Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Háng Sléng - Chợ tình nơi miền biên viễn Háng Sléng - Chợ tình nơi miền biên viễn , Người xứ Nghệ Kiev
 

13/05/2019

Người dân Phục Hòa nói riêng và cả vùng miền Đông Cao Bằng thường nhắc đến câu “Bươn Slam Slíp Pét” (nghĩa là ngày 18 tháng Ba âm lịch) hằng năm lại về Tà Lùng (Phục Hòa) tham dự Lễ hội cổ truyền Háng Sléng - Chợ tình, nơi có thành nhà Mạc, đền Vua Lê gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.


 Múa rồng tại lễ hội. Ảnh: Đàm Diện

Không biết từ bao giờ, chợ Tà Lùng vẫn được người dân trong vùng gọi là Háng Sléng, họp vào ngày 3, 8 âm lịch hằng tháng. Theo sử sách ghi lại, năm 1592, Mạc Kính Cung lên Cao Bằng. Năm 1594 xưng vua là Cần Thống, đặt vương phủ ở Cao Bình - Nà Lữ, nay thuộc xã Hưng Đạo (Thành phố Cao Bằng) và Hoàng Tung (Hòa An). Mạc Kính Cung đã chấn chỉnh kỷ cương, cắt đặt mọi việc như khi nhà Mạc còn ở kinh đô Thăng Long, chăm lo thu phục lòng dân, mở trường quốc học, mở khoa thi, thu dụng nhân tài, khuyến khích phát triển nghề nông và các nghề thủ công, mở mang đường sá, đặt nhiều chợ để phát triển thương mại; sửa sang lại các thành và cho đắp nhiều thành nhỏ ở những nơi hiểm yếu; chiêu binh, luyện mã, đặt ra các cơ ngũ chỉnh tề.

Về văn hóa, giáo dục, tiếp thu nghệ thuật cung đình ở Thăng Long, nhà Mạc khéo bổ sung văn hóa nghệ thuật dân gian ở Cao Bằng như: kèn, sáo, nhị, đàn tính, xóc nhạc, lượn Then, lượn slương, lượn Nàng Hai, múa Sluông... phục vụ văn hóa nghệ thuật trong cung đình nhà Mạc; tổ chức các hội hè cùng dân chúng chung vui, chọn các thanh niên có năng khiếu đàn giỏi, hát hay để truyền thụ văn hóa dân tộc; cải biên, nâng cao các bài hát của bụt, mo, tào, gẩy đàn tính đơn thuần, có thêm những nhịp sử dụng làm cho đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ngày càng phong phú; sáng tác các bài thơ có nội dung giáo dục nhân dân chung sống thuận hòa, dạy dân làm điều thiện, thắng cái ác để thanh niên có đủ sức, đủ tài xây dựng đất nước giàu mạnh, có nếp sống văn minh bản địa.

Nhà Mạc ở Cao Bằng 84 năm (1593 - 1677) trải qua 3 đời vua: Mạc Kính Cung (1593 - 1625), Mạc Kính Khoan (1625 - 1638), Mạc Kính Vũ (1638 - 1677). Năm Vĩnh Trị thứ 2, thời vua Mạc Kính Vũ (1677) bị nhà Lê đánh bại, thất thủ tại thành Phục Hòa sau 8 năm bị vây hãm, nên Tà Lùng xưa còn có tên là Quy Thuận (nghĩa là vùng đất nhà Mạc quy thuận nhà Lê). Nhớ công đức vua Lê, người dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội ăn mừng. Từ đó, ngày 18/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày lễ hội lớn nhất trong vùng.

Theo các cụ cao niên kể lại, trước đây lễ hội Háng Sléng tổ chức tại Tà Lùng có nhiều trò chơi dân gian, như: tranh đầu pháo, thi đấu cờ người, nhiều đội kỳ lân các xóm tham gia thi đấu như: Pác Lò, Bản Chu, xã Đại Sơn; Nà Riềng, xã Mỹ Hưng (Phục Hòa); xóm Bản Néng, xã Thụy Hùng (Thạch An)...


Lễ hội Háng Sléng năm nay được tổ chức vào thứ Hai, ngày 22/4/2019 (18/3 âm lịch) đã thu hút hàng vạn người từ các huyện như: Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Thạch An, Hòa An và Thành phố đến tham dự. Lễ hội được tổ chức gồm hai phần: Phần lễ bắt đầu với nghi lễ rước ảnh Bác Hồ; đoàn múa rồng, múa kỳ lân đến tế lễ đền vua Lê tại phố Phục Hòa. Đồ tế lễ, gồm: lợn quay, gà, xôi, hoa quả… với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Phần hội được tổ chức với chương trình văn nghệ đặc sắc, múa rồng, múa kỳ lân và nhiều trò chơi dân gian như: lày cỏ, bịt mắt bắt vịt, chọi gà và giao lưu bóng chuyền.


Ông Đinh Văn Xuyến, Chủ tịch UBND thị trấn Hòa Thuận, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội Háng Sléng cho biết: Lễ hội Háng Sléng của Phục Hòa được tổ chức thường niên vào đúng ngày 18/3 âm lịch, là lễ hội lớn nhất của huyện. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội địa phương phát triển, hoạt động văn hóa của lễ hội phong phú hơn, đã khôi phục được nhiều trò chơi dân gian truyền thống.

Hiện nay, thành Nhà Mạc (Phục Hòa) đã được công nhận là Di tích lịch văn hóa cấp tỉnh, tuy nhiên chưa được đầu tư tôn tạo, đặc biệt là nơi thờ tự Vua Lê. Mong muốn thời gian tới, thành nhà Mạc (Phục Hòa) cũng như đền Vua Lê được đầu tư xây dựng, bảo tồn tương xứng với giá trị lịch sử, văn hóa, tạo điều kiện cho du khách đến với lễ hội được vãn cảnh di tích và sinh hoạt văn hóa...

Lễ hội Háng Sléng của huyện Phục Hòa là lễ hội truyền thống của người dân trong vùng cũng như của tỉnh đang được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Sau lễ hội Háng Sléng, Phục Hòa còn có lễ hội Nàng Hai tổ chức tại xã Tiên Thành vào ngày 23/3 âm lịch. Đây là lễ hội đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017.

Ngọc Minh - Xuân Lợi/ Báo Cao Bằng

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/hang-sleng-cho-tinh-noi-mien-bien-vien-20190513085819217.htm



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66573601

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July