Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Người Việt Trên Thế Giới >
  Người Việt tìm cách thích nghi ''miễn dịch cộng đồng'' Thụy Điển Người Việt tìm cách thích nghi ''miễn dịch cộng đồng'' Thụy Điển , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ cuối tháng một, Nguyễn Trang, sống tại Norrtälje, miền trung Thụy Điển, cảm thấy lo lắng khi chính quyền ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên.

Người dân ở thủ đô Stockholm đến công viên giải trí vào ngày 30/5. Ảnh: Reuters. 

Nỗi bất an của cô dần tăng lên khi chính phủ Thuỵ Điển kiên trì áp dụng chính sách chống Covid-19 khác biệt: không phong tỏa đất nước và đóng cửa nền kinh tế, như cách hầu hết thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) đã làm.

Trên cơ sở ý thức của người dân, Thụy Điển khuyến cáo, thay vì ra lệnh tránh đi lại không cần thiết, tăng cường làm việc từ xa và không ra ngoài nếu trong nhà có người cao tuổi hoặc người ốm. Nước này vẫn cho phép các cửa hàng, nhà hàng và phòng gym mở cửa, khuyến khích khách hàng giữ khoảng cách an toàn. Chính phủ đóng cửa các trường học cho học sinh trên 16 tuổi, cấm những sự kiện trên 500 người tham dự. Những người bị ốm và có triệu chứng giống như nhiễm nCoV chỉ cần đợi hai ngày sau khi khỏe lại để tiếp tục đi làm hoặc đi học.

Thụy Điển từng kỳ vọng đạt được "miễn dịch cộng đồng" ở thủ đô Stockholm vào tháng 5, giúp người dân vượt qua Covid-19 mà không phải chịu lệnh hạn chế nghiêm ngặt như các nước khác.

"Tôi sống trong lo sợ từng ngày, thường xuyên phải theo dõi xem các con mình có bị nhiễm bệnh không", Trang nói. Cô có ba con nhỏ, lớn nhất đang học lớp một.

Trang may mắn nhận được sự chia sẻ từ người chồng Thụy Điển. Anh không ủng hộ chính sách "thả dịch" của chính phủ. Hai vợ chồng áp dụng triệt để các biện pháp phòng dịch như làm việc ở nhà, hạn chế ra đường, hạn chế tiếp xúc với người ngoài và chỉ đi siêu thị một lần một tuần. Nếu gặp người quen, Trang đứng từ xa nói chuyện, không bắt tay và ôm hôn như trước. Dù trường học không đóng cửa, cô cho con tạm nghỉ để đảm bảo an toàn. Cô cũng thấy sốt ruột vì phải giải thích "lý do nghỉ học lâu" khi liên tục nhận được mail và điện thoại từ nhà trường.

Trong những tháng đầu Covid-19, Trang căng thẳng khi hàng ngày theo dõi tin về ca nhiễm, ca tử vong và diễn biến liên quan đến dịch bệnh. Các phương tiện truyền thông thường xuyên đăng các khuyến cáo như rửa tay, giữ khoảng cách xã hội, không tập trung nơi đông người.

Tại Halmstad, phía tây Thụy Điển, Tony Phạm lo ngại về Covid-19 từ đầu năm nay, khi xem tin tức về người chết ở Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, bạn bè và đồng nghiệp của anh, là người Thuỵ Điển, đều tỏ ra bình tĩnh, thực hiện chống dịch theo hướng dẫn của chính phủ. Nhiều người vẫn đưa con đi siêu thị, đến công viên giải trí.

Đến cuối tháng 4, khi thấy số ca nhiễm và ca tử vong của Thuỵ Điển tăng cao, Tony nghi ngại chính phủ có thể đang "đi chệch hướng" trong chống Covid-19. Anh cho rằng Thụy Điển đã không tuyên truyền để người dân sử dụng khẩu trang, biện pháp giúp hạn chế nguy cơ lây lan virus; không có quy định cấm người đi từ vùng có dịch đến vùng không có dịch; không xét nghiệm và khuyên người nghi nhiễm tự cách ly. Tony trông đợi chính phủ cần có điều chỉnh, chuẩn bị tốt hơn các phương án về thiết bị y tế và đưa ra phương án đối phó dịch lâu dài.

Theo thống kê chính thức, số người Thuỵ Điển tử vong vì mọi lý do trong tháng 4 cao nhất gần 30 năm qua, với hơn 10.500 người. Trong cả năm 1993, khi có dịch cúm bất thường, Thụy Điển ghi nhận tổng cộng hơn 97.000 người chết, được xem là năm "chết chóc nhất" kể từ khi đại dịch cúm Tây Ban Nha tàn phá nước này năm 1918. Đến giữa tháng 5, Thuỵ Điển có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tính trên đầu người của Thụy Điển cao nhất châu Âu.

Để thích nghi với chính sách chống dịch của chính phủ, Tony, đang làm cho một hãng thời trang của Thuỵ Điển luôn tự nhủ giữ khoảng cách với đồng nghiệp và tránh nơi đông người. Anh bổ sung vào thực đơn những thực phẩm với nhiều loại vitamin để tăng sức đề kháng, kết hợp với tăng cường luyện tập thể thao tại nhà.

Một yếu tố quan trọng khác giúp Tony "duy trì cuộc sống bình thường" là cách người dân Thuỵ Điển tuân thủ quy định. Trong tập đoàn của anh, những nhân viên cảm thấy không khoẻ sẽ tự nghỉ ở nhà trong hai tuần; ngoài phố mọi người giữ khoảng cách ở nhà hàng, quán cafe, tăng lượng mua về; nhân viên siêu thị khoanh các điểm cho khách xếp hàng, bố trí vách ngăn.

