Theo đó, tính đến ngày 29.05.2024, đại diện 11 nước đồng minh đã chủ trương cho phép Ukraina sử dụng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga.
Danh sách này bao gồm: Pháp, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Anh, Estonia, Latvia, Litva, Hà Lan và Canada.
Cụ thể, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố rằng, Paris nên cho phép Kiev “vô hiệu hóa các căn cứ quân sự mà từ đó người Nga phóng tên lửa vào Ukraina”. Đồng thời, ông nói rõ rằng, vũ khí của Pháp chỉ được phép tấn công các mục tiêu quân sự của quân xâm lược Nga, còn dân sự - trong mọi trường hợp không được phép.
Thủ tướng Petr Fiala đã thảo luận vấn đề này với người đồng cấp Ukraina Denis Shmygal. Ông khẳng định quan điểm của mình rằng, Praha cho phép sử dụng vũ khí của Séc để chống lại Nga.
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk bày tỏ quan điểm người Ukraina nên chiến đấu theo cách họ muốn. Theo ông, Warsawa không có bất kỳ hạn chế nào đối với việc Ukraina sử dụng vũ khí Ba Lan.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Paul Johnson cho biết, Ukraina có quyền tiến hành các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Nga nếu họ không vi phạm luật chiến tranh. Do đó, Thụy Điển ủng hộ luật pháp quốc tế và quyền bảo vệ của Ukraina, cũng như ủng hộ các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ của kẻ xâm lược.
Người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Phần Lan Jukka Kopra cũng cho rằng, vũ khí của Phần Lan có thể được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga. Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Antti Gäkkänen nói rằng, các hạn chế sử dụng vũ khí chủ yếu được đưa ra bởi các quốc gia cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraina.
Ngoại trưởng David Cameron tuyên bố rằng, Ukraina có quyền sử dụng vũ khí do nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, bởi Moskva đang tấn công lãnh thổ Ukraina.
Bộ trưởng Quốc phòng Hanno Pevkur bày tỏ tin tưởng rằng, các nước đối tác chuyển giao vũ khí tầm xa cho Ukraina cũng phải cho phép tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Theo ông, Ukraina cần có mọi cơ hội để bảo vệ đất nước và người dân của mình.
Latvia
Tổng thống Edgars Rinkevics kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ hạn chế đối với việc Ukraina sử dụng vũ khí được chuyển giao cho mục đích quân sự trên lãnh thổ Nga. Đất nước của ông ủng hộ việc này.
Ngoại trưởng Gabrielius Landsbergis cũng cho rằng, các đồng minh phương Tây nên dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí cung cấp cho Ukraina, cũng như trao cho Kiev nhiều tự do hơn để tấn công các mục tiêu ở Nga.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Kais Ollongren, Ukraina có quyền sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ. Theo bà, đây không phải là chủ đề để bàn luận.
Hôm nay, ngày 29.05.2024, Ngoại trưởng Canada Mélanie Joly cho biết, Ottawa sẽ không hạn chế Ukraina sử dụng vũ khí được chuyển giao cho nước này. Đồng thời, bà kêu gọi có “lập trường tiến bộ” trong vấn đề này, vì bản thân Nga “không tuân thủ các ranh giới đỏ”.
Lưu ý rằng, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố Ukraina nên có quyền tấn công lãnh thổ Nga với sự trợ giúp của vũ khí phương Tây cung cấp, bởi vì Nga nhận được “lợi thế bất đối xứng” trên chiến trường và hơn thế nữa.
Nhưng Hoa Kỳ có truyền thống tuân thủ đường cấm trong cuộc thảo luận này. Theo đó, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Volodymyr Zelensky xem xét lại các hạn chế đối với khả năng Kiev sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga.
Xin nhắc lại, Putin đang đe dọa phương Tây bằng một cuộc chiến tranh toàn cầu nếu cho phép Ukraina tấn công vào lãnh thổ Nga.
BTV "NGƯỜI VIỆT KIEV" biên dịch