Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 17/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí , Người xứ Nghệ Kiev
 

Người La Chí ở Lào Cai sinh sống tập trung chủ yếu ở thôn Nậm Táng, Nậm Khánh, Mào Phố - xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà; thôn Hóa Chư Phùng của xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai.


Lễ cúng gọi hồn lúa của người La Chí
ảnh minh họa
 

Đời sống kinh tế của người La Chí ở Lào Cai vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, họ cải tạo các sườn đồi, núi thành các thửa ruộng bậc thang để cấy lúa nước.

Trong tập quán canh tác nông nghiệp của người La Chí luôn mang đậm nét tín ngưỡng như: lễ cúng cầu mùa, lễ cúng cơm mới, cúng trừ sâu bệnh, trong đó lễ cúng gọi hồn lúa là một trong những nghi lễ quan trọng mang nét văn hóa đặc trưng nhất trong hệ thống tín ngưỡng nông nghiệp của người La Chí ở Lào Cai.

Theo tập quán canh tác của người La Chí, sau khi gia đình làm đất xong, trước khi cấy, gia đình phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhập vào hạt giống, giúp cho cây trồng phát triển tươi tốt, gia đình có vụ mùa bội thu.

Người La Chí quan niệm rằng, sau khi mùa vụ thu hoạch xong là một khoảng thời gian dài nhàn rỗi, hồn của cây lúa thường ngủ quên chưa tỉnh giấc hoặc "đi chơi" lang thang, do vậy, gia đình phải nhờ thầy cúng gọi hồn lúa về thì cây lúa mới phát triển tươi tốt, gia đình mới có mùa vụ bội thu.

Ngày gia đình tổ chức lễ cúng, gia đình phải đi mời một người thầy cúng cao tay trong làng về cúng giúp gia đình, ngoài ra, họ phải chuẩn bị các lễ vật gồm: một con lợn, một gói cá, một chai rượu hoẵng (nếu không có rượu hoẵng, gia đình có thể thay thế bằng một chai nước ngọt), một củ gừng, bốn bó mạ.

Các lễ vật được chủ nhà bày lên chiếc mâm gỗ, đặt trước bàn thờ tổ tiên để thầy cúng gọi hồn lúa về cho gia đình.

Sau khi bày lễ vật xong, chủ nhà lấy hai chiếc nan tre uốn thành hình vòng cung đặt trước mâm thờ với ý nghĩa tượng trưng cho chiếc cầu để thầy đón hồn lúa về. Sau khi lễ vật được chuẩn bị xong, thầy cúng ngồi vào mâm cúng theo tư thế ngồi xổm hoặc ngồi khoanh chân, mặt hướng về phía bàn thờ tổ tiên, miệng khấn báo cáo với các cụ tổ tiên ba đời là hôm nay gia đình tổ chức lễ cúng, con cháu mời các cụ về hưởng lễ rồi phù hộ cho gia đình có mùa màng bội thu.

Khi hành lễ, thầy cúng một tay cầm chiếc sừng trâu thay chén uống rượu (bởi vậy các dân tộc khác gọi người La Chí là dân tộc uống rượu sừng trâu), tay còn lại để thõng. Mỗi khi gọi đến ai, thầy cúng lấy nhúm một con cá, hoặc một miếng thịt đặt sang bên cạnh thành một phần riêng với ý nghĩa lễ vật đã giao cho ai thì phải để riêng, đồng thời, ông cũng nhặt một miếng bỏ thành một đống riêng cạnh là phần của thầy cúng được hưởng.

Sau khi cúng mời tổ tiên, gia chủ mang lợn vào cắt tiết, làm sạch lông, đặt gần mâm cúng để thầy cúng giao cho tổ tiên và các vị thần.

Sau phần cúng sống là phần cúng chính, chủ nhà lấy dao xẻ lấy một miếng thịt bụng của con lợn đem thái thành từng miếng nhỏ bỏ vào nồi nấu chín, rồi múc ra bát hoặc rải lên tàu lá chuối đặt trên mâm cúng để thầy cúng giao cho các cụ tổ tiên, các vị thần. Thầy cúng sẽ gọi tên lần lượt các cụ tổ tiên của gia đình về nhận lễ, mời đến ai thì thầy cúng lấy tay nhặt một miếng thịt bỏ sang đống bên cạnh, đồng thời nhặt một miếng đưa lên miệng ăn với ý nghĩa như việc đang ăn uống cùng tổ tiên.

Tiếp đến, phần gọi hồn lúa, đây là phần cúng quan trọng nhất, thầy cúng sẽ giúp gia đình tìm hồn lúa đang trú ngụ ở đâu, có thể ở trong kho thóc hay còn đang ngủ quên, đang "đi chơi" lang thang ở đâu đó, cũng có khi hồn bị các loại ma bắt giam giữ thì thầy cúng sẽ gọi về.

Khi tìm thấy hồn lúa, thầy cúng gọi lần lượt theo trình tự sinh trưởng của cây lúa, đầu tiên gọi phần mầm ở đầu mỗi hạt thóc, rồi gọi phần hạt, phần vỏ trấu, gọi cây mạ non, cây lúa, đốt đòng, lá… cho đến khi cây lúa thành hạt. Trong lễ cúng này, gia chủ chuẩn bị một bát nước đặt trước mâm thờ, một củ gừng được buộc vào một sợi dây để đi tìm hồn lúa.

Củ gừng được người La Chí tôn sùng là vật cúng thế của người La Chí, là vật nối liền giữa người âm và người dương, cho nên bất cứ lễ cúng nào của người La Chí cũng không thể thiếu được củ gừng. Đến khi gọi được hồn lúa về nhà thì sợi dây treo củ gừng sẽ đung đưa, còn hồn chưa về, sợi dây sẽ đứng im, thầy cúng lại tiếp tục gọi, cho đến khi nào hồn lúa về thì nghi lễ mới kết thúc.

Sau khi gọi được hồn lúa về nhập vào các bó mạ đặt gần mâm cúng, chủ nhà mang các bó mạ này ra đồng để cấy. Bó lúa được chủ nhà giao cho người vợ hoặc người con dâu ra khu ruộng cấy vào thành một đám với ý nghĩa là khóm lúa mẹ, lúa đầu tiên để mở đầu cho một mùa vụ mới. Người cấy khóm lúa này tuyệt đối phải là nữ giới với quan niệm là cây lúa mẹ phải do người phụ nữ cấy thì gia đình mới có mùa màng bội thu. Sau khóm lúa đầu tiên, mọi người đến giúp cùng ùa xuống ruộng cấy, họ vừa cấy vừa đùa vui với niềm tin về một mùa vụ bội thu.

Ngày nay, lễ cúng ruộng vẫn được các thế hệ người La Chí duy trì và coi đây là một tập quán không thể thiếu được trong canh tác nông nghiệp của các gia đình.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=602136#ixzz2St3FqaRJ 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60918164

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July