Ngày đi sinh em bé, cả họ hàng và gia đình nhà chồng của Thấm Mã nghỉ làm việc “hộ tống” cô đến bệnh viện.
“Đây là quả bom được Việt Nam và Mỹ hợp tác sản xuất vào tháng 4/2019 tại Việt Nam và nổ vào 1/2020 tại Mỹ”.
sinh ra ở vùng đất Vị Xuyên – Hà Giang nơi địa đầu Tổ quốc, Thấm Mã (29 tuổi, dân tộc Tày) đã phải lòng với chàng trai Blake (30 tuổi, Mỹ) trong một lần dạo chơi trên mạng xã hội vào năm 2017.
Sau một năm tìm hiểu, cả 2 tiến tới kết hôn vào đầu năm 2018. Hiện nay tổ ấm nhỏ của Thấm Mã và ông xã người Mỹ đang có 1 nhóc tì tên Huxley, tên ở nhà là Khoai Tây (3 tháng tuổi). Khi chia sẻ về sự xuất hiện của con trai, bà mẹ trẻ luôn hài hước minh họa: “Đây là quả bom được Việt Nam và Mỹ hợp tác sản xuất vào tháng 4/2019 tại Việt Nam và nổ vào 1/2020 tại Mỹ”.
Mang bầu ở Mỹ, muốn siêu âm thai phải đăng ký riêng bên ngoài
Thấm Mã chia sẻ, năm cô 26 tuổi có theo dõi một trang báo nước ngoài, trong một lần vô tình bình luận vào đó và được ông xã để ý, sau đó 2 người kết bạn facebook và yêu nhau từ lúc nào không hay. Thỉnh thoảng anh đến Việt Nam thăm cô, cùng nhau đi du lịch. Sau một năm tìm hiểu cả hai tiến tới kết hôn vào đầu năm 2018.
Sau ngày kết hôn cô và ông xã tiếp tục yêu xa do phải chờ thời gian bảo lãnh từ phía nước bạn. Quá trình này diễn ra trong vòng một năm, chính vì lý do đó mà kế hoạch sinh con của đôi vợ chồng trẻ phải lùi lại.
Mang bầu ở nước Mỹ, Thấm Mã được chồng cho đi chơi nhiều nơi để giải tỏa tâm lý.
Mãi đến đầu năm 2019 khi có hồ sơ bảo lãnh, anh Blake mới tạm dừng công việc và quay trở lại Việt Nam đón vợ về đoàn tụ. Cô nói: “Ngày anh xã về Việt Nam chờ để đi phỏng vấn định cư diện vợ chồng cùng mình cũng là lúc 2 đứa tính đến chuyện con cái. Sau ngày hai vợ chồng gặp lại nhau gần 2 tháng mình cảm thấy tức ngực, linh cảm cơ thể có thay đổi mình mua que về thử, kết quả báo hai vạch căng đét. Đánh thức chồng dậy xem, khoảnh khắc đó anh vui sướng không nói nên lời, ôm mình thật chặt và xoa vào bụng vợ ra vẻ rất hạnh phúc. Chờ đợi sau 4 tháng mình nhận được visa định cư, 2 vợ chồng quyết định bay về nước để sớm ổn định cuộc sống và chuẩn bị đón bé Khoai Tây chào đời”.
Đã hơn 3 tháng kể từ ngày hạ sinh em bé, nhưng Thấm Mã vẫn nhớ y nguyên từ những ngày đầu ốm nghén tới khi nằm trên bàn mổ bắt con ra ngoài. Kể lại hành trình đó, bà mẹ dân tộc Tày chia sẻ, ba tháng đầu cô ốm nghén khá nặng, ăn uống rất hạn chế nhưng vẫn cố bổ sung vitamin dành cho bà bầu. Ba tháng cuối thai kỳ cô tập trung “nạp” cho mình mỗi ngày 2 cốc sữa không đường, ăn nhiều rau củ quả và đi khám đều đặn.
Cô được gia đình nhà chồng hết mức yêu thương nên không bao giờ bị căng thẳng bất cứ điều gì.
