Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
  -  Tin Việt Nam
  -  Tin Quốc tế - Thế giới đó đây
  -  Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina > Tin Quốc tế - Thế giới đó đây >
  Cần tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế đối với xung đột tại Ukraine Cần tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế đối với xung đột tại Ukraine , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hoàng Nam | 

 

Các nước nhấn mạnh các khác biệt, bất đồng cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và luật pháp quốc tế; các bên cần kiềm chế, nối lại các nỗ lực đối thoại tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời bảo đảm an toàn cho dân thường tại các vùng chiến sự.

 
Cần tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế đối với xung đột tại Ukraine - Ảnh 1.

Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam.

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, tối 8/6/2022 đã diễn ra Hội nghị trực tuyến quan chức cao cấp (SOM) các nước tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) gồm các nước ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Mỹ. Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã cùng các Thứ trưởng/Trưởng SOM các nước EAS và Phó Tổng Thư ký ASEAN tham dự Hội nghị.

ASEAN và các đối tác EAS đánh giá cao vai trò quan trọng của EAS, với ASEAN ở vị trí trung tâm, là diễn đàn của các lãnh đạo thảo luận về các vấn đề chiến lược, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng ở khu vực.

Đồng thời, các nước nhất trí phối hợp tăng cường hơn nữa giá trị chiến lược và khả năng thích ứng của EAS ứng phó hiệu quả các thách thức mới nảy sinh trong tình hình mới, trên cơ sở các định hướng nêu trong Tuyên bố Hà Nội dịp kỷ niệm 15 năm thành lập EAS năm 2020 và các văn kiện nền tảng của EAS.

Ghi nhận những tiến triển hợp tác EAS thời gian qua, các nước nhấn mạnh triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động (KHHĐ) EAS giai đoạn 2018-2022 và khẩn trương hoàn tất soạn thảo KHHĐ EAS giai đoạn 2023-2027.

Nhận định hợp tác EAS vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển, các nước nhất trí phối hợp nỗ lực kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi bền vững.

ASEAN hoan nghênh các đối tác hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao năng lực y tế dự phòng, bảo đảm cung ứng vaccine đầy đủ và kịp thời, đẩy mạnh các cơ hội hợp tác sản xuất vaccine, thuốc điều trị và trang thiết bị y tế, tăng cường khả năng tự cường khu vực trước các tình huống bùng phát dịch bệnh trong tương lai.

Các nước đều cho rằng cần sớm mở cửa, nối lại các hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại và đầu tư, ổn định kết nối chuỗi cung ứng, thúc đẩy liên kết kinh tế, cũng như hợp tác thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và bền vững…

Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, trong đó có Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, tình hình Myanmar, xung đột Nga-Ukraine, quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực…, các đại biểu ủng hộ EAS phát huy vai trò, đóng góp bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, thuận lợi để ứng phó đại dịch và thúc đẩy phục hồi.

Nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của biển và đại dương với không gian phát triển của mỗi quốc gia, các nước đề cao trách nhiệm phối hợp bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, nỗ lực xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác; kiềm chế không có hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hoá, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982; ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng thành công Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Các đối tác EAS tiếp tục khẳng định ủng hộ vai trò của ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.

Về xung đột tại Ukraine, các nước nhấn mạnh các khác biệt, bất đồng cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và luật pháp quốc tế; các bên cần kiềm chế, nối lại các nỗ lực đối thoại tìm giải pháp lâu dài trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời bảo đảm an toàn cho dân thường tại các vùng chiến sự.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đề nghị các Đối tác EAS, với tiềm năng và thế mạnh của mình, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ASEAN trong ứng phó đại dịch và thúc đẩy phục hồi cũng như hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mê Công, bảo đảm phát triển đồng đều, bền vững tại khu vực.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Đại sứ Vũ Hồ đề nghị cần phát huy hơn nữa vai trò chiến lược của EAS, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, tăng cường tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, quản lý bất đồng và giảm thiểu khác biệt, đưa quan hệ các nước lớn đi vào ổn định, không ảnh hưởng đến mục tiêu và nỗ lực phát triển chung của khu vực, hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên thế giới.


