Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Sáng mãi bản hùng ca “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” Sáng mãi bản hùng ca “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

QĐND Online – Ngày 28-11, tại Hà Nội, nơi cách đây 40 năm đã diễn ra trận quyết chiến lịch sử trên không của quân, dân miền Bắc với không quân Mỹ, nơi ghi dấu kỳ tích vô song “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam”. Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo và chủ trì Hội thảo…

Dụng công chuẩn bị, không để bất ngờ

Sáng 28-11, tại Hội trường Quân chủng PK-KQ, các đại biểu có mặt từ rất sớm. Các tướng lĩnh, sĩ quan từng tham gia Chiến dịch 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972 như các Anh hùng LLVT nhân dân: Phạm Thanh Ngân, Trần Hanh, Phạm Tuân, Nguyễn Văn Phiệt, Nguyễn Đình Kiên... được sống lại khí thế hừng hực của Chiến dịch của 40 năm về trước.

Dự hội thảo còn có thủ trưởng các Tổng cục trực thuộc Bộ Quốc phòng; các ban, bộ, ngành Trung ương; đại biểu Quân chủng PK-KQ, TP Hà Nội; các nhân chứng từng trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch.

Nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo đã khẳng định: Để quân, dân miền Bắc, mà nòng cốt là quân, dân Hà Nội có thể “hạ bệ” siêu pháo đài bay B-52 của Mỹ, lập lên kỳ tích trên bầu trời Thủ đô, trước hết vì chúng ta đã có bước chuẩn bị đánh B-52 từ rất sớm; chủ động bố trí lực lượng tham gia chiến dịch; chủ động sơ tán nhân dân để tránh tổn thất…Để có bước chuẩn bị sớm như vậy là nhờ sự nhận định sáng suốt và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc Mỹ sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, và “Mỹ chỉ thua, sau khi thua đau trên bầu trời Hà Nội”.

 
Đoàn chủ tịch duy trì Hội thảo

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân chủng PK-KQ (người trực tiếp đánh B-52, tháng 12-1972) khẳng định, để chuẩn bị đánh B-52 trên bầu trời Hà Nội, ngay từ năm 1966, Quân chủng PK-KQ đã đưa ra-đa, không quân, tên lửa vào các tỉnh Quảng Bình, Vĩnh Linh- nơi B52 gây tội ác- để nghiên cứu cách đánh B-52. Cuối tháng 10-1972, Quân chủng tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa, với thành phần được mở rộng từ kíp trắc thủ, sĩ quan điều khiển tiểu đoàn trưởng đến Trung đoàn trưởng. Hội nghị đã thảo luận, tranh luận, bàn cách đánh rất sôi nổi, qua đó đề ra cách đánh đúng, đánh trúng B-52, như chọn, bám sát, đánh đúng dải nhiễu B52. Cuốn “Cẩm nang bìa đỏ” 30 trang, dạy cách đánh B-52 được ra đời từ đó. Sau hội nghị, phong trào học tập rèn luyện cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa diễn ra sôi nổi ở tất cả các trận địa; công tác bảo đảm kỹ thuật hướng tới bảo đảm tham số tốt nhất, không dừng ở tham số cho phép; các phân đội kỹ thuật, các dây chuyền lắp ráp đạn đều thi đua lập công với các đơn vị hỏa lực.

Nói về công tác chuẩn bị cho Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của bộ đội Không quân, Trung tướng, phi công Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ khẳng định, Không quân nhân dân Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; tiếp đó là tập trung xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao cho mọi đối tượng, đặc biệt là đội ngũ phi công; tập trung xây dựng lực lượng, huấn luyện giỏi về kỹ thuật, nhuần nhuyễn về chiến thuật, cách đánh; thường xuyên nghiên cứu, tìm cách đánh và rút kinh nghiệm để thay đổi cách đánh kịp thời khi địch thay đổi thủ đoạn.



Trung tướng Phương Minh Hòa phát biểu tham luận tại Hội thảo

Cụ Nguyễn Văn Trân, năm nay đã ngoài 90 tuổi, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội năm 1972, nhớ lại công tác chuẩn bị cho Chiến dịch của chính quyền và nhân dân Thủ đô: “Thời điểm đó, Hà Nội đã sơ tán 55 vạn người về các địa phương. Đối với những người ở lại Hà Nội, đều thực hiện tốt yêu cầu “mỗi người có 3 nơi trú ẩn” - đó là hầm trú ẩn tại gia đình; hầm trú ẩn tại cơ quan, xí nghiệp; hố trú ẩn trên các đường phố. Hà Nội còn tổ chức tốt 3 lực lượng: cứu thương, cứu hỏa, cứu người; đồng thời xây dựng lực lượng tự vệ của các nhà máy, sát cánh với bộ đội chủ lực chiến đấu…

