Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 27/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Người Việt Trên Thế Giới >
  Việt Nam trong tôi được tình yêu đánh thức Việt Nam trong tôi được tình yêu đánh thức , Người xứ Nghệ Kiev
 

Giờ thì năm nào đạo diễn Trần Anh Hùng cũng về VN. Càng đi xa VN hơn khi các phim gần đây của anh không còn là phim Việt thì dường như mong muốn trở về VN càng mạnh hơn trong anh.

 Đạo diễn Trần Anh Hùng ở Gala bế mạc Gặp gỡ mùa thu 2016, nơi anh là giảng viên cho các nhà làm phim trẻ đã 4 năm nay - Ảnh: GGMT

Nói về phim, Trần Anh Hùng đã nói quá nhiều. Nhưng về chính cuộc đời mình lại là thứ anh luôn muốn tránh đi. Đây là lần đầu tiên Trần Anh Hùng nói về tình yêu Việt Nam trong anh, cái cách mà một người Việt như anh sống ở Pháp, không những thế, sống một cách mạnh mẽ và thành công.

Việt Nam - câu chuyện chưa bao giờ thấy chán

* Ngược thời gian trở lại thuở anh về VN lần đầu tiên để tìm cách làm phim, điều gì thúc giục anh trở về khi mà anh đã ra đi từ rất nhỏ, lớn lên ở nước Pháp, học văn hóa Pháp?

- Tình yêu VN hiện diện rõ nhất trong tôi vào năm 1985. Là thời điểm khi tôi gặp Yên Khê (Trần Nữ Yên Khê - diễn viên điện ảnh - vợ của đạo diễn Trần Anh Hùng). Một khuôn mặt Việt, làn tóc đen đã đánh thức một cái gì đó đã ngủ thật lâu trong tôi. Tôi có cảm giác sức mạnh ấy rất lớn, từ từ thì tôi cũng sẽ bị kéo về.

Ở Pháp, tôi sống rất Việt với cha mẹ dù xung quanh là nước Pháp, văn hóa Pháp, học ở trường phải đi sâu vào tìm hiểu văn hóa Pháp qua ngôn ngữ, qua nghệ thuật này kia. Nhưng trước đó tôi vẫn có cảm giác có gì đó ngăn mình lại, mình hơi bị nín thở, mình hơi bị treo lửng... Những cảm giác ấy sau này tôi cho vào nhân vật Quốc (Mùa hè chiều thẳng đứng) - nhân vật sống giữa hai người đàn bà, làm cho anh ta có cảm giác không thể thở được.

 Đạo diễn Trần Anh Hùng ở Hội An - Ảnh: GGMT

* Khi mới qua Pháp cùng gia đình, còn nhỏ, nhưng bằng cách nào anh nhớ một gia đình Việt như gia đình anh sống giữa Paris?

- Nhớ chứ. Khi đi học thì ban đầu chưa nói được tiếng Pháp nên khá khó khăn. Cha mẹ tôi là thợ may, làm việc suốt tuần. Gia đình chẳng bao giờ được đi nghỉ. Khi đó cả nhà sống ở ngoại ô, hai tháng hè tôi chỉ biết lang thang đường phố, mà cũng từ đó đã cảm được những chất thơ ở những chỗ rất xấu. Và tôi bắt đầu đọc sách rất nhiều, có lẽ tại không có gì để làm cả. Sách đã làm cho tôi thấy cuộc sống không hề chán, giúp tôi mở cái đầu ra, thấy cả một thế giới rất tuyệt. Cũng may là tôi chưa bao giờ gặp sự kỳ thị, các bạn tôi rất dễ thương, cảm giác tôi tạo cho họ một sự tò mò rằng tôi là ai, đất nước của tôi ra sao. Chính sự tò mò ấy cho tôi một chỗ đứng khá rõ ràng.

* Văn hóa Việt đến với anh từ những gì trong gia đình và rộng hơn từ những gì anh tiếp xúc, anh học hỏi ra sao?

