Thứ sáu, 30/04/2021 - Cô gái Việt thành bà chủ giàu có ở Iran nhờ buôn bán nông sản sạch Thứ sáu, 30/04/2021 - Cô gái Việt thành bà chủ giàu có ở Iran nhờ buôn bán nông sản sạch , Người xứ Nghệ Kiev
Dân trí
Từ cô gái chỉ biết đến học, Đỗ Lệnh Hoài Anh sang Iran du học và bén duyên với mảng kinh doanh nông sản sạch.
Cô dâu bất ngờ trước bản cam kết 100 cây vàng
Cô gái Đỗ Lệnh Hoài Anh (28 tuổi - TP.HCM) sống ở TP Quzvin (Iran) được 6 năm.
Trước đó, Hoài Anh từng tốt nghiệp khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin Học TP.HCM vào năm 2015.
Thời điểm này, Đại sứ quán Việt Nam tại Iran có chương trình học bổng toàn phần tại Đại học Iran cho 5 sinh viên, 8X này đăng ký tham gia và trúng tuyển.
Hoài Anh sang Iran học Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ văn hóa Ba Tư, sau đó lấy tiếp văn bằng 2 ngành Dịch thuật Tiếng Anh - Tiếng Ba Tư.
Văn hóa Iran khác hoàn toàn với Việt Nam, có 5 sinh viên qua học, đến năm thứ 2 chỉ còn Hoài Anh và một người bạn trụ lại.
Khi Hoài Anh sang Iran được 2 năm, cô nảy sinh tình yêu với Amir Hossein (31 tuổi) - giám đốc một công ty du lịch tại thành phố Qazvin (Iran).
Ngay lần đầu tiếp xúc, Amir đã phải lòng cô gái Việt Nam. Ở Iran, nam giới không xin số điện thoại của người khác giới khi mới quen nhưng anh đã chủ động xin số của Hoài Anh. Amir giúp Hoài Anh học thêm tiếng Iran. Lâu dần, tình yêu đã nảy sinh giữa hai người.
Ở đất nước theo đạo Hồi, họ không hẹn hò công khai.
Nếu cặp đôi nào đi ngoài đường có cử chỉ thân mật, ngay lập tức sẽ bị cảnh sát giữ lại, thông báo về gia đình. Mỗi lần cùng nhau ra ngoài đường, họ đi cách nhau cả mét, khuôn mặt lạnh lùng và coi như không quen biết.
Tám tháng nhận lời yêu, cả hai chưa từng một lần ôm hôn. Họ yêu nhau trong bí mật suốt một thời gian dài. Hoài Anh cũng đặt dấu chấm hỏi vì sao Amir không bao giờ đề cập đến việc đưa cô về giới thiệu với bố mẹ.
Amir thú nhận, anh yêu và xác định cưới Hoài Anh làm vợ nhưng muốn tình cảm thực sự chín chắn mới cho bố mẹ biết. Năm 2018, anh giới thiệu bạn gái với gia đình và nhận được sự ủng hộ.
Tuy nhiên, bố mẹ Hoài Anh lại không hài lòng. Bố Hoài Anh nghe nói đàn ông Iran thường lấy nhiều vợ, liền khuyên con gái chia tay.
Cô giải thích cho bố, đó chỉ là chuyện của thế kỉ trước. Hiện tại hôn nhân ở Iran đều một vợ một chồng, đàn ông Iran hiện đại rất chiều vợ, ga lăng.
Sau khi bố mẹ cô sang Iran thăm con, bị Amir thuyết phục bằng hành động tử tế và chân thành, hai người bắt đầu cởi mở và thay đổi suy nghĩ.
Tháng 9/2018, cặp đôi tổ chức đám cưới đơn giản. Hoài Anh được đổi sang một cái tên Iran và nhận giấy kết hôn chính thức trước sự chúc mừng của đại gia đình nhà chồng.
Ở Iran, khi ký giấy kết hôn, người làm chứng sẽ hỏi cô dâu muốn bao nhiêu tiền nếu trường hợp xảy ra ly hôn. Ở đất nước này, người vợ có quyền yêu cầu chồng bồi thường tiền, tờ cam kết sau đó có dấu mộc của nhà nước Iran.
Luật lệ này của Iran nhằm bảo vệ quyền lợi người phụ nữ nếu xảy ra ly hôn, người vợ có quyền yêu cầu chồng bồi thường số tiền trong cam kết. Nếu người chồng không thực hiện nghĩa vụ này đầy đủ, sẽ phải ngồi tù.
Tuy nhiên, Hoài Anh từ chối vì cũng có vốn riêng, chẳng ngờ, chồng cô một mực đề nghị vợ ghi nội dung cam kết bồi thường 100 cây vàng.
