ nhưng kín đáo.

Cuốn sách của Giáo sĩ Borri được xuất bản tại Lille, Pháp năm 1631. Giáo sĩ Borri đã tả rất rõ về cách ăn mặc của người Việt đầu thế kỷ XVII: “Người ta mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”. Nếu được coi là “tiền thân” của áo dài thì kiểu áo trên đây cho thấy áo dài có thể hình thànhh từ thế kỷ XVII, thậm chí trước đó. Vì theo truyền thuyết, khi xông trận đánh đuổi quân nhà Hán, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà, che lọng vàng trang sức lộng lẫy…  Nhưng dẫu ra đời vào thời gian nào, lấy cảm hứng từ đâu thì chiếc áo dài vẫn mang đậm bản sắc, văn hóa của người dân bản địa đồng thời phản ánh xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Thăng trầm chiếc áo dài

Không những mang dấu ấn, sức mạnh của người trị vì đất nước mà áo dài còn thể hiện tinh thần, văn hóa của dân tộc. Khi kết thúc thời gian đô hộ của người phương Bắc, chuyển sang ách thống trị của thực dân Pháp, chiếc áo dài đã “biến thiên” theo vận mệnh đất nước khi được cách tân theo văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Vì học tập tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Pháp thành lập (nay là Trường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội), trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, họa sĩ Cát Tường cùng với nhóm Tự lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống với phương châm: “Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước.

Muốn biết nước nào tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của người nước họ ta cũng đủ hiểu”. “Le Mur” là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen… và đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. “Yên vị” được 4 năm thì đến năm 1934, sau khi họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài “Le Mur” theo cách riêng của ông là dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, áo “Le Mur” của Cát Tường hoàn toàn “mất tích”.

Lê Phổ đã bỏ kiểu tay phồng, rồi may cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà áo mềm mại bay lượn… Kiểu áo dài của ông rất được đón nhận, đặc biệt tại Hội chợ Nữ công Đà Nẵng. Trong suốt gần 30 năm, kiểu áo dài đó không thay đổi nhiều  ngoại trừ cổ áo, gấu áo, eo áo: lúc cao, lúc thấp, lúc hẹp, lúc rộng… Chiếc quần cũng thay đổi từ kiểu cẳng què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn dải rút đổi sang lưng nhỏ, cài khuy rồi kéo khóa theo kiểu phương Tây.

Lịch sử thay đổi kéo theo xu thế thời trang cũng thay đổi. Đến năm 1958, khi Mỹ đã “thế chỗ” thực dân Pháp và chế độ bù nhìn của Vua Bảo Đại bị lật đổ thì một lần nữa áo dài lại “thăng trầm biến cố”. Trần Lệ Xuân, em dâu của tổng thống Ngô Đình Diệm và là vợ của Ngô Đình Nhu đã “dấy” lên làn sóng thời trang với áo dài không cổ, tay ngắn, đi găng tay trắng, bới tóc cao hở cổ cao ba ngấn… Nhưng do “tác giả” của kiểu áo mới đã thể hiện rõ sự lộng hành, thao túng nội các chính phủ và  làm rối ren tình hình chính trị, xã hội nên áo dài “Trần Lệ Xuân” đã bị tẩy chay mạnh mẽ.

Tuy  nhiên, được xem là cách tân nhiều hơn cả là áo dài của những năm 60, khi phụ nữ thay đổi tư duy về thời trang theo thiên hướng khoe những đường cong hấp dẫn của phụ nữ. Theo đó, áo dài được may chiết eo, thậm chí chiết rất chặt để tôn ngực. Eo áo cắt cao để hở cạp quần, gấu áo cắt ngang thẳng và dài đến gần mắt cá chân, cổ áo khoét tròn. Đến lúc phong trào “hippi” lên cao thì kiểu áo của nhà may Dung Đakao ở Sài Gòn lại chiếm thế “thượng phong” vì tay áo và ống quần được may xéo 450, ôm sát ở trên rồi loe ở dưới, giúp cho người mặc trông uyển chuyển, thướt tha hơn khi bước đi.

Mặc dù đã có bề dày hơn 3 thế kỷ nếu tính từ thuở “sơ khai” là áo tứ thân, nhưng áo dài luôn là nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thiết kế hiện nay. Chính sáng tạo của họ đã làm nên tên tuổi, uy tín của họ không chỉ giới thời trang trong nước mà còn trên thế giới. Họ đã vinh danh áo dài Việt Nam và áo dài Việt Nam cũng đã vinh danh họ.

Xuân Bách


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60414335

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July