Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hồi sinh tranh Kim Hoàng - Gìn giữ một di sản Hồi sinh tranh Kim Hoàng - Gìn giữ một di sản , Người xứ Nghệ Kiev
 

23/1/2019

(NSHN) - Theo tập quán lâu đời của ông cha ta, ngày xuân phải mua tranh Tết, rước tranh Tết về nhà treo để cảnh sắc thêm tươi vui, không gian thêm ấm áp, con người thêm sảng khoái, xua đi những điều ám muội, rủi ro.

Làng tranh vang bóng một thời

Gần trăm năm trước, theo những đôi bồ của người bán hàng ra chợ Tết, những bức tranh Tiến tài tiến lộc, lợn, gà… trên nền giấy đỏ Kim Hoàng đã mang không khí Xuân tươi vui, rực rỡ, về mỗi nếp nhà...
 
Tranh lợn Kim Hoàng.

Tranh dân gian Kim Hoàng còn được gọi là tranh đỏ bởi thường được in trên giấy hồng điều, rất phù hợp với không khí tươi vui của ngày Tết.
 
Tiến tài tiến lộc - Tranh Kim Hoàng

Gắn với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân ước vọng về một cuộc sống may mắn, no đủ và hạnh phúc, tranh Kim Hoàng đã chắt lọc nhiều ưu điểm của hai dòng tranh dân gian rất nổi tiếng là Đông Hồ và Hàng Trống. Một thời, đây là món ăn tinh thần của người dân xứ Đoài và vùng đồng bằng Bắc bộ.

Tìm về làng Kim Hoàng (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) - quê hương của dòng tranh dân gian nức tiếng một thời này, tôi được nghe những cụ cao niên trong làng kể lại.
 
Các bô lão ở làng Vân Canh.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, sau vụ gặt tháng 10, tiết trời se se lạnh cũng là thời điểm người Kim Hoàng rộn rã, náo nức làm tranh. Giấy hồng điều để vẽ tranh được mua ở phố Hàng Mã. Sau khi dùng những bản khắc gỗ sẵn, quét nước vào, đặt giấy lên cho thật phẳng phiu, dùng xơ mướp khô xoa nhẹ, đều để làm nổi rõ các hình, các nét rồi đem phơi nắng. Chờ cho tranh khô, người làm tranh mới mang vào chấm màu, vẽ thêm nét cho bức tranh thật sinh động, nổi bật. Chổi để tô màu cho loại tranh này luôn làm bằng rơm nếp, tạo độ mềm mại vừa phải và dễ điều chỉnh cho mỗi nét tô. Vì thế, tranh Kim Hoàng tuy nhìn nét vẽ ngây ngô nhưng lại hết sức sống động.

Ngoài giấy hồng điều làm nền và màu sắc cháy bừng mạnh mẽ, tranh Kim Hoàng còn có một đặc điểm độc đáo khác nữa, đó chính là thơ đề trên góc bức tranh và bùa trấn tà ma. Các nghệ nhân không chỉ thông thạo chữ Hán, mà phải có tầm hiểu biết nhất định để thể hiện được cái tài hoa lên tranh.

Dù mang nhiều giá trị dân gian đặc sắc nhưng tranh Kim Hoàng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Trận lũ năm 1915, đê Liên Mạc bị vỡ đã cuốn trôi nhiều ván in của làng. Sau đó mất mùa, đói kém lại chiến tranh nên nghệ nhân làm tranh của làng ngày một thưa thớt. Cuộc sống khó khăn cũng khiến thú chơi tranh của người dân dần mai một…

Cứ như vậy, nghề làm tranh ở Kim Hoàng đã biến mất. Không một nghệ nhân nào ở làng Kim Hoàng còn theo nghề. Những bức tranh và bản khắc còn lại của dòng tranh này hiện chỉ còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và trong bộ sưu tập của các nhà sưu tập tranh trong và ngoài nước.

