Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
  -  Tin Việt Nam
  -  Tin Quốc tế - Thế giới đó đây
  -  Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina > Tin Quốc tế - Thế giới đó đây >
  2 năm xung đột Nga - Ukraine, kinh tế thế giới vẫn gánh chịu những hệ lụy khó lường 2 năm xung đột Nga - Ukraine, kinh tế thế giới vẫn gánh chịu những hệ lụy khó lường , Người xứ Nghệ Kiev
 
 V.A (tổng hợp)
Sau 2 năm ròng rã kể từ khi Nga chính thức phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2/2022, thế giới đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn bắt nguồn từ ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Cuộc chiến đẫm máu chưa có hồi kết

Ngày 24/2/2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Và từ đó đến nay, cả hai bên vẫn không ngừng giằng co trên chiến trường, trong khi các nỗ lực tìm giải pháp hòa bình gần như “giậm chân tại chỗ”.

Sau hai năm giao tranh dữ dội, Nga đã sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine là Donetsk, Lugansk, Zaporizhia, Kherson. Cuộc phản công mùa hè năm ngoái của Ukraine không hiệu quả trong khi kho vũ khí của Ukraine dần cạn kiệt, viện trợ quân sự của phương tây cho Ukraine giảm dần và nhất là đang bế tắc tại Quốc hội Mỹ. Nga tiếp tục chiếm các thành phố của Ukraine, mới đây nhất là thành phố chiến lược Avdeevka ở miền đông và tuyên bố có thể chiếm tới Kiev, Odessa, còn Tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định sẽ mở cuộc phản công mới trong năm nay. 

2 năm xung đột Nga - Ukraine, kinh tế thế giới vẫn gánh chịu những hệ lụy khó lường- Ảnh 1.

Lính Ukraine khai hỏa vũ khí ở Avdiivka. Ảnh: Reuters

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã giết chết ít nhất 10.378 thường dân và làm bị thương thêm 19.632 người. Thương vong quân sự của hai bên có thể lên tới hàng trăm nghìn người theo các con số khác nhau. Trong khi một trật tự thế giới đa cực đang dần rõ nét, hệ lụy của cuộc chiến còn kéo dài với cả hai nước và thế giới, nhất là những cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế suy giảm 

Năm 2023 tiếp tục là một năm nhiều sóng gió và khó khăn của kinh tế thế giới khi phải đối mặt với một loạt thách thức, từ sụt giảm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nợ xấu gia tăng, kim ngạch thương mại - đầu tư ảm đạm, cho tới những hệ lụy không mong muốn của bất ổn địa chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Càng về cuối năm 2023, hầu hết đánh giá của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đều được điều chỉnh theo hướng giảm so với trước. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định, kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng 2,9%, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2023 và thấp hơn mức tăng 3,3% năm 2022. 

Còn theo tính toán của Fitch Ratings, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 chỉ ở mức 2,9%. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng toàn cầu đạt 2,1% năm 2023, thấp hơn mức tăng 3,1% năm 2022...

Cùng với xung đột Nga - Ukraine, những biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đối với Nga không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của Nga và Ukraine, mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Theo tạp chí The Fortune (Mỹ) tháng 10/2022, cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.800 tỷ USD dưới nhiều dạng: lạm phát, giá nhiên liệu và lương thực tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, ngành du lịch tê liệt và nhiều hệ lụy khác.

Theo con số thống kê, kim ngạch thương mại toàn cầu năm 2023 chỉ đạt xấp xỉ 30,7 nghìn tỷ USD, thấp hơn gần 2 nghìn tỷ so với năm 2022. Thị trường trái phiếu thế giới chứng kiến một năm nhiều sóng gió, khi hàng nghìn tỷ USD trị giá trái phiếu bị “thổi bay” do mất giá. 

Nhiều chuyên gia đánh giá, cuộc xung đột chính là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở tiến trình phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19. Chiến sự ở Ukraine cũng gây ra sức ép, dẫn tới lạm phát tăng phi mã ở hầu hết các nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), lạm phát trong năm 2023 vẫn ở mức cao và là nỗi ám ảnh với kinh tế toàn cầu. Tính đến tháng 12-2023, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã phải tăng lãi suất 37 lần với hơn 1.175 điểm cơ bản để chống lạm phát.

