Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
  -  Tin Việt Nam
  -  Tin Quốc tế - Thế giới đó đây
  -  Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina > Tin Quốc tế - Thế giới đó đây >
   10 SỰ KIỆN QUỐC TẾ NỔI BẬT NHẤT NĂM 2022  10 SỰ KIỆN QUỐC TẾ NỔI BẬT NHẤT NĂM 2022 , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Thế giới đã trải qua năm 2022 với bức tranh có nhiều gam màu tối. Sự ra đi đột ngột của Nữ hoàng Anh, cựu thủ tướng Nhật Bản và huyền thoại bóng đá Pele. Đó cũng là năm của một cuộc chiến tàn khốc giữa Nga và Ukraine. Tất nhiên, đó vẫn là năm của Covid-19 hiện hữu, nhưng điểm sáng là Trung Quốc đã gỡ bỏ những biện pháp hạn chế để mở cửa với thế giới và sống chung với dịch bệnh…

1.Chiến sự Nga-Ukraine bùng phát dữ dội

Đây là cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu sau Thế chiến II và lập tức gây ảnh hưởng nặng nề với Ukraine, châu lục cũng như toàn thế giới.

Ngày 24/2, Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Xung đột nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại, đẩy quan hệ Nga-phương Tây vào vòng xoáy đối đầu mới.

Cuộc xung đột cùng các biện pháp trừng phạt-đáp trả giữa Nga và phương Tây tác động nặng nề tới an ninh, chính trị toàn cầu; đẩy giá khí đốt có thời điểm đạt mức cao kỷ lục trong 14 năm; nhiều quốc gia phải đối mặt với thiếu hụt lương thực và giá cả hàng hóa tăng mạnh kể từ tháng Ba đến tháng cuối của năm.

Chưa có thống kê chính thức về số người thiệt mạng, nhưng theo ước tính và dựa trên tuyên bố của mỗi bên, có khoảng hàng trăm ngàn người đã chết sau hơn 10 tháng chiến sự, gần 8 triệu người phải rời bỏ đất nước đến tị nạn ở các quốc gia châu Âu. Cuộc chiến ở Ukraine cũng gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng, trong đó châu Âu là nơi bị tác động nặng nề nhất.

2. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX kết thúc tốt đẹp 

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản  Trung Quốc diễn ra vào tháng 10/2022 là sự kiện quan trọng đối với Trung Quốc, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bước vào hành trình mới xây dựng toàn diện đất nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã định ra con đường phát triển mới của Trung Quốc trong nhiệm kỳ 5 năm tới, trong đó một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Trung Quốc là đầu tư mạnh cho công nghệ để hiện đại hóa nền kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởngCác đại biểu đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 với 205 ủy viên chính thức, 171 ủy viên dự khuyết. Đại hội tiếp tục tín nhiệm bầu ông Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.

Trong danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa mới có mặt 3/7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa cũ là Tổng Bí thư - Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Triệu Lạc Tế, ông Vương Hộ Ninh, trong khi không có mặt 4 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là Thủ tướng Lý Khắc Cường, Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư, ông Uông Dương và ông Hàn Chính.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 20 có 133 ủy viên.

3. Mỹ bầu cử giữa kỳ

Ngày 8/11, cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu lại toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện, 35 trong tổng số 100 ghế tại Thượng viện, 36 thống đốc bang cùng hàng loạt quan chức địa phương. Cuộc bầu cử giữa kỳ này có thể định đoạt cục diện chính trường và chính sách tương lai của Mỹ trong hai năm tiếp theo dưới chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Chiến dịch bầu cử giữa nhiệm kỳ đã bị chi phối bởi các vấn đề “cơm áo gạo tiền” của xã hội Mỹ như chi phí sinh hoạt, nền kinh tế và vấn đề nhập cư. Hầu như không có cuộc tranh luận nào về chính sách đối ngoại có ý nghĩa trong suốt chiến dịch tranh cử, ngoài một số ý kiến liên quan tới vấn đề viện trợ tài chính của Mỹ cho Ukraine.

Trước thềm cuộc bầu cử, đảng Cộng hòa được cho là sẽ giành thắng lợi áp đảo trước Dân chủ, khi người Mỹ phải vật lộn với lạm phát tồi tệ do tác động từ xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, kết quả lại đi ngược dự đoán, đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại Hạ viện với cách biệt mong manh, trong khi đảng Dân chủ củng cố quyền kiểm soát tại Thượng viện với 51 ghế.

Kiểm soát được Hạ viện, đảng Cộng hòa có thêm quyền lực để tác động đến chương trình nghị sự của Tổng thống Biden, cũng như có thể mở các cuộc điều tra liên quan đến chính quyền và gia đình ông chủ Nhà Trắng.

Nhưng việc đảng Dân chủ giữ được quyền kiểm soát Thượng viện sẽ giúp hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của ông Biden dễ dàng hơn, khi họ có khả năng thông qua các đề cử tư pháp do ông khởi xướng, cũng như bác các dự luật do Hạ viện thông qua.

Tuy nhiên, khi Quốc hội mới họp vào tháng 1/2023, sẽ có 3 vấn đề chính sách đối ngoại cấp bách mà Quốc hội cần tập trung bao gồm: Cuộc chiến ở Ukraine; thỏa thuận hạt nhân với Iran và vấn đề Afghanistan.

4. Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời  

Nữ hoàng Elizabeth II qua đời vào ngày 8/9 ở tuổi 96. Nữ hoàng Elizabeth II có tên đầy đủ là Elizabeth Alexandra Mary Windsor sinh ngày 21/4/1926, tại Mayfair, London. Lên ngôi năm 1952, triều đại của bà trải qua 15 đời thủ tướng, bắt đầu từ ông Winston Churchill, sinh năm 1874 và cho đến bà Liz Truss, sinh năm 1975. Nữ hoàng Elizabeth II là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử nước Anh vào năm 2015 khi vượt qua kỷ lục của Nữ hoàng Victoria.

