Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Guốc mộc Phú Văn Guốc mộc Phú Văn , Người xứ Nghệ Kiev
 

Làng nghề guốc mộc truyền thống Phú Văn (phường Phú Thọ, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) dù đang chịu nhiều cạnh tranh của các sản phẩm giày dép chất liệu da hay nhựa của thời đại công nghiệp nhưng vẫn đang tiếp tục tồn tại, cải tiến mẫu mã để thích ứng với thị trường như minh chứng cho một sức mạnh tiềm ẩn của nét văn hóa truyền thống.

 Làng nghề guốc mộc Phú Văn vẫn đang tiếp tục tồn tại dù chịu nhiều cạnh tranh 

Dấu ấn của làng nghề guốc mộc Phú Văn về một thời kỳ sung túc, gắn với cái tên đường “Xóm Guốc” vốn đã được người dân gọi từ lâu đời và được chính quyền địa phương công nhận vào năm 1999.

Chúng tôi về Xóm Guốc, hỏi ai cũng biết đến gia đình ông Sáu Dẻo - người tâm huyết với nghề truyền thống của ông cha.

Ông Sáu Dẻo (tên thật là Nguyễn Văn Dẻo) cho biết, năm nay ông 70 tuổi nhưng có hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề làm guốc mộc. Thời trẻ, ông đi học nghề trong làng và gặp được bà Sáu Dẻo cũng đi làm mướn. Hai người nên duyên vợ chồng, tích cóp được chút vốn và mở cơ sở riêng cũng gần 40 năm nay.

Theo ông Sáu Dẻo, có nhiều công đoạn để tạo ra đôi guốc, gỗ sau khi cưa khúc, cho vào máy xẻ rồi vẽ lên thớ gỗ trước khi đem mài thô. Sau khi định hình chiếc guốc lại tiếp tục mài bóng. Công đoạn cuối là đóng quai và sơn trang trí, tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Từ hai bàn tay trắng, nhờ tạo dựng cơ sở guốc mộc, ông bà Sáu Dẻo đã mua được đất, xây nhà và nuôi con cái ăn học, yên bề gia thất. Ông Sáu Dẻo kể lại, từ khi mới hình thành đầu thế kỷ 20, làng nghề guốc mộc có tới hơn 80 cơ sở làm nghề. Đến thập niên 1970, khi làng nghề bước vào giai đoạn hưng thịnh nhất, sản phẩm guốc mộc còn được xuất khẩu đi các nước Đông Nam Á và cả một số nước châu Âu. Tuy vậy, nhiều năm qua, xã hội phát triển theo hướng công nghiệp, sản phẩm guốc mộc bị giảm sút thị phần, nhiều hộ ở làng nghề phải chuyển sang nghề khác.

Bà Sáu Dẻo tâm sự: “Làng nghề hiện tại chỉ còn chưa đến 10 gia đình làm nghề, vợ chồng tôi còn duy trì vì làm lâu năm, gắn bó với nghề, muốn lưu giữ nghề truyền thống ở quê hương mình”. Bà cho biết, gỗ nguyên liệu giá khoảng 600.000 đồng/cây (chiều dài 1m), mỗi cây làm được 70-80 đôi guốc, giá 5.000-20.000 đồng/đôi tùy theo công sức của người thợ làm guốc. Trừ tiền công thợ, nguyên liệu, thu nhập của hai ông bà cũng tạm ổn cho sinh hoạt hàng ngày, và quan trọng là có được niềm vui với nghề.

Theo bà Sáu Dẻo, người thợ làm guốc cần phải khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn, biết được thị hiếu của khách hàng để kết hợp vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trên mỗi đôi guốc.

Cũng như các làng nghề sơn mài, điêu khắc trên đất Thủ, làng nghề guốc mộc Phú Văn với hàng thế kỷ tồn tại đều đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy vậy, vẫn còn đó những gia đình tâm huyết như ông bà Sáu Dẻo để giúp cho làng nghề truyền thống luôn được gìn giữ. Nhờ đó, làng nghề không chỉ tạo điều kiện phát huy tiềm năng kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, mà còn bảo tồn những giá trị văn hóa quý giá cho thế hệ mai sau./.

 Nguyên liệu để làm guốc mộc thường là gỗ  loại gỗ xốp, nhẹ, dễ xẻ và dễ tạo dáng như mít, xoài.

 Dán keo để hoàn thiện các chi tiết cho sản phẩm guốc mộc

 

Guốc mộc Phú Văn luôn cải tiến tùy theo thị hiếu của thị trường

 

 Những đôi guốc mộc mới lấy ra từ lò sấy

 Bà Sáu Dẻo, cùng với ông Sáu Dẻo là 2 vợ chồng có kinh nghiệm làm guốc lâu năm nhất ở làng guốc mộc Phú Văn

 

 Công đoạn mài bóng guốc

 Máy xẻ gỗ tạo hình thô ban đầu cho mỗi chiếc guốc

 Công đoạn xịt sơn bóng cho guốc.

 Sản phẩm làng nghề

 Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Thông Hải/ Báo Ảnh Việt Nam

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/guoc-moc-phu-van-20181212095217886.htm



  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59797258

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July