- Bạn biết người cha là gì chứ? Người mẹ? Đó là những người trong gia đình cứ nói đi nói lại một câu chuyện, kể đi kể lại từng đó chuyện, những chuyện đã biết từ lâu rằng VN có cái này, như thế này... Mà tôi chưa bao giờ thấy chán, trong khi em tôi thường bực dọc đứng lên. Tôi cũng không biết vì sao tôi không thấy chán, không có sự chống đối lại những câu chuyện ấy.

Các con tôi rồi sẽ tự tìm về

 Đạo diễn Trần Anh Hùng và vợ - Trần Nữ Yên Khê - Ảnh: GGMT

* VN của thời Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng và bây giờ trong anh thay đổi ra sao?

- Khác nhau nhiều chứ, chỉ vì con tôi lớn lên. Tôi nghĩ đến mối quan hệ của chúng nó với VN. Nghĩ là mình có thể làm gì không? Hoặc là mình có nên làm gì không? Những câu hỏi mà tôi chưa có câu trả lời. Những năm đầu khi về VN làm phim, tôi luôn có cảm giác như mình nhảy xuống bể bơi hay là nhảy xuống sông. Tôi cảm về VN xuyên qua nghệ thuật, xuyên qua cái nhìn của những họa sĩ bạn tôi, xuyên qua những cuốn sách tôi đọc về VN. Hiện thực của tôi là sự pha trộn phức tạp, qua lăng kính của nhiều nghệ sĩ mà tôi biết, tôi lựa chọn tiếp xúc. Là mùi, là màu, là chất mà tôi 
nhìn thấy ở VN.

* Anh nghĩ con cái anh rồi có giống anh không?

- Tôi dạy con rất Pháp. Giáo dục trong gia đình tôi với con cái không có chút VN nào. Tôi ít nói tiếng Việt với các con, đúng hơn là lâu lâu nói một tiếng, tùy theo hoàn cảnh. Có khi cũng là sự tính toán. Thường khi tôi bày tỏ tình yêu, có chuyện gì muốn làm hòa với con hoặc khen con, tôi sẽ nói bằng tiếng Việt. Tính toán để “lái” đấy. Nhưng sự tính toán ấy cũng tự nhiên với tôi lắm, chứ không phải là sự cố gắng. Chúng hiểu hết đấy. Con gái tôi Lãng Khê nói được tiếng Việt, cháu cũng rất yêu VN, cháu tình cảm và hay nhắc đến những người bạn Việt mà cháu đã gặp. Nếu rủ Lãng Khê về VN cháu sẽ về ngay. Nhưng Cao Phi - con trai tôi - thì không thế! Tôi và Yên Khê đùa là: Đến lúc Cao Phi gặp một em gái Việt thì sẽ xong! Không cần phải mệt mỏi với nó làm gì.

Tôi nghĩ các con tôi sẽ đến lúc nào đó chúng tự tìm về với VN, chúng sẽ đi con đường riêng của chúng, không thể nào tôi lường trước được ra sao.

* Trần Nữ Yên Khê, vợ anh, cũng là diễn viên trong nhiều phim của anh từ Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng đến I come with the rain... Lý do gì mà Yên Khê lại không có mặt trong các phim sau này như Rừng Na Uy, Vĩnh cửu?

- Yên Khê sẽ tiếp tục là diễn viên phim tôi, khi tôi làm phim VN. Rừng Na Uy và Vĩnh cửu là hai phim mà các nhân vật không phù hợp với Yên Khê. Nhưng với Rừng Na Uy, Yên Khê là người làm phục trang cho phim và đã được đề cử giải thưởng điện ảnh châu Á cho công việc này. Với Vĩnh cửu, Yên Khê làm thiết kế bối cảnh và phục trang. Yên Khê cũng đồng thời chính là giọng đọc dẫn chuyện trong phim. Nghĩa là Yên Khê vẫn luôn có mặt trong phim tôi, chỉ là vai trò thay đổi.