Theo lời Thấm Mã, ở nước Mỹ các mẹ bầu không siêu âm nhiều như Việt Nam, nếu muốn cô phải đăng ký siêu âm riêng, mỗi lần đi khám bác sĩ chỉ hỏi thăm tình hình sức khỏe, đo huyết áp lấy nước tiểu và kiểm tra cân nặng.
Thai kỳ của cô trôi quá khá nhẹ nhàng khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của ông xã và gia đình nhà chồng. Dù đang bầu bí nhưng anh xã hài hước lại tâm lý đã tạo điều kiện cho vợ đi du lịch, tìm hiểu và khám phá nhiều nơi trên đất nước Mỹ nên cả thai kỳ cô không bị áp lực.
Mặt khác chính sự thân thiện của họ hàng nhà chồng đã giúp cô hòa nhập và không bao giờ bị căng thẳng bất cứ điều gì, cũng nhờ vậy mà suốt 9 tháng bầu bí Thấm Mã và con rất khỏe mạnh, cả thai kỳ cô tăng 15kg và không bị phá tướng.
Để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ khi mang thai bụng to, cô cùng chồng đã chụp một số bức hình và nảy ra ý tưởng độc lạ, Thấm Mã dí dỏm kể lại: “Hôm đó hai vợ chồng cười muốn vỡ bụng luôn, lúc đầu chúng mình định vẽ một cái mặt cười trên chiếc bụng bầu to bự nhưng không ngờ hình tròn của mặt cười bị méo mó trông ghê quá. Rồi mình nói với chồng tô đen xì hình tròn và không quên vẽ thêm dây nụ xòe cho giống quả bom. Sau này khi bé Khoai Tây được 3 tháng, nhà mình quyết định hóa trang khói đen khắp người chụp lại như chui ra từ “trận mạc”, 2 bức ảnh đó nằm cạnh nhau cho thấy như một hành trình cho ra em bé vậy”.
Đi đẻ được cả gia đình chồng nghỉ việc "hộ tống" đến bệnh viện
Thấm Mã cho biết, trước ngày dự sinh 3 ngày cũng là thời điểm tròn 5 tháng cô đặt chân đến nước Mỹ, sáng hôm đó cô bất ngờ bị vỡ ối, ngay lập tức được chồng lái xe đưa tới bệnh viện. Những tưởng đi đẻ không có bố mẹ đẻ ở bên sẽ tủi thân nhưng với bà mẹ lấy chồng Mỹ lại khác. Ngay khi vừa làm thủ tục nhập viện xong quay ra cô đã thấy đầy đủ các thành viên trong họ hàng và gia đình chồng có mặt để đồng hành bên cô và xem em bé ra đời.
Bà mẹ trẻ xúc động nhớ lại: “Ngày đi đẻ, tất cả các thành viên trong họ hàng và gia đình nhà chồng đều xin nghỉ việc để ở bên mình lúc mổ bắt em bé, điều đó khiến mình hạnh phúc lắm. Sang ngày thứ hai mình đau vết mổ khủng kɦїếp, thấy vợ nhăn nhó ông xã cúi xuống ôm vợ mà đôi mắt đỏ hoe, nắm lấy đôi bàn tay của vợ mà thì thầm những lời yêu thương”.
Ngày đi đẻ, Thấm Mã không chỉ có chồng ở bên mà cả họ hàng và gia đình nhà chồng đều nghỉ việc để ở bên cô lúc "vượt cạn".
Do đến ngày sinh nhưng em bé không quay đầu nên Thấm Mã được chỉ định phẫu thuật. Lần đầu mổ đẻ khiến cô vô cùng lo lắng, may mắn trong suốt quá trình mổ ông xã luôn ở cạnh nắm tay và an ủi. bé sinh ra được 4kg, 52cm, sau sinh bác sĩ chích lấy máu ở gót chân để làm xét nghiệm tổng quát, kiểm tra các số đo: Vòng đầu, ngực và phản xạ của bé.