"Thậm chí người dân sẽ gọi giới chức để báo nếu họ thấy ngoài đường có người ho hoặc có triệu chứng sốt. Họ ý thức về tuân thủ luật rất mạnh mẽ", Tony nói.

Tại thủ đô Stockholm, tâm dịch của Thuỵ Điển, Phạm Dương cũng nhìn vào hành xử của mọi người xung quanh để học cách thích ứng với chính sách "miễn dịch cộng đồng". Cô không còn lo lắng về Covid-19 như thời gian đầu khi thấy người Thuỵ Điển giữ khoảng cách với nhau, dùng nước rửa tay. Một số bạn của Dương có triệu chứng tương tự như người nhiễm nCoV đã tự cách ly ở nhà, dùng thuốc hạ sốt và sau đó khỏi bệnh. Dù vẫn đến trường hàng ngày để bảo đảm lịch học, Dương thống nhất với chồng tạm dừng kế hoạch sửa nhà để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Ở Göteborg, phía tây nam Thụy Điển, Nguyễn Liên theo dõi sát diễn biến của Covid-19 với tinh thần tích cực. Cô nhận thấy các cơ quan chức năng của Thuỵ Điển có những điều chỉnh phù hợp, chứ không phải "bỏ mặc người dân chết" để theo đuổi miễn dịch cộng đồng.

Hồi đầu tháng 4, trước các số liệu người nhiễm và ca tử vong do nCoV tăng, Thuỵ Điển đã có các biện pháp chặc chẽ hơn, bao gồm cấm các cuộc tụ họp từ 50 người trở lên thay cho 500 người trước đây, các nhà hàng chỉ được phục vụ khách quen ngồi tại bàn thay vì tại quầy bar, các viện dưỡng lão cấm hoạt động thăm thân. Cuối tháng, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cho biết nước này sẵn sàng thay đổi chính sách tùy theo tình hình, sẵn sàng đưa ra những quy định mang tính ràng buộc hơn nếu người dân không tuân thủ các biện pháp hiện hành. Trên thực tế, giới chức Stockholm đã quyết định đóng cửa 5 quán rượu và nhà hàng vì không tuân thủ quy tắc giãn cách.

Ngày 3/6, Anders Tegnell, nhà dịch tễ học chính phủ và là người phụ trách chiến lược "miễn dịch cộng đồng" của Thụy Điển, thừa nhận nước này ghi nhận quá nhiều người chết do nCoV và đáng lẽ nên hành động nhiều hơn để ngăn virus. Ông cho hay chính quyền sẽ phải tìm cách ngăn số ca nhiễm và tử vong do nCoV cao như vậy trong tương lai.

Liên cho hay nhiều người xung quanh cô dù lo lắng vì dịch khó lường, vẫn kiên nhẫn ủng hộ chính sách của chính phủ.

Với Nguyễn Trang, cô không còn "bị hút vào" tin tức về Covid-19 hàng ngày, mà tập trung vào các công việc và kế hoạch của mình. Vợ chồng cô dự tính đưa con trở lại trường học vào tháng 8, sau kỳ nghỉ hè.

"Tôi giữ cho đầu óc thoải mái để sống chung với dịch, vì không biết khi nào sẽ có vaccine", Trang nói.

Việt Anh/ vnexpress.net

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/nguoi-viet-o-nuoc-ngoai/nguoi-viet-tim-cach-thich-nghi-mien-dich-cong-dong-thuy-dien-20200605100047522.htm



  Các Tin khác
  + Kiều bào chung tay hướng về đồng bào vùng bão lũ (17/09/2024)
  + Kiều bào mang tình cảm sâu đậm hướng về quê hương (31/08/2024)
  + Vụ kiện của bà Trần Tố Nga Người Việt tại Pháp không nản lòng, sẽ tiếp tục cùng bà Trần Tố Nga "trường kỳ kháng chiến" (24/08/2024)
  + Người Việt tại Lebanon gặp khó khăn khi mua vé máy bay để về nước (10/08/2024)
  +  Kiều bào tại Pháp cùng tôn vinh tiếng Việt (23/07/2024)
  +  Vụ 6 người Việt chết tại Thái Lan: Nghi phạm căng thẳng khi chuẩn bị ra tay (19/07/2024)
  +  Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, tặng quà Trường song ngữ Lào-Việt Nam (13/07/2024)
  +  Phổ biến, giải đáp nhiều câu hỏi của người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 (28/06/2024)
  + FBI khám nhà Thị trưởng và doanh nhân gốc Việt nổi tiếng (23/06/2024)
  + Tăng cường giải đáp, hỗ trợ pháp lý cho người Việt ở nước ngoài (12/06/2024)
  + Lao động Việt mang sầu riêng lên metro ở Nhật, người bịt mũi người bỏ đi (07/06/2024)
  + Xúc động hình ảnh nữ cầu thủ gốc Việt đầu tiên chơi ở đội tuyển Mỹ diện áo dài thướt tha (06/06/2024)
  +  Cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan có nhiều người Việt Nam kinh doanh (13/05/2024)
  + Gần 70 kiều bào trở về từ 21 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng 2024 (21/04/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (10/04/2024)
  + Luật Đất đai 2024: Thể hiện chính sách công bằng với người Việt ở nước ngoài (10/04/2024)
  + Tin vui, từ 1/7 Việt kiều sẽ được tự do mua nhà như người trong nước (07/04/2024)
  + Động đất ở Đài Loan: Vợ chồng người Việt "tim đập chân run", hoảng loạn vì không gọi được cho nhau (04/04/2024)
  + Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ (30/03/2024)
  + Người Việt tại Lào gắn kết dựng xây đất nước, vun đắp tình hữu nghị (15/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65096628

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July