Truyền thống Nghệ Tĩnh
> Đất và người Xứ Nghệ
|
Bến sông ngày ấy
Con sông Ngàn Mọ chảy về quê tôi gọi là Rào Cái. Rào Cái hợp với sông Nghèn thành ngã ba Sơn rồi xuôi về Lạch Sót...
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
Tại sao dân Nghệ gọi là "dân cá gỗ"?
Ngày nhỏ, cứ nghe thấy ai đó nói giọng "trọ trẹ" là người ta lại bảo, đấy là dân "cá gỗ". KN lấy làm lạ, chưa hiểu "tại sao lại thế?", "cá thật chẳng ăn ai, lại là cá gỗ". Rồi tò mò, tôi đi hỏi người lớn, người lớn kể cho tôi nghe câu chuyện dân gian xưa:
|
Chi tiết »
|
|
Chuyện còn ít biết về Tướng Phùng Chí Kiên
(Baonghean) Đúng 70 năm sau ngày vị danh tướng đầu tiên quê Nghệ An hy sinh lẫm liệt, tại mảnh đất cố hương thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, hậu thế tiến hành xây dựng Khu tưởng niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh...
|
Chi tiết »
|
|
Đồng Lộc, tháng Bảy...
Nhà tôi nằm trên lối rẽ lên Ngã ba Đồng Lộc nên bạn bè qua đó thường hay rủ rê. Tôi thành hướng dẫn viên du lịch ngoài biên chế của khu di tích lúc nào chẳng rõ. Lần này, Yến Thanh rủ tôi lên Đồng Lộc vào một ngày cuối tháng 6, đang vào dịp nắng nóng bất thường.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Truông Bồn sừng sững nghìn năm
Nằm trên trục đường 30 thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 40km, trong kháng chiến chống Mỹ, Truông Bồn là địa chỉ gắn với con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam…
|
Chi tiết »
|
|
Hoàng hậu Bạch Ngọc
Bà là người tài sắc đoan trang, có nhiều công giúp vua trị vì đất nước và chống giặc ngoại xâm nên bà được phong Hoàng hậu Bạch Ngọc
|
Chi tiết »
|
|
|
Người nặng tình với câu hát dân ca
(Baonghean) - Trong nhịp sống đang diễn ra hối hả, giới trẻ thường bị cuốn vào những thể loại âm nhạc hiện đại, còn thể loại cổ truyền thì dường như hụt hơi trong chạy đua với thời cuộc. Thế nhưng, với ông Trần Quốc Minh ở xóm Đồng Xuân, xã Đồng Thành (Yên Thành), Dân ca xứ Nghệ vẫn luôn làm ông say đắm với bao nghĩa tình sâu nặng.
|
Chi tiết »
|
|
Gặp Hoàng Thị Linh Đan – Dũng sỹ nghìn việc tốt
Tháng 5 vừa qua, em Hoàng Thị Linh Đan – HS lớp 5B, Trường tiểu học Bắc Hà (TP.Hà Tĩnh) vinh dự là đại diện duy nhất của tỉnh tham gia lễ hội kỷ niệm 50 năm phong trào “Nghìn việc tốt” và tuyên dương 72 "Dũng sỹ nghìn việc tốt” năm 2013 do Trung ương Đoàn phối hợp cùng Bộ GD-ĐT tổ chức.
|
Chi tiết »
|
|
Bình minh trên chợ cá Cồn Gò
Từ 4-5 giờ sáng, khi những con thuyền áp mạn, những chiếc thuyền thúng chuyển cá vào bờ chợ cá Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng – Cẩm Xuyên) lại tấp nập nhộn nhịp hẳn lên. Hừng đông, mặt biển hắt ánh sáng lên gương mặt nhễ nhại của những người đàn ông đánh trùng trục vội vã chuyển cá lên bờ…
|
Chi tiết »
|
|
Võ Quí Huân, người kỹ sư nặng tình non nước
Sau 3 năm học ở Pháp, Võ Quý Huân tốt nghiệp liền ba trường đại học kĩ thuật, đó không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam vì chính người Pháp đỗ một lúc hai bằng kĩ sư đã là điều hiếm có. Người con Xô Viết Nghệ Tĩnh này đã cống hiến niềm say mê, miệt mài và tất cả nghĩa tình cho quê hương đất nước.
|
Chi tiết »
|
|
Thầy đồ Nghệ viết báo tiếng Tây
Mặc dù đã sống 26 năm ở Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện vẫn rất Việt Nam, đặc biệt rất "Nghệ". Chúng tôi thường gọi đùa ông là Thầy đồ Nghệ, ông cười mà chấp nhận. Thầy đồ Nghệ lại là một nhà báo viết tiếng Pháp cự phách.
|
Chi tiết »
|
|
Một đời đam mê vốn cổ
Hà Tĩnh vốn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, trong đó những di sản trong lòng đất ẩn chứa nhiều thông tin về lịch sử văn hóa vùng miền. Việc phát hiện, sưu tầm các cổ vật, xếp hạng di tích và khai quật các di chỉ khảo cổ góp phần khẳng định những đặc trưng văn hóa quê hương. Trong hành trình tìm lại những giá trị văn hóa – lịch sử đó, Thạc sỹ Nguyễn Trí Sơn là một trong những người có đóng góp tích cực. Ông cũng chính là một trong những điển hình trong phong trào thi đua yêu nước toàn tỉnh.
|
Chi tiết »
|
|
Suối ngược dòng ở miền gái đẹp
Trong khi các con suối khác đều chảy từ Tây sang Đông, riêng suối Khe Thần “một mình một chợ”, chảy theo hướng từ Đông sang Tây. Suối bắt nguồn từ đỉnh núi cao chót vót chưa ai đặt chân đến nơi. Ngày đói suối cho dân làng cá ăn, ngày hạn cho dân nước uống, đàn ông quanh năm suốt tháng làm quần quật vẫn cường tráng, đàn bà không cần mỹ phẩm vẫn đẹp da thắm tóc.
|
Chi tiết »
|
|
Nhớ vị tương Nam Đàn
(Baonghean) - Mỗi lần về quê, mẹ tôi thường dặn qua Nam Đàn nhớ mua vài can tương. Vì hồi trẻ, mẹ từng học Trường Sư phạm Nam Thanh và đã “nghiền” thứ đặc sản này của Nam Đàn. Nay đã rời bục giảng, suốt ngày bận tíu tít với việc dỗ mấy đứa cháu nhỏ, nhưng vẫn không thể nào quên được hương vị của nước tương. Mỗi lần tôi nhớ đem tương về, thế nào hôm đó cả nhà cũng được thưởng thức món cá kho tương, rau khoai hoặc rau muống luộc chấm tương. Những can tương ấy được mẹ san sẻ cho họ hàng, làng xóm rồi cất giữ, bảo quản cẩn thận.
|
Chi tiết »
|
|
|