9X cho hay: “Ngay khi vừa sinh xong mình và con được đeo vòng đánh số rất cẩn thận. Khi thấy vợ tỏ ra lạ lẫm, ông xã liền giải thích việc đánh dấu tên 2 mẹ con là để tránh trường hợp bé bị bắt cóc, đến khi nào bác sĩ kiểm tra và cắt rồi mới được về nhà. Được biết ở bên này khâu quản lý trẻ sơ sinh được làm cực kỳ kỹ càng nhằm hạn chế các tình huống bỏ quên con, nhầm con, thậm chí bắt cóc trẻ, nghe xong mình cảm thấy càng yên tâm hơn với dịch vụ sinh đẻ ở đây”.
Em bé sinh ra được đánh số và đeo vòng đầy đủ tên tuổi của 2 mẹ con.
sinh con ở Mỹ không chỉ được hỗ trợ toàn bộ chi phí mà Thấm Mã còn được các bác sĩ chăm sóc tận tình chu đáo với dịch vụ vô cùng chất lượng. Cô cho biết, nhân viên y tá và bác sĩ ở bệnh viện cô sinh vô cùng ân cần, chu đáo, mỗi sản phụ được ở một phòng riêng cho trước và sau sinh với đầy đủ tiện nghi tivi, mạng internet, bồn tắm, ghế sofa, giường ngủ nghỉ cho người nhà, mọi người được ra vào thăm thoải mái.
Quá trình chờ đẻ luôn có sự túc trực của nhân viên y tế bên cạnh. Đêm sau sinh họ sẽ giúp chăm bé để để mẹ ngủ nếu cần. sản phụ được dạy cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh. Đồ ăn uống sau sinh thì có thực đơn riêng do mình lựa chọn, ngày 3 bữa hễ cứ đến giờ ăn và uống thuốc sẽ có người đem vào, sau khi ăn xong họ đến dọn, đến giờ uống thuốc y tá bóc thuốc và đưa ca nước tận miệng cho uống. “Trước đây mình nghe nói đi đẻ ở nước ngoài sướng lắm, sau trải nghiệm lần đầu sinh nở này mình thấy đúng là tuyệt vời thật sự” – mẹ trẻ nói.
Cả hai vợ chồng cô đều có quan điểm, sống hạnh phúc để tạo ra đứa con hạnh phúc. Nhờ vậy mà bé Khoai Tây rất ít khi quấy khóc.
Cô kể tiếp, về hành trang đi đẻ mẹ bầu sẽ không cần đem theo bất cứ thứ gì, bệnh viện có đầy đủ hết cho 2 mẹ con. bé sẽ có đầy đủ sữa, quần áo tã lót, khi ra viện cũng được tặng đồ. Cô vẫn chưa hết ngạc nhiên với những dịch vụ ở nơi đây, sau sinh hai ngày sẽ được xuất viện, trước khi về nhà phải chọn bác sĩ riêng để họ chỉ cách tự chăm sóc tại nhà và sẵn sàng giải thích mọi thắc mắc.
Điều cô ấn tượng nhất với việc làm cha mẹ trên đất nước này chính là chuyện chăm sóc con ra sao do toàn quyền của của bố mẹ quyết định. Cô không lo sợ việc ai soi xét hoặc nhắc nhở, nhờ vậy bà mẹ bỉm sữa khá thoải mái trong việc chăm con sau sinh.
Hiện nay bé Khoai Tây đã tròn 3 tháng, sức khỏe mẹ cũng đang dần hồi phục. bé rất hay cười và cũng đã biết phân biệt người lạ. Mẹ dân tộc không giấu được cảm xúc: “Quả thật làm mẹ là điều tuyệt vời nhất. Được mang thai và sinh con ở đất nước phát triển như Mỹ có lẽ không gì tuyệt vời hơn với mỗi phụ nữ khi thực hiện thiên chức mang nặng đẻ đau”.
Sau sinh cô thường xuyên được chồng đưa ra ngoài hít hà không khí trong lành nơi ngoại ô và không quên lưu lại những hình ảnh đẹp của gia đình.