Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Người Việt Trên Thế Giới >
  Dạy tiếng Việt ở nước ngoài: Bức tranh với những sắc màu mới Dạy tiếng Việt ở nước ngoài: Bức tranh với những sắc màu mới , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Dạy tiếng Việt ở nước ngoài: Bức tranh với những sắc màu mới

 
 
Baoquocte.vn. Giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài là tâm huyết và nhiệm vụ cao cả của những giáo viên người Việt trong suốt những năm qua. Ở mỗi địa bàn, họ lại có những câu chuyện riêng để chia sẻ, góp sức cho công cuộc gìn giữ tiếng mẹ đẻ còn gian nan ở xứ người.

Nhìn thấy rõ những khó khăn tại địa bàn mình, các thầy cô giảng dạy tiếng Việt không nản lòng, luôn tìm các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. Có không ít những giáo viên giàu sức sáng tạo đã áp dụng hiệu quả công nghệ số vào vào truyền bá ngôn ngữ, đặc biệt trong bối cảnh của dịch Covid-19...

Cô trò Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân, Ba Lan.
Cô trò Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân, Ba Lan.

Hành trình đi “gieo hạt”

Trung tâm Tiếng Việt Budapest tại Hungary đã hoạt động từ năm 2010 đến nay. Dù số lượng người Việt sinh sống tại đây không nhiều, nhu cầu học tiếng Việt chưa cao, nguồn tài liệu tiếng Việt và giáo viên còn hạn chế nhưng Trung tâm duy trì được ba lớp học với độ tuổi và trình độ khác nhau.

Với phương châm “chỉ có một học sinh cũng dạy”, hơn 10 năm qua, cô giáo Nguyễn Lưu Lan Anh cùng các giáo viên ở đây đã kiên trì tổ chức lớp học và động viên các phụ huynh cho con em học ổn định và luyện tiếng mẹ đẻ ở nhà.

Tin liên quan
Từ câu chuyện người mẹ Phần Lan thiết tha giữ tiếng Việt cho conTừ câu chuyện người mẹ Phần Lan thiết tha giữ tiếng Việt cho con

Cùng chung ước vọng ấy, cô Dương Thị Bích, giáo viên tiếng Việt tại Khoa Đông Nam Á học, Trường Đại học Goethe tại Frankfurt (Đức) cũng lên lớp trong tình trạng ở địa bàn luôn thiếu giáo viên và giáo trình học chuyên nghiệp.

Trong một khảo sát ngắn dành cho nhu cầu việc học tiếng Việt, cô Bích thấy 100% phụ huynh đều mong muốn được dạy tiếng Việt cho con em mình. Tuy nhiên, họ chỉ có thể sắp xếp cho con học vào cuối tuần, trong khi việc duy trì các lớp học cần có sự phối hợp và ủng hộ tích cực hơn nữa từ phía các gia đình.

Để phục vụ giảng dạy, cô Dương Thị Bích luôn tự trau dồi chuyên môn, thiết kế chương trình học hấp dẫn và gần gũi hơn với học sinh. Các đồng nghiệp của cô như cô Khuất Phương Dung tại Nga hay cô Nguyễn Vũ Như Quỳnh và cô Nguyễn Thanh Hằng tại Pháp cũng thường xuyên khắc phục những khó khăn ấy để có thể tiếp tục công cuộc gieo mầm tiếng Việt nơi đất khách quê người.

Là người sáng lập Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân tại Ba Lan, thầy Lê Xuân Lâm - Tổng Thư ký Hội người Việt tại Ba Lan cũng hiểu hết những thách thức trong hành trình gieo tiếng Việt. Thành lập năm 1999, đến nay ngôi trường này có thể tự hào vì những thành tích mà tập thể giáo viên đã cống hiến vì sự phát triển của cộng đồng người Việt.

Trong những năm qua, nhà trường luôn cử giáo viên về Việt Nam tập huấn kỹ năng giảng dạy. Tập thể giáo viên nhà trường còn tự biên soạn bộ sách Em yêu tiếng Việt (tham khảo từ các bộ sách trong nước) để phù hợp với học sinh nhà trường.

