Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  NHÀ LANG TRONG VĂN HÓA MƯỜNG NHÀ LANG TRONG VĂN HÓA MƯỜNG , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. Xưa kia, xứ mường cổ hình thành các dòng họ lang đạo, chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu các mường có lang cun, lang xóm hoặc đạo xóm cai quản. Lịch sử về những ngôi nhà lang, biểu tượng quyền lực của tộc mường và những câu chuyện xung quanh ngôi nhà lang được kể lại thông qua những nghi lễ cổ và những nhân chứng của chính thế hệ dòng dõi lang mường.

 Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực, một thủ đô thu nhỏ của xứ Mường

Trong cuốn đại việt sử ký toàn thư và Việt Nam sử lược của nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim có nói về thời đại của vua Hùng, con trai được gọi là Quan Lang, con gái được gọi là Mỹ Nương, các tướng được gọi là lạc hầu, lạc tướng. Còn trong sử thi “đẻ đất đẻ nước” có nói về hoàn cảnh ra đời của chế độ nhà lang. Người mường sau thời gian loạn lạc, họ đã tôn một vị gọi là ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) lên làm lang. Điều đó cho thấy nguồn gốc nhà lang là xuất phát từ nhân dân.

“Người mường có câu: mường có lang, làng có đạo. Các lang thường tập trung ở các làng trung tâm của các vùng mường lớn. Nhà lang còn có một vị trí và vai trò như một bộ máy, trụ sở công quyền để giải quyết các công việc hay các vấn đề nảy sinh trong vùng đất mường. Cho nên các thiết chế hay các kiến trúc nhà lang cũng chính là đại diện cho quyền lực của nhà lang đối với dân mường cũng như là đại diện cho quyền lực cũng như sự trù phú của vùng mường nơi đấy” – nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng cho biết.

Theo những sử liệu ghi chép lại, thì chế độ nhà lang chính là đại diện cho người nhà trời nên khuôn viên ngôi nhà lang thường được đặt ở vị trí đắc địa, trung tâm của một vùng mường lớn. Do vị trí độc tôn về quyền lực cho nên nhà lang có thể chọn bất cứ chỗ nào để dựng nhà, cấm các nhà dân không được làm nhà to, nhà rộng hơn nhà lang.

Nhà lang có tất cả 5 gian, 2 chái, tổng cộng là 7 gian được xây dựng trên phần đất rất cao để thể hiện sự tôn kính và uy quyền, đứng trên cao để chỉ đạo, cai quản cả một vùng mường. Ở giữa Nhà lang là một ngôi nhà lớn để điều hành tất cả các công việc, gọi là nhà sàn chính, xung quanh có các dãy nhà của người hầu, nhà kho để phục vụ cho các công tác quản lý và điều hành của nhà lang.

Đi sâu vào những nét kiến trúc bên trong ngôi nhà sàn chính trong khuôn viên nhà lang thì cách bố trí số gian cũng vô cùng hợp lý và quy củ. Mỗi gian đều gắn với chức năng và nhiệm vụ rõ ràng.

Ngôi nhà sàn chính cũng là nơi để hội họp, đưa ra những quyết sách về quản lý và điều hành của nhà lang. Các quan lại sẽ được ngồi ở 2 gian 2 đầu để nghe và cùng bàn bạc. Còn 2 gian giữa là nơi tập trung để xử lý những công việc quan trọng nhất của nhà lang.

Đặc biệt, trong cách bài trí kiến trúc gian phòng trong ngôi nhà sàn chính, tại mỗi gian đều được các quan lang bày biện và treo những đồ vật linh thiêng như trống đồng, cồng chiêng, súng nỏ và có khi là các loại sừng trâu, sừng bò, sừng tê giác hay treo các mũi tên. Điều ấy tượng trưng cho sự giàu có và uy quyền tối cao của chế độ nhà lang. Bên cạnh đó, trong thiết kề bài trí của ngôi nhà sàn, không thể nào thiếu hai bếp lửa, một bếp ở gian cuối dùng để nấu nướng, sinh hoạt chung cho gia đình quan lang, một bếp ở gian đầu hồi dùng để giải quyết việc công và tiếp khách. Theo quan niệm của người mường thì chỉ có nhà lang được xây 2 bếp, nhà dân thường chỉ có một bếp và lửa trong bếp lúc nào cũng phải cháy, nếu tắt thì chuyện không may sẽ xảy ra.

Từ những giá trị văn hóa mang đậm giá trị truyền thống, cùng với đó là những nét kiến trúc độc đáo của ngôi nhà lang, những năm gần đây, ngành văn hóa tỉnh Hòa Bình và một số cá nhân yêu văn hóa mường đã cho tái dựng lại ngôi nhà lang ở một số địa phương và khuôn viên bảo tàng không gian văn hóa mường. Việc tái dựng này nhằm mục đích giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và kết hợp phát triển du lịch.

Ngày nay, việc tái dựng lại ngôi nhà lang mường là việc làm quan trọng, cấp thiết của các cấp ngành văn hóa trên tỉnh Hòa Bình nói riêng nhằm khôi phục, gìn giữ các nét văn hóa truyền thống của dân tộc mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

- Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người mường vẫn gọi là “nhà Lang”.

- Bộ máy lãnh đạo đứng đầu là quan lang, gồm có Lang Cun và Lang Đạo là những người thuộc dòng họ quý tộc. Lang Cun có uy thế và quyền lực lớn, thường cử người nhà đi làm Lang Đạo ở các xóm trong Mường. Chức Lang được truyền lại theo hình thức cha truyền con nối.


Thanh Giang – Công Đạt/ Báo Ảnh Việt Nam

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/nha-lang-trong-van-hoa-muong-20190619143320093.htm


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60412474

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July