Đặc biệt, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực... mà nhân loại đang phải đối mặt. Theo OECD, cuộc xung đột ở Ukraine đã dẫn tới “cú sốc năng lượng mang tính lịch sử” đối với thị trường. Trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai toàn cầu trong khi Liên minh châu Âu (EU) là khách hàng đặc biệt lớn của Nga. 

Các lệnh trừng phạt mạnh mẽ đối với Nga sau khi xung đột nổ ra, trong đó có thỏa thuận cấm tới 90% lượng dầu nhập khẩu, quyết định áp giá trần với dầu thô nhập khẩu của Nga, đã khiến EU phải tìm tới các nguồn cung thay thế trong khi thế giới chưa có sự chuẩn bị nào cho điều này, dẫn tới giá khí đốt tự nhiên và giá dầu thô trên thế giới bị đẩy lên mức kỷ lục.

Nga và Ukraine còn là những nước sản xuất ngũ cốc hàng đầu của thế giới, chiếm khoảng 30% sản lượng lúa mì và 17% sản lượng ngô xuất khẩu, 32% lúa mạch và 75% dầu hướng dương trên toàn cầu. Do xung đột và cấm vận của phương Tây với Nga, nguồn cung từ 2 nhà cung cấp hàng đầu thế giới bị suy giảm, đặc biệt từ Ukraine. 

Trong khi đó, do Covid-19 cùng khủng hoảng kinh tế, chỉ trong 3 năm (2020-2023), 75 triệu người dân trên thế giới rơi vào cảnh nghèo cùng cực, với mức thu nhập chưa đến 2,15 USD/ngày. Triển vọng sẽ có thêm 90 triệu người bị đẩy xuống ngưỡng nghèo với mức thu nhập dưới 3,65 USD/ngày. Điều này dẫn tới thực trạng mà theo như cảnh báo của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc, có đến 783 triệu người đi ngủ với bụng đói mỗi đêm trong bối cảnh nhu cầu cứu trợ lương thực không ngừng gia tăng.

2 năm xung đột Nga - Ukraine, kinh tế thế giới vẫn gánh chịu những hệ lụy khó lường- Ảnh 2.

Năng lượng là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chiến tranh Nga-Ukraine - Ảnh: Reuters.

Các ngành dịch vụ, nhất là du lịch và hàng không, mới bước đầu phục hồi từ sau đại dịch Covid-19 được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực suy giảm nếu cuộc xung đột còn kéo dài. 

Đây là cuộc suy thoái toàn cầu lớn nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1930. 

 

Thế giới rơi vào khủng hoảng năng lượng

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu không hẳn bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine nhưng đây lại là nguyên nhân khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Chiến sự cùng các biện pháp trừng phạt của phương Tây và sự trả đũa của Nga đã dẫn đến sự đổ vỡ trong các mối quan hệ cung cấp dầu khí đã tồn tại trong nhiều thập niên, tạo áp lực đè nặng với nguồn cung dầu khí toàn cầu.

2 năm xung đột Nga - Ukraine, kinh tế thế giới vẫn gánh chịu những hệ lụy khó lường- Ảnh 3.

Người dân địa phương xếp hàng chờ nhận bánh mì, nến và lương thực từ nhân viên cứu trợ tại thành phố Balakliia, tỉnh Kharkov, Ukraine ngày 21/9/2022 - Ảnh: Reuters

Chiến sự đã khiến các công ty năng lượng hàng đầu thế giới như Shell, BP và Equinor nhanh chóng rút khỏi Nga, bất chấp việc phải từ bỏ hàng chục tỉ USD đã đầu tư ở đây. Nga đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách giảm dần nguồn cung dầu khí tới “các quốc gia không thân thiện” và yêu cầu thanh toán hợp đồng năng lượng bằng đồng rúp và cuối cùng là cắt nguồn cung dầu khí tới “lục địa già”.