Gian nan hành trình khôi phục

Làm sống lại nghề từng rạng danh cho một làng quê trước khi nó có thể vĩnh viễn bị chôn vùi theo năm tháng là điều mong mỏi của không ít người yêu tranh dân gian Kim Hoàng.
 
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa và các cụ bô lão ở làng Vân Canh.

“Dự án phục hồi Tranh Kim Hoàng” do nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội cùng các đồng sự là các nhà nghiên cứu, họa sĩ và các nghệ nhân xưa khởi xướng bắt đầu triển khai từ năm 2016. Rất may mắn, dự án nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của cả người dân lẫn chính quyền xã Vân Canh.

Nhà sưu tập Thu Hòa cho biết, mặc dù được các nghệ nhân nhiệt tình cung cấp tài liệu và hiện vật nhưng phục hồi tranh không dễ. Ngay tại làng cũng chỉ có vài cụ còn nhớ về dòng tranh Kim Hoàng mà các cụ đều đã trên 80 tuổi rồi. Theo nghiên cứu, tìm hiểu của nhóm thực hiện dự án thì tranh dân gian Kim Hoàng có trên 100 mẫu. Trong đó làng Kim Hoàng chỉ còn giữ lại được 2 mẫu có mộc bản là “Đức lưu quang” và “Phúc mãn đường”.

Đến nay, sau một thời gian nỗ lực, dự án đã phục hồi được 33 mẫu tranh khắc gỗ. Ngoài ra, dự án cũng tạo mới được một số mẫu như: Nghê (lấy mẫu từ đền Vua Đinh - Vua Lê, Ninh Bình) và 3 bức tạo mẫu mới theo họa tiết hoa văn trang trí ở đình làng Kim Hoàng là “Em bé bắn cung”, “Em bé cưỡi phượng” và “Đấu vật”.
 
Tô màu tranh Kim Hoàng.

Để có được những bản khắc tranh này, nhóm nghiên cứu đã phải nhờ cậy trên 30 nghệ nhân đến từ các làng tranh dân gian truyền thống nổi tiếng từ Bắc chí Nam như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Thừa Thiên - Huế)…

Vì có hơn 70 năm ngắt quãng, tranh Kim Hoàng gần như “bị hóa thạch” nên chỉ riêng việc xác định màu tranh, nhóm thực hiện dự án đã mất mấy tháng trời. Màu sắc tranh được thử nghiệm bắt đầu bằng màu tự nhiên với gạch non, đá son, thạch cao, đun từ hoa hòe để có màu vàng, màu đen từ mực nho hoặc mài nghiền từ than củi ngâm lâu ngày... Dùng màu tự nhiên có ưu điểm là tranh càng để lâu, màu càng trong. Chỉ có điều, sau nhiều thử nghiệm thì việc sử dụng màu tự nhiên vẫn thất bại vì màu nền của tranh (màu đỏ cam hoặc đỏ điều) là những màu mạnh, át hết các màu đặt trên nó.

Muốn tranh rực rỡ, chỉ có cách sử dụng những loại màu khoáng tự nhiên. Loại màu này giá thành cao, các họa sĩ chuyển sang dùng phẩm, riêng làm màu giấy vàng thì dùng quả dành dành. Màu làm tranh hiện tại vẫn chỉ là lai tự nhiên chứ không phải màu tự nhiên theo truyền thống.
 
Nghệ nhân Đào Đình Trung.

Theo nhà sưu tập sinh năm 1977 này, muốn phục dựng và phát triển dòng tranh Kim Hoàng thì yếu tố quan trọng là nghệ nhân. Nhưng muốn nghệ nhân tâm huyết thì họ phải sống được bằng nghề. Hiện làng tranh Kim Hoàng chỉ có một người kế thừa duy nhất, đó là anh Đào Đình Trung (sinh năm 1978). Nghệ nhân Trung là người có năng khiếu cảm nhận màu sắc, có nét vẽ rất dân gian, có tố chất tỉ mỉ, kiên nhẫn và quan trọng là anh viết được chữ Hán trên tranh (chứ không phải tô chữ).

