Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Văn hóa Thăng Long: Tiếp mạch nguồn kiên trung, hào hoa Văn hóa Thăng Long: Tiếp mạch nguồn kiên trung, hào hoa , Người xứ Nghệ Kiev
 

23/02/2019

 

LTS: Với sự chọn lựa của lịch sử, Thăng Long đã trở thành nơi hội tụ hồn thiêng sông núi cho muôn đời con cháu nước Đại Việt. Trải qua những biến động của thời cuộc, sự bồi đắp và cả những thách thức của thời gian, Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng cho tinh thần dân tộc, là hiện thân cho văn hóa Việt Nam, tiếp nối mãi mạch nguồn kiên trung, hào hoa.

Bài đầu: Tự hào truyền thống văn hiến nghìn năm

Thăng Long - Hà Nội hào hoa, cái nôi văn hóa, dù trải qua bao thăng trầm vẫn là mạch nguồn tuôn chảy. Tiếp tục kế thừa, phát huy qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô nung nấu nhiệt huyết, nâng cao trách nhiệm, chung sức, chung lòng kiến tạo, khắc họa diện mạo văn hóa Thủ đô thời hội nhập.

“Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta?”.


Những câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ viết vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai thường được nhắc đến với nỗi lòng của bậc chí sĩ, chiến sĩ yêu nước dù sinh ra trên đất Bắc hay Nam, có thể chưa từng đến hoặc chưa từng được sinh sống ở đất Thăng Long - Hà Nội, nhưng rất tự hào về cái nôi văn hóa Thăng Long; là hồn cốt của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt, không ngừng tiếp nối mạch nguồn kiên trung và hào hoa:

“Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong và thật, sáng đôi bờ suy tưởng”

(Huy Cận)

Đáng tiếc thay, khi thời cuộc đi qua với nhiều sóng gió lịch sử, từ hệ lụy Trịnh - Nguyễn phân tranh vắt qua hai thế kỷ, rồi những cuộc đánh chiếm, đốt phá của bè lũ xâm lăng, Thăng Long - Hà Nội từng bị rơi vào cảnh hoang tàn, phế tích… khiến cho những người quý yêu văn hóa đất Kinh kỳ không khỏi chạnh lòng nuối tiếc quá khứ vàng son. Những con thuyền ngược xuôi trên dòng Tô Lịch từng đi vào ca dao nay không còn nữa, tiếng vó ngựa reo vang tiếng nhạc thời gian dưới tán lá vàng thu nay chỉ còn trong thơ ca cổ tích, có lẽ tiêu biểu vẫn là tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan, nữ thi sĩ lừng danh được chứng kiến khung cảnh thời phong kiến có nhiều gió chướng lịch sử, từng có những tháng ngày sống và thụ hưởng cảnh đẹp ven Hồ Tây:

“Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đó người đây luống đoạn trường!”.

Hoàng thành Thăng Long, một Di sản đại diện cho văn hóa nhân loại. Ảnh: Sơn Hà


Và còn biết bao sự tích, kỳ tích thấm đẫm chất bi tráng lịch sử còn thấp thoáng đây đó trong trang sử xanh, gắn với từng lễ hội, địa danh trên nhiều miền đất Thăng Long - Hà Nội. Cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, thì Thăng Long - Hà Nội chiếm gần 1/4 trong số ấy, đa phần các lễ hội đều gắn với di tích, sự tích, công trạng của các nhân vật tiêu biểu cho lòng yêu quê hương đất nước, cho trí sáng tạo làm nên các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ với Thăng Long - Hà Nội, mà còn cho cả nước... Mùa Xuân này, Thăng Long - Hà Nội vừa tròn 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Quang Trung đại phá quân Thanh, non sông, đất nước lại có dịp ôn lại những áng hùng ca bất hủ:

Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
“Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”.

