Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nhớ mùa cốm Tết Nhớ mùa cốm Tết , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Cũng lâu lắm rồi tôi không về quê. Cái làng nhỏ nơi mình chôn nhau cắt rốn theo thời gian cứ nhạt nhòa dần. Nhạt nhòa bởi ký ức ngày càng mịt mù theo tuổi tác và phần khác người thân cứ năm mỗi thưa vắng dần. Thưa vắng đến một lúc nào đó, có lẽ sẽ chẳng còn ai để níu kéo mình về nơi cái làng nhỏ bé nhưng lại nhiều kỷ niệm ấy nữa!

Bỗng nhiên trưa nay nắng chợt xuống thật vàng. Nắng trưa đáng lẽ phải rực rỡ, chói lọi nhưng lại vàng cái màu của mật ong, vàng cái màu mênh mang của nắng xế. Cùng theo đó, gió bấc nâng cát bụi lên là đà, kéo theo những cánh lá khô nghiêng lăn khắp các nẻo đường thành phố. Nắng vàng và gió bấc báo Xuân sắp về, lòng lại chợt sắt se nhớ về những cái Tết xa lắc xa lơ năm nào, thời tuổi còn rất nhỏ.

Thời ấy quê tôi cứ Tết đến là nhà nhà đóng cốm để thờ cúng ông bà… Những vuông cốm cỡ cuốn sổ tay, dày khoảng mươi, mười lăm phân, dán giấy nhiều màu xanh, đỏ, tím, vàng sặc sỡ, bày hai bên trên bàn thờ ông bà là biểu tượng đặc trưng nhất của ngày Tết ở quê tôi. Cứ vào khoảng hạ tuần tháng chạp trở đi là những lò rang nổ Tết bắt đầu hoạt động. Có nhà tự rang và cũng không ít nhà đi thuê rang. Ðể có được những bông nổ tốt, người ta chọn nếp và giũ phơi sạch sẽ từ vụ mùa trong năm. 


Và cũng chẳng biết bắt nguồn từ đâu, có lẽ do thời tiết và tranh thủ thời gian lúc năm cùng tháng tận, những lò thường rang nổ vào các buổi tối lên hay khi trời mờ sáng. Chẳng hình ảnh nào làm dậy lên không khí chuẩn bị Tết nhất cho bằng trong cái lạnh se se cùng sương bay lập lờ của tiết tiểu hàn, đại hàn phương Nam, đó đây trong làng lập lòe ánh lửa nơi những lò rang nổ. Ở đó, bên cạnh lò lửa đỏ hừng và tiếng nổ lụp bụp liên hồi của hạt nếp là bao câu chuyện về mùa màng, Tết nhất từ những người phụ nữ đến rang nổ và bọn trẻ chúng tôi thì chạy lượm nổ lăng xăng. Những hạt nếp nở xòe như bao đóa hoa trắng muốt, văng ra từ lò rang và thơm, nóng hôi hổi trên tay khi lượm được. Không khí các lò rang lúc đêm lên, ngày rạng ấy đã có thời quyến rũ, mê hoặc lũ trẻ chúng tôi vào thời điểm tháng tận năm cùng.

Rồi thì đến công đoạn nhà nhà lượm trấu nổ, thắng đường, trộn nổ, đóng, phơi cốm đến dán giấy nhiều sắc màu. Cái mà bọn trẻ chúng tôi thích nhất là cắt, dán hoa vào những đầu hộc cốm. Từ các rẻo giấy đủ màu "đầu thừa đuôi thẹo", chúng tôi tỉ mẩn xếp cắt thành nhiều loại bông hoa. Những hoa giấy này dán vào hai đầu cốm vừa để che nếp gấp vừa để hộc cốm đẹp thêm khi chưng trên bàn thờ ông bà. Nếu muốn đẹp và đa dạng hơn nữa thì cắt nhiều hoa khác màu và dán chồng lên nhau trong to, ngoài nhỏ dần.

Ngày Tết, ngoài các thứ đồ thờ tự bằng đồng như chân đèn, cổ đỗng, lư hương… được lau chùi sáng bóng thì những chồng cốm xếp hai bên khiến bàn thờ trở nên thiêng liêng, trang trọng. Nhìn lên thấy ấm lòng cháu con hiếu thảo và rất… Tết!

Thường thì cốm chưng trên bàn thờ chỉ vài mươi hộc. Có nhà làm chỉ đủ chưng nhưng những gia đình đông người có khi đóng đến vài ba trăm hộc. Sau lễ cúng tiễn ông bà và hạ nêu, cốm được cất vào nơi thoáng mát. Nhà nào đóng nhiều cốm, họ để dành ăn dài dài cho đến hết tháng giêng. Càng xa Tết, cốm ăn càng thấy ngon. "Nhà mày còn cốm hông?" thường là câu hỏi cửa miệng lúc chúng tôi gặp nhau khi mà cái Tết đã lùi vào xa lơ xa lắc. Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng của nông nhàn, những hộc cốm cắt, bẻ ra làm buổi uống trà sáng của người lớn thêm đậm đà và tuổi nhỏ, hay thích đồ ngọt chúng tôi thì… rất đã thèm và ấm bụng. Cánh mục đồng thời ấy, sáng sáng cưỡi trâu ra đồng chăn mà có đeo lắt lẻo bên hông hộc cốm thì cứ gọi là… sang nhất trần đời!

Bây giờ thì những bánh cốm hình như bao thuốc lá, dán bằng loại giấy bóng kiếng bán đại trà. Những bánh cốm ấy mua cúng, đơm tiện lợi nhưng thiếu vắng công sức làm ra của cháu con nên trông… vô hồn! Và do vậy, quê tôi chắc chẳng mấy nhà còn đóng cốm khi Tết đến Xuân về nữa! Mà như thế cũng không còn những lò rang nổ Tết ấm áp của ngày xưa. Dù gần những ngày vui vẻ nhất trong năm nhưng những đêm cuối đông lại trả về cho tối tăm và giá lạnh. Thời buổi hiện đại, vật chất dư dả nên cũng thay đổi cả đến việc cúng bái, thờ tự. Những chuối nhựa, hoa ni lông, bánh hộp… đã thế vào các chồng cốm dân dã của ngày xưa! Trẻ con bây giờ hay mắc chứng béo phì với bao thức ngon của lạ thì việc chạy lượm nổ văng để mà xuýt xoa, sung sướng như chúng tôi ngày xưa là điều chẳng bao giờ có!

Tuổi nhỏ mỗi thời, mỗi nơi một kỷ niệm khác nhau. Trẻ con vùng sâu, vùng xa và trẻ con phố thị bây giờ và ngày xưa cũng không chắc ấu thơ nào kỷ niệm hơn thơ ấu nào. Riêng tôi, cứ mỗi khi thấy gió bấc, nắng vàng và gặp cái lạnh hanh se của tháng chạp thì lại nghe dào lên trong lòng mùi hương cốm Tết. Nhớ bàn thờ với ông bà, cha mẹ… Lại nhớ quê xưa, nơi có các lò rang nổ lập lòe ánh lửa trong những đêm tháng chạp đầy giá sương. Và tưởng như nó còn ấm mãi tận giờ mỗi khi Tết tới, Xuân về lòng bồi hồi nghĩ đến.


Lê Nguyên Ngữ (Báo Người Lao động)

 

  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60686550

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July