Trở về nước tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc Khóa XI, những du học sinh tiêu biểu như Trần Lê Anh Thư (Cuba) và Nguyễn Như Bảo (Nga) đều muốn nhấn mạnh tuổi trẻ Việt Nam ở ngoài nước luôn là một phần không thể thiếu của Việt Nam và cũng là lực lượng nòng cốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
Học năm cuối ngành Báo chí tại Trường Đại học Tổng hợp La Habana, cô sinh viên Trần Lê Anh Thư còn là Bí thư Ban Cán sự Đoàn cơ sở tại Cuba.
Giữ vai trò truyền lửa
Từng tham gia vào công tác Đoàn từ những năm cấp ba, khi sang Cuba du học, cô gái năng động trong các hoạt động tập thể này đã được các anh chị cán bộ Đoàn tín nhiệm và bầu vào Ban Chấp hành Chi Đoàn La Habana. Từ đó, cô nhận ra lý do luôn khao khát tham gia các hoạt động Đoàn là để góp công sức cho công cuộc gìn giữ bản sắc Việt ở nước ngoài.
|
Bí thư Đoàn Trần Lê Anh Thư. |
Không chỉ vậy, khi tham gia vào các hoạt động Đoàn đã giúp cô hiểu thêm về bản thân, về cộng đồng đoàn viên, thanh niên ngoài nước, qua đó dần trưởng thành và có ý thức hơn trong nhận thức về chính trị. Theo cô, lực lượng thanh niên đang sinh sống và học tập tại nước ngoài cần phải xác định nhiệm vụ chính của mình đó là học tập tốt và gìn giữ, quảng bá hình ảnh đất nước.
Là một Bí thư Đoàn ở ngoài nước, cô xác định mình phải là người truyền ngọn lửa nhiệt huyết yêu nước cho những bạn trẻ đang sống và học tập tại Cuba. Với vai trò tiên phong, cô cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại Cuba hàng năm vẫn thường xuyên hỗ trợ Đại sứ quán tổ chức văn nghệ trong chương trình Tết Cộng đồng, tổ chức Tết Sinh viên, chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ thường niên Hồn Việt, tổ chức đi dã ngoại kết nối tình cảm những người xa quê…
Với Thư, sống ở đất nước Cuba là một trải nghiệm đầy thú vị. Đó là một hòn đảo luôn được sưởi nắng với những con người rất thân thiện và nồng hậu. Những ngày mới đặt chân đến đây, chính những người bạn Cuba cùng phòng kí túc xá đã giúp cô học tiếng Tây Ban Nha từ con số 0. Đặc biệt với các thanh niên Việt Nam, các thầy cô Cuba luôn lưu tâm, thường ưu tiên làm đề tài về Việt Nam để sinh viên Việt có cơ hội thực hành cả chuyên môn và truyền tải những thông tin của nước nhà.
“Ở Cuba, sinh viên Việt Nam thường được đánh giá là tiếp thu nhanh và chịu khó. Nhiều bạn đã được giải thưởng, giấy khen, giấy chứng nhận do Hội sinh viên tại các trường đại học cấp khi đạt thành tích học tập cao và hoạt động nổi bật. Tuy nhiên, vẫn có một số thanh niên chưa hòa đồng tại nước bạn, ngoại ngữ kém nên còn ngại trao đổi giao lưu. Đây cũng là nhiệm vụ mà Ban Cán sự Đoàn cơ sở tại Cuba cần phải làm để giúp đỡ các bạn”, Trần Lê Anh Thư chia sẻ.
Nhiệm vụ của những "đại sứ" Việt
Nguyễn Như Bảo - Phó Bí thư thường trực Ban Cán sự Đoàn tại LB Nga chia sẻ, mỗi đoàn viên ở nước ngoài phải giống như những "đại sứ" để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Bảo hiện đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Thiết kế và xây dựng đường, tàu điện ngầm, sân bay, cầu và đường hầm giao thông tại Đại học Giao thông đường bộ Moscow. Tham gia vào công tác Đoàn tại Nga từ năm 2009 đến nay, chàng trai này mong muốn được hoàn thiện bản thân, trau dồi kỹ năng sống, hướng tình cảm về đất nước và sống có ích hơn cho quê hương.
|
Đoàn Nguyễn Như Bảo - Phó Bí thư thường trực Ban Cán sự Đoàn tại LB Nga. |
Nói về hoạt động nối bật của phong trào Đoàn tại Nga, anh Bảo cho biết, Ban cán sự Đoàn được thành lập vào năm 2001. Là tổ chức Đoàn đầu tiên ở nước ngoài, Ban cán sự Đoàn tại Nga ngày càng củng cố phát triển với hơn 50 cơ sở Đoàn và hơn 3.500 đoàn viên. Hoạt động Đoàn tại đây hiện đang diễn ra khắp cơ sở và địa bàn nơi có sinh viên Việt Nam học tập với quy mô tổ chức ngay càng chuyên nghiệp, thu hút nhiều đoàn viên tham gia cùng với sự kết nối và giao lưu nhiều hơn.
Theo anh Bảo, mặt mạnh của hoạt động Đoàn tại Nga là các bạn trẻ Việt Nam luôn giao lưu tích cực với sinh viên quốc tế trong các hoạt động văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước. Điểm mới nữa là gần đây Ban cán sự Đoàn đã bắt đầu có sự kết nối, giao lưu với Đoàn TNCS Lê-nin nhằm thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai nước. Ngoài ra, các tổ chức Đoàn cơ sở còn chủ động tổ chức những ngày văn hóa Việt Nam tại các trường học và mời các sinh viên nước ngoài tham gia giao lưu.
Tuy nhiên, Bảo cũng chia sẻ một số khó khăn của công tác Đoàn ngoài nước như địa bàn rộng lớn của Nga khiến sự kết nối giữa các cơ sở còn nhiều trở ngại, cán bộ Đoàn chủ yếu là các sinh viên, nghiên cứu sinh tình nguyện tham gia chưa được đào tạo qua các lớp chuyên về công tác Đoàn. Một điểm khó khác là số lượng đoàn viên tại nước ngoài không ổn định, nguồn tài chính để tổ chức hoạt động phụ thuộc vào nguồn tài trợ không thường xuyên.
“Tuổi trẻ ở ngoài nước là một phần không thể thiếu của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm và định hướng rõ hơn nữa của Trung ương Đoàn với các hoạt động của các bạn trẻ ở ngoài nước. Bên cạnh việc nắm được chủ trương trong nước kịp thời hơn, các cơ sở Đoàn ở ngoài nước cũng cần có quy chế hoạt động riêng để phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa bàn”, Nguyễn Như Bảo chia sẻ.
|
Đoàn sẵn sàng đi đầu trong mọi khó khăn
Sau bốn ngày làm việc tích cực, sôi nổi, nghiêm túc và trách nhiệm, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ...
|
|
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI bắt đầu ngày làm việc đầu tiên
Sáng 10/12, tại Hà Nội, 1.000 đại biểu thanh niên dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ...
|
|
Rộn rã hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ trao Giải thưởng 26/3 cho 80 cán bộ Đoàn cơ sở xuất sắc trên toàn quốc; gặp ...
|
Hải Thanh
Theo Thế giới & Việt Nam
|