Những ai đã từng được đến chiêm ngưỡng di tích mang tầm vóc di sản đại diện cho văn hóa nhân loại (Hoàng thành Thăng Long), chiêm nghiệm qua những báu vật từng ẩn mình sâu dưới lòng đất, làm nền tảng lịch sử cho những biến động ồn ào, náo động giữa cuộc sống đương thời, chắc sẽ rất tự hào và đầy trí tưởng tượng về kho báu lịch sử nhiều thời đại phong kiến tập quyền thịnh trị, giá trị văn hóa khổng lồ mà tổ tiên ta tích góp, sáng tạo, bảo tồn và định hình, định danh ở chốn này.

Tuy nhiên, theo quy luật khắc nghiệt của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội khó tránh khỏi sự mai một nhiều giá trị văn hóa đẹp, trong xanh, mát lành như giấc mộng chốn thiên đường.

Cụ thể, trong dòng chảy của thời đổi mới và hội nhập, từng có những nghi ngại, lo âu về sự đánh mất nhiều giá trị văn hóa, thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội, có không ít dư luận băn khoăn rằng, Thủ đô Hà Nội được mở rộng địa giới, thay đổi nhanh về tầm vóc kinh tế, công trình kiến trúc và dân số, nhưng liệu rồi văn hóa có theo kịp, có mở đường để trở thành một trung tâm tiêu biểu, hội tụ các giá trị văn hóa dân tộc thời hội nhập, làm minh chứng cho hiện thực hóa quan điểm của Đảng “hội nhập, nhưng không hòa tan”?

Thực tế, qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng đã và đang vươn mình lên tầm cao mới, tạo diện mạo tươi mới về cơ đồ, mở ra vận hội đi tới tương lai ngày càng xán lạn, “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như lòng Bác Hồ hằng mong muốn.

Góp phần vào những đổi thay đó là nhờ ở chính sự trăn trở, tìm tòi trong các thế hệ lãnh đạo chủ chốt của Thủ đô nhiều năm trước, tiếp tục được kế thừa, phát huy qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tư duy mới của thế hệ cán bộ chủ chốt được Đảng bộ và nhân dân Thủ đô tín nhiệm giao cho trọng trách hiện nay đã như một mạch nguồn văn hóa chính trị tác động tích cực tới sự vận hành của cả hệ thống chính trị trên địa bàn, tạo nội lực, nung nấu nhiệt huyết, nâng cao trách nhiệm, đốc thúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô chung sức, chung lòng kiến tạo, khắc họa diện mạo văn hóa Thủ đô thời hội nhập, là niềm kiêu hãnh cho văn hóa Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.

Đến nay, nhìn lại chặng đường 1/3 thế kỷ đổi mới, sau hơn 10 năm mở rộng địa giới hành chính, đặc biệt là 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Thủ đô Hà Nội đã khẳng định được vị thế, tầm vóc và những đóng góp đặc biệt quan trọng vào đầu tàu kinh tế phía Bắc, tạo sức nặng cho thành tựu có tính lịch sử của đất nước, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, hãnh diện, được bạn bè quốc tế mến mộ. Việc Thủ đô Hà Nội hoàn thành và vượt mức toàn bộ 20/20 chỉ tiêu trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ với Trung ương, với đất nước, là minh chứng cho tinh thần, trí tuệ, tâm huyết của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô.

Trong thành công chung về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, cần nhận diện đúng và tôn vinh, khích lệ những xu hướng tích cực về bảo tồn, phát triển một số giá trị văn hóa truyền thống, mà tưởng chừng như khó có thể phục dựng và làm tươi mới giữa thời kinh tế thị trường. Mạch nguồn văn hiến, anh hùng của Thăng Long - Hà Nội tuôn chảy không ngừng nghỉ qua những tháng năm, chính là động lực to lớn, là nền tảng quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

(Còn nữa) 

PGS.TS. Trần Viết Lưu

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Tuyên giáo Trung ương

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xua-va-nay/819940/van-hoa-thang-long-tiep-mach-nguon-kien-trung-hao-hoa




  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59788613

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July