Chia sẻ các ý kiến đánh giá tại Hội nghị, Đại sứ tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin, đề cao luật pháp quốc tế, kiềm chế, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, ủng hộ nỗ lực tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất COC ở Biển Đông thực chất, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, góp phần xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.

Campuchia, Chủ tịch EAS 2022 thông báo sẽ tổ chức trực tiếp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EAS vào tháng 8/2022 và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 17 vào tháng 11/2022 tại Phnom Penh.


  Các Tin khác
  + Ukraine có máy bay không người lái có khả năng tiếp cận Siberia - The Economist (19/04/2024)
  + NHÀ SẢN XUẤT IRIS-T: THÊM 1 HỆ THỐNG NỮA SẼ CÓ MẶT TẠI UKRAINA "TRONG VÀI TUẦN TỚI" (19/04/2024)
  + JOHNSON GỌI VIỆC CUNG CẤP VIỆN TRỢ SÁT THƯƠNG CHO UKRAINA LÀ "CỰC KỲ QUAN TRỌNG" (19/04/2024)
  + UKRAINA CÓ THỂ NHẬN ĐƯỢC 7 HỆ THỐNG "PATRIOT": THỦ TƯỚNG ĐỨC CHO BIẾT CÁC CHI TIẾT (19/04/2024)
  + Nga hứng thêm đòn đau giáng mạnh từ Trung Quốc (19/04/2024)
  + Chiến sự giữa Nga - Ukraine Rộ tin 30 quân nhân Nga thiệt mạng, 80 người bị thương vì căn cứ quân sự ở Crimea bị tấn công (19/04/2024)
  +  Nga đột ngột sa thải 2 chỉ huy quân đội kỳ cựu vì lý do bất ngờ (17/04/2024)
  + TỔNG THỐNG CH SÉC: SÁNG KIẾN MUA ĐẠN PHÁO CHO UKRAINA ĐANG TĂNG TỐC (17/04/2024)
  + THE HILL: HOA KỲ CẦN PHẢI BIẾT ƠN UKRAINA VÌ ĐIỀU GÌ (17/04/2024)
  + SBU PHÁ HỦY RADAR NGA KIỂM SOÁT BẦU TRỜI SÂU 700 KM VÀO UKRAINA (17/04/2024)
  + TÌNH BÁO UKRAINA TẤN CÔNG VÀO TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HÀNG KHÔNG BORISOGLEBSK Ở NGA (10/04/2024)
  +  FOREIGN POLICY: UKRAINA TIÊU DIỆT PHẦN LỚN XE TĂNG NGA TRONG NHỮNG THÁNG GẦN ĐÂY BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI FPV (10/04/2024)
  + NGƯỜI MẸ CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN MỸ ĐÃ HY SINH VÌ UKRAINA KÊU GỌI QUỐC HỘI: "HÃY ĐƯA CHO HỌ MỌI THỨ HỌ CẦN" (10/04/2024)
  + Đồng minh thân cận bất ngờ giáng đòn mạnh cho Nga (10/04/2024)
  + Ukraine đẩy lùi hàng chục cuộc tấn công của Nga, phá hủy các hệ thống tên lửa và trạm tác chiến điện tử (07/04/2024)
  + Anh, Pháp và các nước Bắc Âu đã "âm thầm chuẩn bị" đưa quân tới Ukraine (07/04/2024)
  + MEDVEDEV CÁO BUỘC TỔNG THỐNG PHÁP MACRON LIÊN QUAN TỚI VỤ TẤN CÔNG KHỦNG BỐ Ở "CROCUS" (07/04/2024)
  + ESTONIA THEO GƯƠNG CỘNG HÒA SÉC VÀ ĐÃ TÌM RA THÊM 1 TRIỆU QUẢ ĐẠN PHÁO CHO UKRAINA (07/04/2024)
  + TỔNG THỐNG ZELENSKY: UKRAINA SẴN SÀNG NHẬN TRỢ GIÚP TỪ HOA KỲ BẰNG TÍN DỤNG (07/04/2024)
  + BLOOMBERG: TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ CHO NGA TRONG CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC UKRAINA (07/04/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60212433

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July