Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  NGHỀ ĐAN NGHỀ ĐAN , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Nghe lão nói, anh chàng học nghề ngẫm ra được nhiều điều. Vật liệu nghề đan của lão đâu chỉ có bằng tre. Bà Rá là người chuyên đi chợ huyện mua hàng cho lão. Ngoài tre trong vườn thì còn phải mua cây trập (đan rá), cây giang (đan dần), cây nứa (đan sàng), cây mây (đan rế)...

 

Làng nghề đan nằm cạnh sông Cày bao bọc những rặng tre ken dày. Làng đan bây giờ chỉ còn lại duy nhất một nghệ nhân theo nghề là lão Rổ. Đúng là lão Rổ thật. Khuôn mặt đậu mùa từ khi sinh ra đã để lại chằng chịt những vết sẹo lỗ chỗ. Lão khoái cái tên Rổ vì nghề của lão là đan rổ.
 
Vợ lão tên là Rá, đây là cô vợ hai. Vợ đầu chết sớm khi chưa có con. Lão thích cô này vì cái tên. Rổ, Rá cặp lại mà sinh ra một cô gái có nước da trắng hồng, thân hình dỏng cao như người mẫu. Lão đặt tên con là Tre - Nguyễn Thị Thanh Tre. Tre không chịu, lão bảo: "Mày dáng cao vong vỏng như thân tre ngà thì tao đặt là Thanh Tre, đúng quá còn chê gì nữa".
 
Mãi sau, có một họa sỹ chuyên vẽ đề tài nông thôn gặp Tre liền nhờ làm người mẫu. Từ đó, cái tên Thanh Tre được thay bằng Thanh Trúc và bức tranh "Bé Thanh Trúc" ngồi trên cái ghế tre do ông Rổ đóng đã trở thành bức họa nổi tiếng được đem đi triển lãm quốc tế và bán cho một thương gia nước ngoài.
 
Ngày ấy, tôi cùng đám trai làng mê Thanh Trúc như điếu đổ. Nhà Thanh Trúc nuôi một con chó dữ, lão Rổ đặt tên là Măng. Con Măng tinh khôn lắm, luôn quẩn quanh bên cô chủ. Tôi biết Măng khoái khẩu món cá đồng nướng nên tối nào muốn đến tán tỉnh em Trúc thì trưa đó phải lặn lội ngoài mương để bắt cho kì được mấy chú rô ron bụng phình trứng, dụi vào đống rạ khô nướng đến khi thân hình tròn căng nứt nẻ, thịt cá rô trắng bông bọc trong lá chuối khô mà mùi thơm vẫn cứ rịn ra.

Tôi vừa thập thò đến cổng nhà Trúc đã thấy chân mình cái gì cọ vào rin rít, ướt át, ấm nóng. Hóa ra là Măng. Thanh Trúc bảo: "Con Măng tinh thật chưa thấy anh đâu đã thấy nó rối rít đuôi cứ ve vẫy và vọt ra ngoài ngõ là em biết ngay!". Nhà lão Rổ nhiều khách. Khách của lão là bạn già nghiện nước chè xanh và hút rít thuốc lào.

Cũng lạ, món thuốc lào hút vào say đứ đừ này lại kén điếu lắm. Cái nỏ điếu lòe ra như dáng một bông hoa lửa, nước điếu thì đậm đà. Lão bảo: "Chỉ có điếu tre mới ngon chứ hút cái điếu bằng kim loại khói thuốc không say được, nó vô cảm lắm, cứ lành lạnh, trơn nhẵn".

Ống điếu lão làm khá cầu kì. Đó là loại tre chết "róc", tre già đã chết khoảng một phần ba từ ngọn xuống. Thường, một bụi tre lớn mới có vài cây chết "róc". Lão thường chọn tre tháng ba "Tre non tháng ba bằng tre già tháng tám". Khoảng giữa điếu bao giờ cũng có một mắt tre được lão khéo léo khoan thủng, còn nỏ điếu là một kì công. Đó là gốc cây chè già, loại chè được trồng trên vùng đồi hút hết tinh chất gió sương, lá thì uống, gốc làm nỏ điếu.