Đặc biệt, trong mùa Covid-19, các thầy cô đã công phu biên soạn giáo án online trên nền tảng E-learning Moodle phục vụ công tác giảng dạy trực tuyến.

Chuyện của những người sáng tạo

Là giảng viên bộ môn tiếng Việt, trường Đại học Tổng hợp Taras Shevchenko, thành phố Kiev (Ukraine), nhiều năm qua cô Hà Thị Vân Anh gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt cũng như sinh viên nước ngoài tại đây.

Để nâng cao hiệu quả dạy tiếng Việt ở nước ngoài, cô cho rằng mỗi giáo viên tìm ra các biện pháp cơ bản như: phân loại đối tượng học; mục đích dạy và học rõ ràng; có kỹ năng sư phạm, dạy phải có hệ thống, tính liên tục và kết nối; nắm bắt được tâm lý của từng độ tuổi để có thể đưa ra những bài học, chủ đề thích hợp...

Ứng dụng phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, không tạo áp lực, cô Vân Anh đã thành công trong việc giảng dạy cho học sinh với giáo trình được biên soạn riêng phù hợp từng lứa tuổi và từng khu vực.

Mặt khác, trong các buổi học, cô luôn sử dụng các giáo cụ trực quan như video, tranh ảnh để minh họa.

Cô Hà Thị Vân Anh cùng học sinh.
Cô Hà Thị Vân Anh gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt cũng như sinh viên nước ngoài tại Kiev, Ukraine.

Cũng chú trọng đến tính sáng tạo của giáo viên, tại Australia, cô Ngô Tuyết Mai gây ấn tượng đặc biệt với chương trình Smart Learning – Giải pháp và kỹ năng dạy trực tuyến. Chương trình của cô Mai đang được phát triển và nâng cao qua hình thức đào tạo giúp cho việc học tiếng Việt ở nhiều địa bàn trở nên dễ dàng thuận tiện.

Cô chia sẻ: “Trước những thách thức của việc học tiếng Việt online, thì quan trọng nhất bản thân giáo viên phải vượt qua rào cản tâm lý. Khi gặp khó khăn, chúng ta phải mạnh dạn nhờ chuyên gia giúp đỡ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các giáo viên bằng cách tổ chức các hội thảo chia sẻ động lực học trực tuyến, trợ giúp phương pháp học trực tuyến”.

“Việc học tiếng Việt và văn hóa Việt ở nước ngoài là việc làm lâu dài và khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, kiên trì và đôi khi phải biết hy sinh lợi ích cá nhân”. (Thầy Phan Quốc Lợi, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nong Khai, Thái Lan)

Tiếng Việt cần được tỏa sáng

Tại Hàn Quốc, cô giáo Vũ Thái Linh bày tỏ niềm vui khi tiếng Việt càng ngày càng quan tâm tại xứ sở kim chi.

Theo cô Linh, đối tượng học tiếng Việt tại Hàn Quốc ngày càng tăng cao, mở rộng như lãnh đạo, nhân viên các công ty đến đầu tư ở Việt Nam, sinh viên Hàn Quốc, con em gia đinh Hàn - Việt, trẻ em Hàn, phụ nữ kết hôn lưu trú...

Ngoài ra, nguồn kinh phí đầu tư giảng dạy tại Hàn Quốc tốt, giáo viên được trang bị mọi thứ, được đào tạo thường xuyên nên đời sống của họ không gặp khó khăn so với các địa bàn khác.

Ở Đài Loan (Trung Quốc), cô Nguyễn Liên Hương có thâm niên giảng dạy tiếng Việt 21 năm cũng vui mừng vì tiếng Việt ngày càng có vị thế tại vùng lãnh thổ này.

Bên cạnh nhu cầu học tiếng Việt của cộng đồng người Việt ngày càng cao, việc có hơn 50% trường đại học tại Đài Loan đưa tiếng Việt vào giảng dạy chính thức đã vẽ lên bức tranh sinh động và tươi sáng cho ngôn ngữ của người Việt.

