Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nghề làm gốm Chu Ru Nghề làm gốm Chu Ru , Người xứ Nghệ Kiev
 

Bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ của các nghệ nhân thủ công biến đất mẹ hiền hòa thành hầu hết những vật dụng trong nhà, giải quyết nhu cầu thiết yếu trong nền kinh tế tự cung tự cấp.

 Sản phẩm gốm Chu Ru

Bon Krăng Gọ, xã Próh, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - một vùng đất tụ cư của người Chu Ru, nơi đây còn lưu giữ nghề thủ công truyền thống gắn bó máu thịt hàng ngàn năm. “Krăng” là tên ông chủ khai sinh vùng đất, còn “Gọ” trong tiếng bản địa là chỉ nghề làm nồi đất. Khi những buôn làng khác ở Tây Nguyên từng bao đời du canh du cư thì người Churu buôn Krănggọ chỉ tụ cư bên suối Đạyòng dưới chân ngọn núi Pnum T`rom Ủ.

Chẳng ai biết cụ thể nghề gốm ở bon Krăng Gọ có tự bao giờ và ai là người đầu tiên khai sinh nghề gốm ở làng này. Kể cả các già làng khi được hỏi cũng chỉ nói: lớn lên đã thấy đôi tay trần của bà, của mẹ nhào nặn nên những chiếc Gọrồng, Gọdăm, Abu, Gọglah, Bơlo, Karơ, Karơyơng, Bơnhăũn Gọgrẹt… và nhiều vật dụng khác. Rồi cứ thế, nghề gốm được truyền cho đời con, đời cháu một cách tự nhiên. Số già làng khác, lại bảo: Thời rất xa xưa, người Chu Ru vốn là một nhóm con cháu thân thuộc của người Chăm, đã từng sinh sống ở vùng duyên hải Trung Bộ nước ta. Nhưng khi các vua chúa Chăm gây chiến với người Khơmer và người Việt, để phục vụ cho các cuộc chinh chiến ấy, tầng lớp quý tộc Chăm đã tiến hành bóc lột những người nông dân lao động đồng tộc của mình hết sức thậm tệ. Lại thêm nạn bắt phu, bắt lính triền miên làm cho đời sống của người nông dân lao động Chăm hết sức khổ cực, điêu đứng. Vì muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột nặng nề đó, một số người buộc lòng phải bỏ quê hương bản xứ, đi tìm vùng đất mới. Và chính những người di dân đầu tiên này đã sinh ra bộ tộc Chu Ru ngày nay. “Chu Ru” có nghĩa là chiếm đất - Là do người Mạ, người K’Ho, những cư dân bản địa gốc Nam Tây Nguyên dùng để chỉ một bộ tộc người Chăm ly hương từ vùng duyên hải Trung Bộ lên miền Thượng. Những người ly hương này đã mang theo nghề làm ruộng và nghề làm đồ gốm của người Chăm.

Ngày xưa, vào mùa khô, từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau, cũng là thời điểm nông nhàn, tất cả các gia đình trong Krăng Gọ đều nổi lửa đốt gốm. Đàn ông thì tất bật đi gùi đất, kiếm củi, thắp lò; còn phụ nữ thì gò lưng nhào đất nặn gốm để đổi chiêng, ché, thổ cẩm với người Mạ, người K’Ho. Hồi đó, vì gốm Chu Ru nổi tiếng khắp vùng nên nhiều thương đoàn người Lào, người Campuchia cũng dùng voi chở lúa, ngô, đồ sắt, vòng cườm… vượt núi, băng rừng sang Krăng Gọ đổi gốm về dùng. Krăng Gọ trở thành làng nghề duy nhất cung cấp sản phẩm gốm cho toàn bộ cư dân khu vực Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng. Cách thức trao đổi, mua bán cũng rất đơn giản, chỉ mang tính ước lượng tương đối, chứ không nhất thiết phải cân nhắc chi li, nếu là lúa gạo, cứ đong đầy sản phẩm gốm, rồi bên lấy gạo, bên lấy gốm… Trong quy trình làm sản phẩm gốm, phụ nữ chuyên trách khâu chọn đất tốt ở Bơnun K’Lơr (núi đất), đàn ông thì gùi đất về bon. Khắp làng trên bon dưới rộn rã tiếng sàng sảy, tiếng đãi đất, phơi đất, tiếng nhào đất và nặn gốm.