Gốc chè được lão triện nhẵn, khoan thủng tạo những dáng đẹp lạ. Khi hút, khói thuốc ngấm qua vị thân chè tạo ra một hương vị riêng, lại chiêu một ngụm nước chè xanh đặc chát thì chỉ có thăng hoa, say đứ đừ. Khách đến nhà lão thường ngồi trên cái chõng tre lão đóng, ngồi xếp bằng ả. Nước chè của lão đựng trong cái gáo dừa chứ bằng bát sứ là vứt! Gáo dừa có chất gì vậy? Lão bảo: "Cái đó là duyên giữa gỗ và nước, đời này không có duyên là vứt!".

Lão Rổ có bộ đồ nghề cha truyền con nối thật tinh xảo, giống như dụng cụ của một bác sỹ ngoại khoa chuyên mổ xẻ. Thôi thì đủ cả: đục to, đục nhỏ rồi chàng, khoan, cưa, dao chẻ, dao vót, bào tròn, bào vuông...

Đặc biệt là cái khoan có dây được làm bằng da bò từ mấy đời săn chắc. Lũ trẻ chúng tôi cứ xúm quanh lão để nhờ lão làm diều. Lão hỏi: "Đố các cháu biết. loại nào tre đực, tre cái?". chúng tôi ngẩn ra tò te: "Cây làm gì có đực, cái nhỉ? Có phải như con này con nọ đâu. Thôi thì, tre cái đẻ măng, còn tre đực thì…".

Lão cười khà khà, mắt nheo nheo, đó là bệnh nghề nghiệp của lão: "Tre đực là dày mắt ruột đặc, tre cái là mắt thưa, thẳng hơn, dễ chẻ, còn tre nào mà chẳng đẻ măng". Cái tiếng "măng" lão nói to, dứt khoát làm con Măng tưởng gọi mình giật nảy, cuống quýt chạy lại ve vẫy đuôi tỏ vẻ thân thiện với lũ trẻ chúng tôi.

Có người đến nhà lão tìm học nghề, anh này cũng khéo tay. Lão giao cho khâu khó nhất-đục mọng. Tre già ở lớp ngoài nhưng trong lại non, đục không khéo là vỡ liền. Anh này cũng khôn khoan hai mũi sau đó mới đục. Được! Lão chấp nhận - Còn chốt! Đục tròn, chốt tròn ống tre vỡ ra. "Thôi rồi bạn ơi! Khâu sát hạch không vượt qua được. Đục lỗ tròn nhưng chốt phải vuông mới khít được như kiểu trời tròn đất vuông ấy mà".

Nghe lão nói, anh chàng học nghề ngẫm ra được nhiều điều. Vật liệu nghề đan của lão đâu chỉ có bằng tre. Bà Rá là người chuyên đi chợ huyện mua hàng cho lão. Ngoài tre trong vườn thì còn phải mua cây trập (đan rá), cây giang (đan dần), cây nứa (đan sàng), cây mây (đan rế).

Bà Rá là người xởi lởi, lúc nào miệng cũng bỏm bẻm nhai trầu, chưa thấy người đã nghe giọng cười rộn rã. Nhưng bà chọn vật liệu rành lắm. Có thứ sờ bằng tay, nhìn bằng mắt và có khi ngửi bằng mũi nữa mới đánh giá được chất lượng.

Chưa bao giờ thấy lão Rổ phàn nàn về việc chọn mua vật liệu của bà. Hình như, trời sinh ra để hai người làm nghề này vậy. Hầu như đồ dùng hàng ngày của dân làng toàn là đồ lão tặng nên nhà lão bao giờ cũng được ăn cá tươi do dân làng đánh được đem cho. Lão bảo, có gì đâu, sinh ra ở đất này từ nhỏ, lão đã thuộc cả mương máng, sông lạch nên đồ lão làm ra cũng đã được đo đạc, ướm thử bằng linh cảm của mình.

