Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 17/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Bí ẩn sách cổ miền Tây Bắc Bí ẩn sách cổ miền Tây Bắc , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 

 
Miền Tây Bắc ẩn chứa trong lòng biết bao kho tàng di sản văn hóa quý giá đòi hỏi con người phải dày công tìm hiểu, khám phá, sưu tập giải mã và phát huy. Một trong số kho tàng cổ vật đó là văn bản, văn hóa, thư tịch cổ, tạm gọi tắt là sách cổ.

Tây Bắc là miền đất của sách cổ bởi sự cổ xưa huyền bí của văn tự ký tự, sự đa dạng về hình thức trên đá, trên gỗ, trên mặt kim loại, trên giấy và đặc biệt là sự khổng lồ về số lượng, dung lượng ở nhiều tộc người có trong tay các văn bản sách cổ. 
 



 Những hình khắc bí ẩn trên đá ở Sa Pa . Ảnh: Đức Toàn


Văn bản sách cổ nhất Việt Nam, có thể nói là cổ nhất Đông Nam Á là các ký tự khắc trên đá vách hang Đồng Nội, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Đó là hình khắc con thú thuộc loài vật ăn cỏ và ba mặt người có sừng trên đầu. Phải chăng các ký tự cổ trên đá có niên đại một vạn năm này đã ghi chép lại tín ngưỡng nguyên thủy thờ vật tổ thuộc nền văn hóa Hòa Bình hậu kỳ đồ đá. Vật tổ hay nói khác đi là linh vật của họ có thể là hươu, nai, hoẵng… Đó vẫn chỉ là suy đoán còn những ký tự trên đá kia nói gì vẫn còn là điều bí ẩn.

Sách cổ trên đá với vô vàn ký tự có tuổi đời hàng ngàn năm ở Tây Bắc phải kể đến bãi đá cổ Lao Chải, Hầu Thào, Tư Van, Sư Pán thuộc Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Hang Chú Bắc Yên, Má Màng Liệp Tè, Thuận Châu (Sơn La), Nậm Dấu Xí Mần (Hà Giang). Các ký tự hoa văn trên hàng trăm trang sách cổ khắc trên đá có nội dung đường cong, đường tròn, bầu dục, đường chéo, song song, hình xoắn, vòng xoáy, vuông, chữ nhật, tam giác, mặt trời, nhà sàn, hình người, chim, thú, hoa, vật cảnh… cùng một số dạng ký tự ngôn ngữ cổ.

Lâu nay chúng ta xếp trống đồng vào loại cổ vật thiên về dạng văn hóa vật thể bởi giá trị trong nghi lễ, nhạc lễ, trống trận, sang giàu và quyền thế. Vùng Tây Bắc hiện đang lưu giữ hàng trăm trống đồng, nếu hiểu Tây Bắc theo phân vùng văn hóa số trống đồng lên tới ngàn chiếc. Riêng tỉnh Hòa Bình có 120 chiếc. Còn một lượng lớn trống đồng phát hiện cổ vật ở vùng Tây Bắc hiện trưng bày, lưu giữ ở các bảo tàng, kho cổ vật trong nước và quốc tế, bộ sưu tập cá nhân, đình chùa, đồ gia bảo của gia đình, dòng họ…

Giá trị vô giá và hồn thiêng của trống đồng chính là ở chỗ những ký tự, hình họa, hoa văn họa tiết chuyển tải dung lượng thông tin khổng lồ của ngàn xưa tới mai sau. Có thể nói, trống đồng là một dạng sách cổ trên bề mặt kim loại.

Ngày nay, chúng ta có thể đọc được trên mặt trống đồng những quan niệm về vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của người Việt cổ. Những lễ thức hội hè, sinh hoạt sản xuất, hình dạng trang phục, đặc điểm phồn thực đều có thể đọc ra trên mọi trang sách trống đồng. Rất tiếc lâu nay chúng ta chưa tiếp cận với hoa văn trống đồng như là một văn bản học cổ xưa để đọc và nhận biết giải mã một cách thấu đáo. 

Dạng sách cổ trên giấy ở Tây Bắc có thể tới vạn bản. Hiện ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, Lào Cai, Điện Biên mỗi tỉnh đã sưu tầm được khoảng trên dưới 1000 bản. Các tỉnh còn lại trong vùng cũng có tới hàng trăm bản. Số lượng sách cổ trên chất liệu giấy ở trong dân còn rất lớn. Riêng vùng người Dao ở Lào Cai nhiều xã có tới 300-400 cuốn sách ở các gia đình.

Sách cổ Tây Bắc ngoài một số sắc phong, hoành phi, câu đối ở đình, chùa, miếu còn phần lớn là sách cổ gia đình. Đó là các cuốn gia phả, họ phả, tộc phả, sách phản ánh quá trình thiên di tìm đất lập làng, phản ánh tinh thần đấu tranh bất khuất tìm nguồn sống cho dân tộc, cộng đồng. Một lượng lớn sách ghi lại phong tục tập quán, cách thức tiến hành nghi lễ, hội hè, tôn giáo, tín ngưỡng, bài cúng, bài trừ ma tà, bệnh dịch, nghi lễ cưới, tang, nhà mới, giải đen, giải hạn, y học cổ truyền…

Sách cổ Tây Bắc có nội dung văn học rất phong phú. Nhiều bản sách ghi lại ca dao, tục ngữ, hò vè, hát xướng, truyện thơ, sử thi, trường ca, truyện cổ. Nhờ có sách cổ mà ngày nay chúng ta có thể tuyển chọn, biên dịch, xuất bản trọn vẹn được các tác phẩm dân gian đồ sộ như Mo Mường đẻ đất đẻ nước, út Loát Hồ Liên, Nàng Nga Hai mối, nàng Ườm chàng Bằng Hương (dân tộc Mường), Sống chụ sôn sao, Ẳm Ệt luộng, Khum Lư nàng ưa (dân tộc Thái)…

Cũng như sách cổ trên đá, trên kim loại, sách cổ trên giấy ở Tây Bắc rất đồ sộ, đồng thời chứa đựng nhiều giá trị mà hiện nay chúng ta chưa nhận biết và khai thác đầy đủ. Đã là sách cổ thì việc sưu tầm, nghiên cứu và phát huy nó không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành hoạt động di sản văn hóa. Các ngành như thư viện, ngôn ngữ, văn nghệ dân gian, giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin nên chăng cũng cần vào cuộc tích cực để giúp cho toàn xã hội có cái nhìn đúng đắn và phát huy đúng mức các giá trị trong kho tàng sách cổ Tây Bắc hiện nay. Nên chăng, có đề tài khoa học cấp Nhà nước và có dự án cấp Quốc gia để giải mã những bí ẩn của sách cổ chống xuống cấp cho sách cổ bởi một cuộc chảy máu trên thị trường và tự hủy hoại theo thời gian.

Ngô Quang Hưng/ LangVietOnline

 

  Các Tin khác
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60916032

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July