(Dân trí)- Những địa danh du lịch nổi tiếng ở Việt Nam như Huế, Nha Trang, Đà Nẵng xuất hiện ấn tượng trong clip quảng bá của một công ty lữ hành Hàn Quốc. Những clip này đang gây sốt với cư dân mạng Việt Nam.
(Dân trí)- Một Hà Nội về đêm lặng lẽ hơn và… bí ẩn hơn qua góc nhìn của Sébastien Laval- một nhiếp ảnh gia Pháp. Sébastien thực hiện bộ ảnh này trong 6 năm. Trong đó, có những bức ảnh chụp một góc phố từ 6 giờ tối đến 6h sáng hôm sau trong nhiều năm liền.
(Dân trí) – Những hình ảnh giản dị trong cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam được giới thiệu trên trang BBC với tiêu đề “Việt Nam muôn màu”. Những phố giăng mắc cửi, quán cóc vỉa hè, gánh hàng rong… đã làm nên nét hấp dẫn kỳ lạ cho du lịch Việt Nam.
Năm 1009, Thân Vệ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Thuận Thiên. Năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La gặp điềm Rồng vàng đón, nên đổi tên là thành Thăng Long (tên nôm = tên dân gian là Kẻ Chợ).
Qua các đời vua (Lý Thái Tông, 1028 - 1138), Lý Anh Tông (1054 - 1072). Lý Nhân Tông (1072 - 1127), Lý Nhân Tông (1128 - 1138), đến Lý Anh Tông (1138- 1175).
Sáng mãi bản hùng ca “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” QĐND Online – Ngày 28-11, tại Hà Nội, nơi cách đây 40 năm đã diễn ra trận quyết chiến lịch sử trên không của quân, dân miền Bắc với không quân Mỹ, nơi ghi dấu kỳ tích vô song “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo và chủ trì Hội thảo…
Nha Trang - thiên đường miền biển (HNMO) - Nằm ở Trung tâm tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có 19 hòn đảo, với hơn 15.000 dân và là Thành phố Du lịch có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng của cả nước và khu vực Đông Nam Á. HNMO xin giới thiệu với bạn đọc chùm ảnh mới về phong cảnh Nha Trang của tác giả Quang Thành.
Những nghề ''siêu hot'' ở Hà Thành một thời (HNHN) Hà Nội xưa có nhiều nghề mà đến này đã có không ít bị mai một theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có những nghề "hot" một thời còn tồn tại.
Huyền thoại Pha Luông Con đường Tây Tiến vang danh một thời nay vẫn còn đó. Đỉnh Pha Luông sừng sững như thiên đường trong mây. Một ngày nhớ nhà thơ Quang Dũng, nhớ Tây Tiến, ta lang thang đến miền thảo nguyên Mộc Châu nhuộm vàng bởi những bông cúc quỳ hoang dại.
Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán mà trên khắp các cánh rừng của huyện miền biên viễn Mường Lát - Thanh Hoá, đào rừng đã thi nhau khoe sắc, mang mùa xuân đến sớm...
Suối đá huyền diệu dưới chân Tam Đảo Du khách thường leo đỉnh Tam Đảo từ hướng Vĩnh Phúc để được đắm mình vào xứ sở sương mù, ít ai biết ở phía sườn bên kia của dãy Tam Đảo hùng vĩ cũng là những cảnh đẹp tuyệt vời.
nơi những tinh hoa đó được lưu giữ, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Được mệnh danh là đất trăm nghề, Hà Nội từ lâu cũng là một mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề.
Quần thể di tích Hoàng thành Yên Bái Hoàng Thành Yên Bái là một quần thể dày đặc các dấu tích kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần, cách thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hơn một trăm cây số, còn rõ nét thành quách, ao vua, hào lũy, bãi tập… cùng nền tảng chùa tháp, đền đài, vật liệu kiến trúc, với cảnh quan núi sông bao bọc, hiểm yếu về địa thế quân sự.
Hà Giang đẹp say lòng người Chúng tôi đã có chuyến trở lại Hà Giang, vào những ngày đầu mùa đông, để lại được thấy đắm đuối với tất cả những gì thuộc về nơi này, từ bông hoa, ngọn cỏ, con người, đến cảnh vật và những giá trị thiêng liêng mà chỉ Hà Giang mới có.
nơi những tinh hoa đó được lưu giữ, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Được mệnh danh là đất trăm nghề, Hà Nội từ lâu cũng là một mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề.
Độc đáo kiến trúc Nhà thờ Cam Ly Trong không khí buổi chiều lạnh, một ngôi nhà rông lẩn khuất dưới những cây thông, gợi lên sự trầm mặc của một miền Sơn Cước (một tên gọi khác của Nhà thờ Cam Ly - số 1, Nguyễn Khuyến, phường 5, Đà Lạt). Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo được người Pháp xây dựng ở Đà Lạt từ những năm 1920 đến 1960, Nhà thờ Cam Ly được dành riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế nó mang một sắc thái khác hẳn với các giáo đường khác. Một công trình kiến trúc độc đáo cách điệu từ mái nhà rông của đồng bào Tây Nguyên kết hợp hài hòa với kiến trúc miền Nam nước Pháp và được thể hiện theo tinh thần trường phái kiến trúc thô mộc.