Đến nay, sau 3 năm kể từ khi được triển khai, dự án đã thu được những thành công bước đầu, tranh Kim Hoàng đã dần được hồi sinh.

Đánh thức sáng tạo, lan tỏa tình yêu

Trong câu chuyện với chúng tôi, nhà sưu tập Thu Hòa chia sẻ: “Trong quá trình phục dựng tranh Kim Hoàng, bên cạnh việc cố gắng bám chặt vào tài liệu đáng tin cẩn, tham vấn của các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, hoặc các nghệ nhân uy tín ở các làng tranh khác để tạo ra những mộc bản chuẩn xác (hoặc tương đối chuẩn), chúng tôi cũng mạnh dạn cải tiến. Chúng tôi quan niệm, tranh dân gian cần sự tiếp biến và sáng tạo chứ không chỉ khuôn định theo những gì cha ông đã tạo ra. Có như vậy sức sống của tranh dân gian Việt Nam nói chung, tranh Kim Hoàng nói riêng, mới khởi sắc. Ví như bức “Lợn độc” này, bên cạnh bản in theo lối truyền thống với chiếc mũi giống như một đám mây trong bức tranh cổ, chúng tôi phối hợp với họa sĩ để vẽ tay thêm một chú lợn con nữa cho nó có mẹ có con. Chúng tôi rất mong được những chuyên gia, nghệ nhân am hiểu, giới truyền thông, và người dân góp ý để quá trình tạo mẫu mới đi đúng hướng”.
 
Mẫu lợn của tranh Kim Hoàng trên đậu bạc Định Công. Ảnh VŨ THÀNH DUY

Bà Thu Hòa cho biết thêm: “Từ suy nghĩ này, chúng tôi mạnh dạn ứng dụng những họa tiết tranh Kim Hoàng trên các chất liệu khác nhau, như những viên sỏi chặn giấy có in hình chú lợn, bộ lịch Xuân Kỷ Hợi, bao lì xì, phối hợp với nghệ nhân trong làng gốm Biên Hòa để làm đàn lợn rất ngộ nghĩnh, kết hợp với nghệ nhân làng đậu bạc Định Công làm lợn bạc theo mẫu lợn của tranh Kim Hoàng… Sắp tới, chúng tôi cũng còn đưa tranh Kim Hoàng lên quạt giấy Chàng Sơn và gốm sứ Bát Tràng".
 
Ứng dụng họa tiết tranh Kim Hoàng trên bao lì xì và mẫu lợn Kim Hoàng trên gốm Biên Hòa. Ảnh VŨ THÀNH DUY

"Những việc làm này không nhằm mục đích kinh doanh mà thông qua đó chúng tôi muốn lan tỏa tình yêu tranh Kim Hoàng đến với nhiều người. Đồng thời, chúng tôi muốn gợi ý để những cơ sở sản xuất khác có thể tạo những mẫu mới. Nếu liên quan đến tranh Kim Hoàng, có thể liên hệ với tôi, tôi sẽ cung cấp hoàn toàn miễn phí những mẫu tranh chuẩn xác theo nghiên cứu của mình. Thật sự, chúng tôi muốn đánh thức khả năng sáng tạo, ứng dụng nét đẹp văn hóa dân gian của nhiều ngành nghề, để thêm những sản phẩm mới, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam”, bà Thu Hòa khẳng định.
 
Viên sỏi chặn giấy có in hình chú lợn Kim Hoàng.

Những việc làm của các cá nhân tâm huyết như nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa đang thắp lên hy vọng cho sự hồi sinh của dòng tranh dân gian Kim Hoàng. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của những cá nhân, đơn vị tâm huyết thì chính quyền địa phương các làng nghề và thành phố Hà Nội cần có chính sách khôi phục, bảo tồn đồng bộ, dài hơi để những giá trị văn hóa mang hồn cốt dân tộc này sống mãi trong dòng chảy đương đại. 
 

Thu Hằng

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xua-va-nay/819822/hoi-sinh-tranh-kim-hoang---gin-giu-mot-di-san



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66032867

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July