Không chỉ ở Hàn Quốc hay Đài Loan, những năm gần đây, Thái Lan cũng nổi lên những điểm sáng về phong trào dạy và học tiếng Việt. Mặc dù tại một số nơi, công tác này còn diễn ra tự phát, thiếu đồng bộ và giáo viên có trình độ chuyên môn, nhưng Trường THPT Pathumthepwitthayakarn (tỉnh Nong Khai) là một trong những điển hình khi tiếng Việt được đưa vào hệ thống giảng dạy chính thức và trở thành môn học bắt buộc.

Thầy Phan Quốc Lợi - Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nong Khai cho biết ban đầu chỉ có khoảng 35 học sinh, thì giờ đây, qua ba năm phát triển, lớp tiếng Việt đã có 200 học sinh từ lớp 7-12.

Bên cạnh đó, một trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam khang trang, đẹp đẽ đã được xây dựng tại ngôi trường này. Cũng từ đây, hình ảnh Việt Nam được nhiều người biết đến và đã lan tỏa tới hơn 60 trường THPT trên toàn vùng Đông Bắc nơi có kiều bào ta sinh sống.

“Công tác dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài luôn được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan trong nước và Cơ quan đại diện quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển. Sắp tới, trong hoàn cảnh Covid-19, chúng tôi có kế hoạch tập huấn onine cho giáo viên tiếng Việt, tổ chức tọa đàm trực tuyến Trại hè Việt Nam để nuôi dưỡng tinh thần hướng về cội nguồn của thế hệ kiều bào trẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục muốn lắng nghe ý kiến đóng góp của các giáo viên ở từng địa bàn để công tác này ngày càng phát huy hiệu quả hơn”. (Ông Đinh Hoàng Linh, Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin - Văn hóa, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài)

https://baoquocte.vn/day-tieng-viet-o-nuoc-ngoai-buc-tranh-voi-nhung-sac-mau-moi-150062.html?fbclid=IwAR3VJ7sjzNRBXEZNSyrfAyBKtihxi78oSlFCnFGYRlsxjbcMavauRvM_R_Q


  Các Tin khác
  + Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (10/04/2024)
  + Luật Đất đai 2024: Thể hiện chính sách công bằng với người Việt ở nước ngoài (10/04/2024)
  + Tin vui, từ 1/7 Việt kiều sẽ được tự do mua nhà như người trong nước (07/04/2024)
  + Động đất ở Đài Loan: Vợ chồng người Việt "tim đập chân run", hoảng loạn vì không gọi được cho nhau (04/04/2024)
  + Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ (30/03/2024)
  + Người Việt tại Lào gắn kết dựng xây đất nước, vun đắp tình hữu nghị (15/03/2024)
  + Hàng trăm người Việt bị bắt tại Campuchia và Thái Lan liên quan đến cờ bạc lừa đảo (15/03/2024)
  + Du học sinh ở Australia chật vật vì giờ làm giảm, giá cả leo thang (07/03/2024)
  + Một người Việt bị sát hại ở Nhật Bản (02/03/2024)
  + Tàu cá Hàn Quốc chìm, 5 thủy thủ Việt được cứu (02/03/2024)
  + Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh (29/02/2024)
  + Thông tin chi tiết về Chương trình Xuân Quê hương 2024 (30/01/2024)
  + Tết đến hân hoan với cộng đồng người Việt tại Singapore (30/01/2024)
  + Độc đáo Lễ hội Tết Việt ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia (30/01/2024)
  + Pháp tuyên án 18 bị cáo vụ 39 người Việt chết trong container (11/11/2023)
  + NÓNG: 42 người Việt bị bắt ở Hàn Quốc vì tiệc ma túy tại quán karaoke (10/11/2023)
  + CHUỖI HOẠT ĐỘNG “NGÀY TÔN VINH TIẾNG VIỆT TRONG CỘNG ĐỒNG NVNONN NĂM 2023” (04/09/2023)
  + Chúc mừng cộng đồng người Việt tại Slovakia được công nhận là dân tộc thiểu số của nước sở tại (28/08/2023)
  + Người Việt 62 tuổi khống chế kẻ gây rối trên đường phố Đức (09/07/2023)
  + Bộ Ngoại giao ra khuyến nghị an toàn với người Việt tại Nga (25/06/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60203828

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July