5 năm một cuốn phim

vậy phải là cái gì thật đặc biệt

* Anh là người Việt, việc làm phim không phải tiếng Việt như I come with the rain tiếng Anh, Rừng Na Uy tiếng Nhật, Vĩnh cửu tiếng Pháp có ý nghĩa ra sao với anh?

- Tôi là đạo diễn, vì thế ngôn ngữ mà tôi nói là ngôn ngữ điện ảnh. Tôi có thể nói, nghe hiểu tiếng Pháp và tiếng Anh, nhưng lại không thế với tiếng Nhật. Dù vậy, tôi lại cảm được tiếng Nhật. Diễn viên làm việc với tôi ở ba dự án trên cũng chung ngôn ngữ với tôi: ngôn ngữ điện ảnh. Thế nên chúng tôi không gặp khó khăn trên trường quay. Cũng giống như khi xem phim, có những phim mình không hiểu ngôn ngữ nhưng vẫn cảm xúc với nó bởi diễn xuất của diễn viên với ngôn ngữ điện ảnh của họ đã chạm được vào mình.

* Có những gì anh muốn làm phim ở VN mà anh thấy còn chưa thể? Những khó khăn cản trở nào? Kinh phí? Ngôn ngữ? Rào cản nào khác nữa?

- Có lẽ là ngôn ngữ. Bởi nó liên quan đến các nhà đầu tư cho phim tôi ở nước ngoài. Trước đây, khi tôi làm Mùi đu đủ xanh ở Pháp không vấn đề gì với tiền bạc dù phim nói tiếng Việt. Các nhà đầu tư cần một kịch bản hay và họ tin vào nó. Còn bây giờ rất khác. Mùi đu đủ xanh đưa ra bây giờ sẽ khó xin được tiền làm phim. Bất cứ chuyện gì xảy ra khu biệt trong văn hóa Việt và đi tìm tiền một cách chính thức thì mình sẽ nhận được câu nói quen thuộc: À, câu chuyện rất hay, tôi rất thích, nhưng một trong hai nhân vật chính có thể là một người Pháp không? Để chúng ta cho vào phim một minh tinh Pháp và có thể có đến 60% nói tiếng Pháp không...? Đấy, rất khó.

* Mình nói về một dự án phim sắp tới của anh đi. Anh sẽ làm gì để mọi người chờ đợi và có thể muốn... giúp anh?

- Có thể đó sẽ là một cuốn phim có pha trộn “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Tôi nghĩ đến những buổi gặp của những người phụ nữ, họ trò chuyện về tình yêu, về đời sống, họ sẽ nấu nướng những món rất ngon và ăn uống ngay trong bếp sau mỗi món.

Tôi muốn làm một phim thong thả, không có câu chuyện được siết chặt mà lỏng, có cái chất tự do, pha trộn với cái gì đó, với chân dung của chính tôi về VN. Là mối quan hệ của tôi với VN qua điện ảnh, qua nghệ thuật. Trong đó có tất cả những cái gì mà cha mẹ tôi đã kể về VN, về đời sống của ông bà khi còn nhỏ... Sau khi làm 6 phim, tôi thấy rõ mình muốn làm gì cũng cần 5 năm cho một cuốn phim, vì thế phải thật đặc biệt để xứng đáng với 5 năm làm ra nó.

Khiêm tốn 
thì làm nghệ thuật làm gì?

 Đạo diễn Trần Anh Hùng ở lớp học Gặp gỡ mùa thu 2016 - Ảnh: GGMT

* Hình như anh rất bảo vệ phim của mình, đến mức một số người tò mò rằng có phải đấy là một ứng xử khác biệt?

- Chắc người ta thấy rằng đó là một xử sự thiếu khiêm tốn. Nhưng mà nếu khiêm tốn thì làm nghệ thuật để làm gì? Tôi tin rằng những người làm nghệ thuật phải tin vào tác phẩm của họ. Như khi tôi đi Ý xem bảo tàng, khi đứng trước một tác phẩm, tôi luôn có cảm giác những người nghệ sĩ tạo ra những thứ này, ngay lúc đó khi làm xong họ đã biết cái này là tốt. Với phim khác thì tôi không nói thế, nhưng với Vĩnh cửu, tôi khẳng định đó là sự đặc biệt.