Hậu quả tất yếu là giá khí đốt tự nhiên tăng lên mức kỷ lục trong nhiều năm. Có thời điểm giá dầu lên tới gần 140 USD/thùng, gần bằng mức kỷ lục mọi thời đại (147,5 USD/thùng vào tháng 7.2008), đẩy châu Âu nói riêng và thế giới nói chung vào vòng xoáy lạm phát, dẫn đến cuộc khủng hoảng chi phí ở nhiều quốc gia.

Trong khi xung đột Nga-Ukraine chưa biết khi nào kết thúc thì căng thẳng ở Trung Đông cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá nguyên liệu duy trì ở mức cao.

Sang tháng 1/2024, giá dầu lại tăng vọt sau cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu vào các mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm đáp trả các vụ tấn công vào các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ.

Chốt phiên giao dịch ngày 26/2/2024, dầu thô Brent tăng 91 US cent tương đương 1,11% lên 82,53 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,09 USD tương đương 1,43% lên 77,58 USD/thùng.

Sự sụt giảm trong hoạt động lọc dầu của Mỹ và sự gián đoạn thương mại toàn cầu đã thắt chặt nguồn cung dầu diesel trong những tuần gần đây, khiến xuất khẩu dầu diesel của Mỹ sang châu Âu trong tháng này giảm.

Giá dầu đã dao động trong khoảng từ 70 USD đến 90 USD/thùng kể từ tháng 11/2023, do nguồn cung của Mỹ tăng và lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc suy yếu bù đắp nguồn cung của OPEC+ cắt giảm.

Nông nghiệp bị tàn phá

Cuộc xung đột đã tàn phá lực lượng lao động nông trại và cơ cấu hạ tầng nông nghiệp. Theo đánh giá của Bộ chính sách nông nghiệp và lương thực của Ukraine, cuộc xung đột đã phá huỷ hoàn toàn hay một phần 84.200 máy nông nghiệp, 4 triệu tấn lương thực đã bị mất, và kho chứa 9,4 triệu tấn nông phẩm bị thiệt hại hay bị phá hoại. Tổng giá trị thiệt hại cho ngành nông nghiệp Ukraine là 34,25 tỷ USD. Đây mới là con số thống kê cho đến 15/9/2022, chắc chắn thiệt hại cho đến nay còn lớn hơn nhiều.

Nhiều nông dân đã bỏ trang trại di tản trong nước và ngoài nước hay tham gia quân đội. Báo chí thỉnh thoảng lại đưa tin mìn nổ làm chết nhiều dân thường, đặc biệt là nông dân.

Nông nghiệp bị tàn phá dẫn tới an ninh lương thực toàn cầu bị tác động mạnh.

Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về ngô, lúa mì, lúa mạch và dầu hướng dương qua Biển Đen. Cụ thể, Nga và Ukraine chiếm 33% khối lượng lúa mì, 17% khối lượng ngô và 75% khối lượng dầu hướng dương được mua bán toàn cầu. Xung đột giữa hai nước này đã tàn phá các chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Việc này khiến giá lương thực tăng lên mức kỷ lục vào khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3/2022. 

Cụ thể theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) thông tin, chỉ số giá lương thực toàn cầu trong tháng 3/2022 là 159,3 điểm, tăng so với mức 141,4 điểm của tháng 2/2022. Như vậy, chỉ số giá lương thực của FAO đã tăng gần 13% từ tháng 2 đến tháng 3/2022. Đây là mốc kỷ lục của chỉ số này kể từ khi được ghi nhận từ năm 1990.

Cho đến nay, giá lương thực thế giới tuy có giảm nhưng vẫn cao hơn nhiều so với thời điểm trước khi cuộc xung đột xảy ra.

https://danviet.vn/xung-dot-nga-ukraine-va-nhung-tac-dong-manh-me-den-nen-kinh-te-the-gioi-20240226153307291.htm

 

 