Trước khi đi lấy đất nguyên liệu, bao giờ nghệ nhân Chu Ru cũng phải chuẩn bị lễ vật, gồm: một ché rượu cần, một con gà hoặc lợn, một chiếc khăn thổ cẩm (Su Xreng) để xin phép chủ làng, thần đất. Nếu một gia đình không đủ tiền để sắm những lễ vật ấy thì nhiều hộ gia đình góp chung vào với nhau. Miễn có lễ vật là được. Và việc lấy đất chỉ được thực hiện khi cảm thấy trong người sạch sẽ, tâm hồn thảnh thơi. Bởi theo quan niệm của người Chu Ru, nếu không có nghi lễ này, các sản phẩm gốm làm ra sẽ xấu hoặc bị nứt vỡ nhiều do thần linh quở trách.

Kỹ thuật chế tác đồ gốm của đồng bào Chu Ru ở bon Krăng Gọ khá đơn giản, họ không tạo hình sản phẩm bởi bàn xoay mà dựa hoàn toàn vào đôi tay. Ngay cả dụng cụ chế tác cũng hết sức giản đơn: Một chiếc vòng bằng tre hoặc thiếc, gọi là Knu; một miếng Tanạp (gỗ nhỏ); một quả Playcanh (trám rừng); một miếng Suté (vải).

Đất sét sau khi lấy về được phơi khô, giã nhỏ bằng chày dùng rổ tre sàng kỹ nhằm loại bỏ tạp chất, chỉ giữ lại phần bột đất mịn. Kế đến, mang bột đất này nhào trộn với nước thật nhuyễn, đến mức dẻo mịn, ủ thêm vài ngày cho đất chín, rồi mới vê thành từng khối dài để nặn gốm. Tiếp theo, nghệ nhân (thường là nữ) đặt khối đất vừa nhào kỹ lên bàn gỗ cố định hình con chạch lượn tròn và tạo dáng hoàn toàn bằng tay. Tay trái đỡ bên trong, tay phải cầm Tanạp đập đập bên ngoài sao cho thật cân xứng. Dùng Knu để làm nhẵn sản phẩm cả bên trong lẫn mặt ngoài. Cuối cùng là đánh bóng sản phẩm gốm bằng Suté và Playcanh. Mô típ hoa văn thường là các đường vạch chạy song song, được nghệ nhân dùng đầu thanh tre ấn liên tiếp vào thân gốm tạo nên những nét chìm sâu... Tạo hình xong, nghệ nhân đem cốt gốm phơi cho thật khô, chỉnh sửa lại lần cuối, sắp xếp các sản phẩm giữa một khoảng đất trống ngoài trời, chất củi, rơm xung quanh rồi nổi lửa lên đốt. Đốt từ chập tối đến quá nửa đêm một chút thì mẻ gốm hoàn tất.
Làng gốm Chu Ru hôm nay không còn mở mang phát triển nữa và con em Chu Ru kiếm sống bằng những việc khác cũng là phù hợp với thực trạng lịch sử. Nhưng chính vì thế mà đồ gốm Chu Ru càng trở nên quý hiếm như một sản phẩm văn hóa, ghi nhận thời kỳ hoàng kim của làng gốm Chu Ru và sống mãi trong lịch sử ngành gốm Việt Nam.

Theo thegioidisan.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nghe-lam-gom-chu-ru-20190714230529802.htm


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66024215

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July