Thanh Trúc học giỏi môn hóa, suốt ngày ngồi pha chế hết màu này đến màu khác. Màu được làm từ rễ khoai, lá môn, đọt bầu đâm đâm giã giã, tạo ra thứ sơn thực vật dính bệt hơn cả nhựa keo, phết lên các nông cụ bắt mắt, ít khi phai màu. Trúc cứ thế lớn lên, ngày một phổng phao và thi đậu vào khoa hóa chuyên ngành sản xuất tái tạo đồ nhựa phế phẩm.

Sản phẩm do cô nghiên cứu và sản xuất cũng đại trà theo dây chuyền công nghiệp, mẫu mã y hệt nhau, cũng là rổ, rá, bàn, ghế nhưng tất tật đều bằng nhựa tái sinh với muôn màu, muôn vẻ. Rồi cô được đi nghiên cứu sinh sang nước mà ngày trước ông họa sỹ đưa tranh "Bé Thanh Trúc" đi triển lãm. Không ngờ, người mua tranh ngày ấy tình cờ gặp và nhận ra cô trong một cuộc trưng bày sản phẩm ở gian hàng Việt Nam, lại là đồ tre mây của bố cô làm.

Mối tình không biên giới giữa kỹ sư hóa chất Thanh Trúc với con trai nhà thương gia đã bén nồng. Họ quyết định về làm đám cưới ở làng đan. Khách mời là chục ông Tây, bà đầm lỉnh kỉnh những máy quay phim, chụp ảnh, vừa về dự đám cưới vừa được tham quan làng nghề đã được lên truyền hình mấy lần với những bộ sưu tập rổ, rá, dần, sàng truyền thống lâu đời của người Việt.

Thanh Trúc gửi giấy mời bạn học cũ bằng một tấm thiệp độc đáo được làm bằng một phiến tre già với nét hoa văn cầu kỳ, tinh xảo do bố cô dày công chạm trổ trước cả tháng. Đám cưới rất độc đáo, dân làng huy động toàn bộ chõng tre, bàn tre, ghế tre của cả làng cho khách ngồi dự tiệc. Còn dụng cụ làm bếp cũng toàn bằng tre cả.

Dân Tây tận mắt được nhìn những hạt gạo, hạt nếp xay, giã, dần, sàng trắng muốt, lại được tận tay bắt những con cá tươi nhầy nhớt từ cái oi con vịt đan bằng tre căng phồng lại được xếp bằng rít thuốc lào, uống nước chè xanh, mắt cứ say đứ đừ, miệng cứ "ok", "thank you". Lão Rổ hể hả dắt tay bà Rá đi giữa đám thực khách, miệng cứ rối rít gọi con: "Tre ơi! Tre ơi!". Rồi sực nhớ ra, lão lại ngượng nghịu cười "Thanh Trúc! Thanh Trúc!".

Chỉ có con Măng đã già, mắt kèm nhèm nằm ở góc vườn buồn bã. Nó không còn nhận ra tôi. Sực nhớ, tôi đi ra bếp sau vườn, chọn một chú cá rô béo nhất, tự mình nướng theo đúng khẩu vị của Măng ngày trước, bọc vào cái lá chuối khô quen thuộc, bước lại gần Măng.

Măng khịt khịt mũi, nhổm lên rồi nhảy cẫng rối rít, giơ hai chân trước cào cào vào người tôi, cái mũi hít hít gói cá nướng tôi cầm. Từ mắt nó rỉ ra dòng nước nóng hổi. Xung quanh tôi, cả rặng tre vườn dường như cũng bửng tỉnh, hòa chung với không khí đám cưới nhà quê. Tre đan vào nhau xào xạc, xào xạc…
 
Nguyễn Ngọc Phú (Hội Văn nghệ Hà Tĩnh
Nguồn quehuongonline.vn

  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60415752

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July