Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 16/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Giếng cổ Gio An Giếng cổ Gio An , Người xứ Nghệ Kiev
 

Sở hữu hệ thống giếng cổ quý báu, độc đáo có niên đại hàng nghìn năm, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị còn được mệnh danh là “miền giếng cổ”. Để bảo tồn, khai thác du lịch một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, thời gian qua, các cơ quan chức năng và huyện Gio Linh đã từng bước khôi phục nhiều giếng cổ tại địa phương.

Giếng Đào vừa được hoàn thiện việc tôn tạo, đây là một trong những giếng cổ có cách sắp xếp độc đáo 

“Báu vật” 5.000 năm tuổi

Trên miền đất đỏ bazan Gio An có hệ thống những chiếc giếng cổ độc đáo hàng nghìn năm tuổi. Hệ thống giếng cổ Gio An có 14 giếng bao gồm: Giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào (thôn An Nha); giếng Gái 1, giếng Gái 2, giếng Nậy (thôn An Hướng); giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai (thôn Hảo Sơn); giếng Máng (thôn Long Sơn); giếng Pheo (thôn Tân Văn). Hệ thống giếng cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia vào năm 2001. Các giếng cổ hầu hết đều nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ xưa đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, vẫn trong xanh và mát lạnh.

Qua những công trình nghiên cứu, các nhà khoa học xác định hệ thống giếng cổ ở Gio An được người Chăm xây dựng vào cuối thời đại đồ đá, ước tính ra đời cách đây khoảng 5.000 năm. Giếng cổ Gio An là những công trình hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, là di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến ngày nay.

Hiện nay, dù cuộc sống đã đổi thay nhiều nhưng các giếng cổ vẫn là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt hằng ngày cho người dân xã Gio An. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi các đợt mưa lũ lớn cũng như quá trình sử dụng của con người nên có nhiều giếng đã bị bồi lấp, hư hại và xuống cấp nặng. Từ tháng 9/2015, giếng Đào ở thôn An Nha sau nhiều năm bị hư hỏng nặng, đã được Trung tâm Bảo tồn và danh thắng tỉnh Quảng Trị tiến hành trùng tu, khôi phục lại. Từ thành công trong việc khôi phục giếng Đào, các năm 2016, 2017, đơn vị này tiếp tục trùng tu thêm giếng Trạng, giếng Pheo. “Trên cơ sở các giếng đã khôi phục hoàn thành, hiện nay, Trung tâm Bảo tồn và danh thắng tỉnh đang chuẩn bị triển khai khôi phục thêm các giếng Máng, giếng Gái. Các giếng đã hoàn thành trùng tu hiện nay đã phục vụ tốt việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân”, Phó Chủ tịch UBND xã Gio An, Lê Phước Hiếu cho hay.

 

Ruộng rau xà lách, cải xoong xanh mướt nhờ nguồn nước tưới được lấy từ các giếng cổ. 

Phát triển du lịch cộng đồng

Công tác đầu tư, tôn tạo hệ thống các giếng cổ và xung quanh khu vực một số giếng cổ cũng đã được huyện Gio Linh chú trọng nhằm hướng tới phát triển và khai thác du lịch cộng đồng từ năm 2018, định hướng đến năm 2020. Ông Dương Đức Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết, huyện đã chọn thôn An Nha là thôn đầu tiên phát triển du lịch cộng đồng để từ đó nhân rộng mô hình ra các thôn khác như: Hảo Sơn, An Hướng… “Sắp tới huyện sẽ đưa hệ thống giếng cổ Gio An vào chuỗi du lịch của huyện gồm: Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn-Giếng cổ Gio An-Biển Cửa Việt-Tượng đài quân bưu Dốc Miếu-Đôi bờ di tích Hiền Lương, Bến Hải. Đây là tuyến du lịch mũi nhọn và kỳ vọng việc đưa Gio An là một điểm đến về du lịch trên địa bàn huyện sẽ thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển xứng tầm với giá trị của di tích lịch sử- văn hóa độc đáo này”, ông Hạnh cho hay.

Vừa qua, huyện Gio Linh cũng đã hỗ trợ 200 triệu đồng làm đường bê tông dẫn đến giếng Đào dài 320m. Tiếp đó, huyện hỗ trợ thêm 200 triệu đồng làm du lịch cộng đồng tại thôn An Nha với những phần việc như: Làm hàng rào đá tự nhiên đến tận giếng, tạo cảnh quan sinh thái, hàng rào cây xanh, đường hoa, hình thành các bờ đá quanh ruộng xà lách, cải xoong…

 

 Cụm giếng cổ ở thôn Hảo Sơn được đánh giá là đẹp nhất và có vị trí nằm ở trung tâm của xã Gio An.

Ngoài việc đầu tư tôn tạo hệ thống giếng cổ, xã Gio An cũng đã tập trung bảo tồn và phát huy các kiến trúc có tại địa phương gắn với kêu gọi đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn xã. Hình thành và phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, gắn với xây dựng nhãn mác, thương hiệu sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm đặc sản của địa phương gồm: Rau xà lách xoong, khoai từ, khoai tía, khoai lang, gà đồi, tinh bột nghệ, hồ tiêu… Hiện nay, ngày càng có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước bắt đầu đến thăm quan hệ thống giếng cổ Gio An, thưởng thức đặc sản địa phương.

Ở Gio An không chỉ có hệ thống giếng cổ quý giá mà còn có nhiều địa điểm độc đáo có tiềm năng lớn để phát triển du lịch như đồi Cồn Tiên, di tích Binh đoàn 559, chùa Long Phước. Đây đều là những di tích lịch sử-văn hóa độc đáo gắn với những dấu mốc lịch sử của địa phương, đất nước. “Chúng tôi kỳ vọng trong tương lai gần, ngành Du lịch tỉnh Quảng Trị sẽ phát triển “tam giác du lịch”: Hệ thống giếng cổ-Đồi Cồn Tiên-chùa Long Phước” để tạo thành điểm nhấn liên hoàn du lịch trên địa bàn xã để thu hút được đông đảo du khách gần xa”, ông Hồ Xuân Hải, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết.

Đức Việt/ baodantoc.com.vn

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/gieng-co-gio-an-20181205102924356.htm



  Các Tin khác
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60155451

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July