 Đạo diễn Trần Anh Hùng - Ảnh: TTD

• Xem phim của anh Hùng, lần đầu tiên tôi nhận ra với điện ảnh, đôi khi tính truyện không quan trọng bằng cảm giác. (Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh)

• Sự tỉ mỉ, tinh tế trong hình ảnh và âm thanh cộng với tính nhân văn trong cách kể chuyện và tạo hình nhân vật của Trần Anh Hùng là những cột mốc của một nghệ sĩ thực thụ. (Paolo Bertolin - giám tuyển Liên hoan phim quốc tế Venice)

• Không chỉ là một đại diện của điện ảnh VN trên thế giới, Trần Anh Hùng còn là một trong những tác giả hiếm hoi có thể được nhận diện bằng những dấu ấn hình ảnh vô cùng mạnh mẽ và cá nhân. (Benjamin Illos - giám tuyển Directors' Fortnight - Liên hoan phim quốc tế Cannes)

• Mặc cho những thành tích của mình, Trần Anh Hùng vẫn là một người rất ấm áp và khiêm nhường. Tôi rất tôn trọng anh cũng như những tác phẩm của anh. (Joko Anwar - đạo diễn Indonesia, phim A copy of my mind).

C.K. - Trần Đinh Việt Hoàng ghi


(Theo Cát Khuê/Tuổi Trẻ)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/nguoi-viet-o-nuoc-ngoai/viet-nam-trong-toi-duoc-tinh-yeu-danh-thuc-20161123152643077.htm



  Các Tin khác
  + Kiều bào chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ (17/09/2024)
  + Kiều bào mang tình cảm sâu đậm hướng về quê hương (31/08/2024)
  + Vụ kiện của bà Trần Tố Nga Người Việt tại Pháp không nản lòng, sẽ tiếp tục cùng bà Trần Tố Nga "trường kỳ kháng chiến" (24/08/2024)
  + Người Việt tại Lebanon gặp khó khăn khi mua vé máy bay để về nước (10/08/2024)
  +  Kiều bào tại Pháp cùng tôn vinh tiếng Việt (23/07/2024)
  +  Vụ 6 người Việt chết tại Thái Lan: Nghi phạm căng thẳng khi chuẩn bị ra tay (19/07/2024)
  +  Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, tặng quà Trường song ngữ Lào-Việt Nam (13/07/2024)
  +  Phổ biến, giải đáp nhiều câu hỏi của người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 (28/06/2024)
  + FBI khám nhà Thị trưởng và doanh nhân gốc Việt nổi tiếng (23/06/2024)
  + Tăng cường giải đáp, hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài (12/06/2024)
  + Lao động Việt mang sầu riêng lên metro ở Nhật, người bịt mũi người bỏ đi (07/06/2024)
  + Xúc động hình ảnh nữ cầu thủ gốc Việt đầu tiên chơi ở đội tuyển Mỹ diện áo dài thướt tha (06/06/2024)
  +  Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan có nhiều người Việt Nam kinh doanh (13/05/2024)
  + Gần 70 kiều bào trở về từ 21 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2024 (21/04/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (10/04/2024)
  + Luật Đất đai 2024: Thể hiện chính sách công bằng với người Việt ở nước ngoài (10/04/2024)
  + Tin vui, từ 1/7 Việt kiều sẽ được tự do mua nhà như người trong nước (07/04/2024)
  + Động đất ở Đài Loan: Vợ chồng người Việt "tim đập chân run", hoảng loạn vì không gọi được cho nhau (04/04/2024)
  + Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ (30/03/2024)
  + Người Việt tại Lào gắn kết dựng xây đất nước, vun đắp tình hữu nghị (15/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65284745

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July