Với sự chuẩn bị sớm và chu đáo nên quân, dân Hà Nội hoàn toàn chủ động đối phó với cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của không quân Mỹ và bộ đội tên lửa đã “thiêu cháy” B-52 ngay trong đêm đầu tiên chúng xâm phạm vùng trời Thủ đô…

Chiến thắng của trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo do Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam một lần nữa nói lên tính chất, mức độ ác liệt của cuộc tập kích đường không mà đế quốc Mỹ tiến hành tại Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố lớn trên hậu phương miền Bắc. Tại Hà Nội, trong 12 ngày đêm của Chiến dịch, không quân Mỹ đã tập trung hơn 1.000 lần chiếc máy bay đánh phá, trong đó có khoảng 500 lần chiếc B-52, trút 40.000 tấn bom xuống nhiều khu dân cư, làm gần 2.400 người chết và 1.355 người bị thương. Vượt lên đau thương, mất mát, quân và dân Thủ đô Hà Nội chủ động thiết lập thế trận phòng không ba thứ quân hoàn chỉnh, vững chắc, nhiều tầng, nhiều lớp, chủ động vào trận.

Tinh thần dám đánh, quyết đánh của quân, dân Thủ đô, đặc biệt là bộ đội PK-KQ đã được thể hiện sinh động qua chia sẻ của các cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến đấu. Anh hùng LLVT nhân dân, phi công, Trung tướng Phạm Tuân cho biết: Trước Chiến dịch 12 ngày đêm, các phi công đã được chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần, được huấn luyện đánh B-52 ở Khu 4, được củng cố về lực lượng. Tuy nhiên, khi bước vào Chiến dịch, không quân xuất kích ngay từ đêm đầu, nhưng chưa tiêu diệt được B-52. Những đêm tiếp theo, khó khăn đặt ra do máy bay địch gây nhiễu, do dẫn đường, do các sân bay bị địch phá hủy…khiến Phạm Tuân và đồng đội vẫn chưa diệt được B-52. Sau đó, qua tổ chức rút kinh nghiệm, không quân ta đã tìm ra cách đánh mới và đêm 27-12-1972, phi công Phạm Tuân đã xuất kích từ sân bay Yên Bái, bắn cháy một máy bay B-52 trên bầu trời Sơn La.

Ngoài ra, còn những tham luận tại Hội thảo đã nêu bật được trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trong cuộc đối đầu lịch sử, như: “Nghệ thuật tác chiến của Bộ đội Tên lửa trong 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không””, của Đại tá Nguyễn Đình Kiên, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Phó cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu (trong Chiến dịch là sĩ quan điều khiển của Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn 361); “Vạch nhiễu tìm thù-một trong những nhân tố góp phần làm nên thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không tháng 12-1972”, của Đại tá Nghiêm Đình Tích, nguyên là Đài trưởng Đài ra-đa P-35, thuộc Đại đội 45 (Trung đoàn 291), đơn vị đầu tiên phát hiện, thông báo sớm B-52 bay vào Hà Nội, đêm đầu của Chiến dịch (18-12-1972)…



Thượng tướng Nguyễn Thành Cung (thứ hai từ trái qua) và các đại biểu trao đổi tại Hội thảo

Với tầm cao và bản lĩnh của trí tuệ Việt Nam, được thể hiện qua Chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12-1972, quân, dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích đường không của Mỹ, lập nên kỳ tích “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Kết thúc Chiến dịch, 81 máy bay của không quân Mỹ đã bị tiêu diệt, trong đó có 34 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ).

Với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội” của quân, dân miền Bắc, đế quốc Mỹ đã phải ký hiệp định Pa-ri, chấp nhận rút quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam. Như vậy, chúng ta đã đánh cho “Mỹ cút”, mở ra thời cơ lớn cho quân và dân ta hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tại Hội thảo, nhiều tham luận cũng nêu bật những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, như: “Đánh thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội cuối tháng 12-1972, những giá trị lý luận và thực tiễn”; “Những bài học kinh nghiệm về tác chiến chiến dịch phòng không được rút ra từ 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội cuối năm 1972”; “Những bài học về công tác giáo dục chính trị-tư tưởng trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12-1972”…

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung khẳng định, sau một ngày làm việc đầy tâm huyết của các đại biểu, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Kết quả đạt được của Hội thảo rất quan trọng, góp phần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ LLVT và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc. Những bài học rút ra từ Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, cần được các cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội tích cực nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, qua đó góp phần xây dựng quân đội ngày càng vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hội thảo khoa học cấp Nhà nước “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không - Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam” là một trong những hoạt động lớn trong dịp kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy, UBND TP Hà Nội phối hợp tổ chức. Có 66 tham luận được gửi về Hội thảo, 15 tham luận được trình bày tại Hội thảo. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có tham luận “Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không- tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh"; các thủ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thượng tướng Lê Hữu Đức, có tham luận gửi Hội thảo.

Bài, ảnh: PHẠM HOÀNG HÀ


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 17
Total: 65163787

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July