Amir có hơn 3 năm học Thạc sĩ tại Hà Lan nên suy nghĩ kiểu châu Âu, rất thoáng và văn minh, lịch thiệp. Hoài Anh chính thức chuyển sang đạo Hồi cùng chồng từ năm 2019.
Khởi nghiệp với nông sản sạch
Ngay từ thời điểm mới yêu nhau, Amir nhìn thấy tố chất kinh doanh của bạn gái nên đã tư vấn cho cô mang các sản phẩm nông sản sạch của Iran bán cho thị trường Việt Nam.
Đặc biệt là nhụy hoa nghệ tây (saffron - loại nông sản chuyên dùng trong chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp).
Nhụy hoa nghệ tây là một loại gia vị giống như gừng, nghệ, tỏi... mà người Việt sử dụng trong các bữa ăn. Bên cạnh việc sử dụng trong các món ăn, có thể pha vài sợi saffron trong nước ấm và uống hàng ngày.
Hoa nghệ tây được trồng hữu cơ tại Iran, người bản địa chăm sóc những cánh đồng hoa nghệ tây theo truyền thống và không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó, nhụy hoa nghệ tây tại đây đảm bảo được sự thuần khiết và dồi dào dinh dưỡng.
"Saffron - ai cũng nghĩ bán sẽ lời lắm, cũng dễ bán lắm, nhưng tôi chắc chắn nó không phải mặt hàng dễ tiêu thụ như quần áo, mỹ phẩm khác nên phải thật sự đam mê và có kiến thức mới trụ lâu dài được", Hoài Anh nhấn mạnh.
Ngoài nhụy hoa nghệ tây, cô đưa một số loại gia vị, nước hoa hồng, nụ hồng Kashan về bán.
Hoài Anh đã mạnh dạn gây dựng thương hiệu và đưa nông sản Iran tiếp cận thị trường Việt Nam.
Từ bé đến lớn, Hoài Anh chỉ tập trung học văn hóa và được định hướng theo lĩnh vực giáo dục giống bố mẹ. Kinh nghiệm buôn bán, thương mại của cô gần như bằng 0.
Giai đoạn này, mặt hàng Iran cũng chưa thịnh hành tại Việt Nam. Việc cô đưa hàng Iran về Việt Nam bán được cho là mạo hiểm. Các thủ tục xuất nhập ở Iran cần rất nhiều giấy tờ để hợp lệ. Những khó khăn, bế tắc dồn dập nhưng lâu dần, cô gái Việt cũng học được cách giao thương và kinh doanh.
Cô tìm nguồn hàng chuẩn, học về cách sử dụng sản phẩm, phân biệt hàng hóa… Sau khi nắm rõ về chất lượng các mặt hàng, cô chọn lọc sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
Điểm thuận lợi nhưng cũng là khó khăn của Hoài Anh là Việt Nam chưa phổ biến hàng hóa Iran, sẽ là thị trường tiềm năng cho cô khai thác.
Tuy vậy, ít người biết đến nên thời gian đầu, cô vất vả tiếp cận thị trường, tìm chỗ đứng và phổ biến sản phẩm rộng rãi tại Việt Nam. Tất cả các kênh bán hàng từ trực tiếp đến gián tiếp, online, người quen… cô đều áp dụng để phân phối sản phẩm.
Gần 3 năm kinh doanh nông sản Iran, Hoài Anh đã đạt được một số thành công nhất định.
Những ngày đầu mới khởi nghiệp, ông xã hỗ trợ cô giao dịch với các nhà cung cấp Iran.
Về mặt tài chính, hai vợ chồng coi nhau như cổ đông, mỗi bên góp vốn 50%. "Gọi là góp vốn nhưng thực ra chồng cho tôi mượn và sau một năm tôi đã hoàn vốn lại", Hoài Anh tâm sự.
Đến nay, thu nhập hàng tháng của Hoài Anh lên đến cả trăm triệu đồng.
Mục tiêu của Hoài Anh trong tương lai là xây dựng được chuỗi cửa hàng chuyên bán các sản phẩm hàng hóa của Iran và Trung Đông tại Việt Nam.
Từ khi kết hôn, chồng luôn khuyến khích Hoài Anh tạo lập sự nghiệp riêng. Chồng cô từng nói, muốn hôn nhân hạnh phúc, người phụ nữ phải bước qua ranh giới bản thân, độc lập về tài chính, tự chủ về cuộc sống.
Phụ nữ không nên chỉ cắm cúi vào bếp và lo việc con cái mà cần học hỏi và trau dồi những kiến thức xã hội.
Bên cạnh kinh doanh nông sản của Iran, Hoài Anh dự định đưa hàng Việt Nam sang Iran và mở thêm lĩnh vực kinh doanh làm đẹp.