  Các Tin khác
  + BỘ QUỐC PHÒNG ANH: TỔN THẤT CỦA NGA Ở UKRAINA SẼ LÊN TỚI 1 TRIỆU NGƯỜI SAU 6 THÁNG (20/12/2024)
  + SỰ TỨC GIẬN Ở NGA VỀ VIỆC CHĂM SÓC LÍNH TRIỀU TIÊN BỊ THƯƠNG " HỌ ĐÂU PHẢI THÀNH PHẦN ĐẶC BIỆT GÌ MÀ PHẢI ƯU TIÊN " (20/12/2024)
  + Tình báo Ukraine phát hiện chiến thuật băng dính đỏ của lính Triều Tiên ở vùng Kursk (20/12/2024)
  + AUSTRALIA CUNG CẤP CHO UKRAINA XE TĂNG ABRAMS VÀ TÀU THUYỀN (20/12/2024)
  + TỔNG THƯ KÝ RUTTE XÁC NHẬN NATO ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIỀU PHỐI HỖ TRỢ QUÂN SỰ CHO UKRAINA (20/12/2024)
  + KELLOGG: "TỔN THẤT CỦA NGA TRONG CUỘC CHIẾN CAO GẤP 5 LẦN SO VỚI UKRAINA" (20/12/2024)
  + QUÂN ĐỘI CỦA PUTIN LẠI TỔN THẤT THÊM MỘT MÁY BAY KA-52 CÙNG VỚI PHI HÀNH ĐOÀN (20/12/2024)
  + TÊN LỬA TẤN CÔNG MỘT TRONG NHỮNG NHÀ MÁY HÓA CHẤT LỚN NHẤT LIÊN BANG NGA (20/12/2024)
  + NHÀ TRẮNG: VẤN ĐỀ UKRAINA GIA NHẬP NATO SẼ DO CHÍNH QUYỀN TRUMP QUYẾT ĐỊNH (20/12/2024)
  + "GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG ĐÃ ĐẾN": ANH CÓ KHẢ NĂNG GỬI CÁC HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ ĐẾN UKRAINA (20/12/2024)
  + "CHỈ LÀ NHỮNG KẺ CẶN BÃ": ÔNG ZELENSKY ĐÁP TRẢ TUYÊN BỐ CỦA PUTIN VỀ "CUỘC ĐẤU TAY ĐÔI VỀ CÔNG NGHỆ" VÀ TẤN CÔNG VÀO KIEV BẰNG ORESHNIK (20/12/2024)
  + TỔNG THỐNG ZELENSKY TUYÊN BỐ KHÔNG CẦN NHỮNG NGƯỜI TRUNG GIAN KIỂU NHƯ ORBAN (18/12/2024)
  + THỦ TƯỚNG DONALD TUSK NÓI VỀ TƯ CÁCH THÀNH VIÊN NATO CỦA UKRAINA: NẾU PHỤ THUỘC VÀO BA LAN, THÌ ĐIỀU ĐÓ SẼ KÉO DÀI KHÔNG QUÁ 1 NGÀY (18/12/2024)
  + THƯỢNG TƯỚNG NGA KARAKAEV ĐE DỌA TÊN LỬA NGA SẼ "BAY TỚI BẤT CỨ NƠI NÀO TRÊN HÀNH TINH" (18/12/2024)
  + ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT LÊN ÁN LIÊN BANG NGA VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI CÁC VÙNG LÃNH THỔ TẠM THỜI BỊ CHIẾM ĐÓNG CỦA UKRAINA (18/12/2024)
  + MỸ KHÔNG ĐƯỢC CẢNH BÁO VỀ VIỆC THANH LÝ TƯỚNG KIRILLOV CỦA NGA Ở MOSKVA (18/12/2024)
  + Tổn thất của Ukraine: những con số đáng ngạc nhiên và chiến thuật mới trong cứu thương (17/12/2024)
  + Xung đột Nga-Ukraine: Giao tranh ở Donbass bất chấp nhiệt độ đóng băng (16/12/2024)
  + TỔNG THƯ KÝ NATO PHẢN ĐỐI VIỆC THẢO LUẬN CÔNG KHAI VỀ THỎA THUẬN HÒA BÌNH Ở UKRAINA (16/12/2024)
  + MEDVEDEV ĐE DỌA RẰNG, NGA SẼ XÂM CHIẾM THÊM CÁC VÙNG LÃNH THỔ MỚI CỦA NƯỚC KHÁC (16/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66033122

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July