Thái tử Charles, 73 tuổi, kế vị Nữ hoàng Elizabeth II, trở thành Vua Charles III của Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cũng như trở thành nguyên thủ của 14 quốc gia khác thuộc khối Thịnh vượng chung.

5. Cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe bị ám sát  

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã bị bắn 2 phát vào lưng khi đang phát biểu vận động tranh cử cho đảng LDP ở Nara ngày 8/7. Bất chấp nỗ lực kéo dài hàng giờ đồng hồ để cứu ông, ông Abe đã không qua khỏi. Một viên đạn đã cắt đứt động mạch dưới xương đòn và ông đã qua đời do mất máu quá nhiều.

Nghi phạm Yamagami bị bắt ngay tại hiện trường với khẩu súng tự chế trên tay vào trưa 8/7 sau khi bắn ông Abe. Trong cuộc điều tra của cảnh sát tỉnh Nara, Yamagami thể hiện một nỗi tức giận sâu sắc đối với Giáo hội Thống nhất. Nghi phạm nói mẹ bỏ bê gia đình, mê muội tham gia các hoạt động tôn giáo và quyên góp số tiền lớn cho tổ chức này khiến gia đình bị phá sản. Yamagami cho biết nhắm vào ông Abe vì nghĩ cựu thủ tướng có mối liên hệ với giáo hội trên.

 6. Thảm kịch Itaewon

Thảm kịch giẫm đạp phố đi bộ Itaewon ở xảy ra tối 29/10, khi khoảng 100.000 người đổ về khu phố vui chơi của Seoul dự lễ hội Halloween. Đám đông đã đổ vào một con hẻm hẹp, dốc và chen lấn xô đẩy. Nhiều người bị chèn ép, ngã đè lên nhau và ngạt thở. Phần lớn trong số 158 người thiệt mạng là thanh niên trong độ tuổi 20-30.

Thảm kịch Itaewon đã để lại một cú sốc tâm lý cho giới trẻ Hàn Quốc, đồng thời cảnh báo chính quyền về các biện pháp an toàn khi tổ chức các sự kiện đám đông.

7. Dân số thế giới chạm mốc 8 tỷ

Bé gái Venice Mabansag chào đời lúc 1 giờ 29 phút ngày 15/11 tại Tondo, Manila, được coi là em bé tượng trưng cho công dân thứ 8 tỷ của thế giới đến từ Philippines.

Tuy 8 tỷ dân là một dấu mốc phát triển của loài người nhưng theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, con số này cũng là lời nhắc nhở về trách nhiệm chung của nhân loại trong việc quan tâm đến hành tinh của chúng ta. Bởi vì, dân số toàn cầu ngày càng tăng và già hóa sẽ là một thách thức không nhỏ về kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Các dự báo mới nhất của Liên hợp quốc cho thấy, dân số có thể tăng lên khoảng 8,5 tỷ người vào năm 2030, lên 9,7 tỷ người năm 2050. Dân số có thể lập đỉnh vào những năm 2080, lên khoảng 10,4 tỷ người và duy trì ở mức độ này cho đến năm 2100.

8. Lần đầu tiên Giải vô địch bóng đá thế giới FIFA World Cup được tổ chức tại Trung Đông

World Cup 2022 được tổ chức tại Qatar, lần đầu tiên cho quốc gia này và cho Trung Đông. Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên diễn ra vào mùa đông ở bắc bán cầu. Qatar đã chi hàng tỷ đô la để xây dựng cơ sở vật chất và nâng cấp cơ sở hạ tầng trước thềm sự kiện. 

Cầu thủ Lionel Messi của đội vô địch Argentina trở thành cầu thủ đầu tiên có hai Quả bóng vàng World Cup. Đội tuyển Maroc làm nên lịch sử khi là đại diện đầu tiên của châu Phi vào nhóm bốn đội tuyển mạnh nhất vòng chung kết. 

9. Chính trường Anh chao đảo, 1 năm 3 đời thủ tướng

Trong vòng chưa đầy một năm, nước Anh trải qua ba đời thủ tướng. Boris Johnson đã từ chức vào tháng 7 sau hàng loạt bê bối. 

Người kế nhiệm là bà Liz Truss,  người điều hành đất nước chỉ trong 45 ngày - nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử Anh. Điều này xảy ra sau khi bà kiên quyết đẩy mạnh việc cắt giảm thuế 45 tỷ bảng Anh mà chỉ thành công trong việc làm sụp đổ đồng bảng Anh, khiến thị trường hoảng sợ và làm suy yếu uy tín của nước Anh trên toàn thế giới.

Thất bại của bà Truss tạo cơ hội để ông Rishi Sunak trở thành thủ tướng da màu đầu tiên của Anh. 

Thủ tướng Sunak đối mặt với nhiều thách thức và một Đảng Bảo thủ đang bị chia rẽ sâu sắc ngay cả khi ông Sunak đang cố gắng giải quyết vấn đề giá cả tăng vọt (tỷ lệ lạm phát lên đến 15%) đã buộc các liên đoàn lao động phải tổ chức một làn sóng đình công để yêu cầu trả lương cao hơn.

10. Huyền thoại bóng đá thế giới Pele qua đời

 Ngày 29/12, Pele, huyền thoại bóng đá người Brazil đã qua đời ở tuổi 82 sau một thời gian dài điều trị bệnh ung thư.

Pelé nhập viện ở São Paulo vào cuối tháng 11 vì nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng liên quan đến ung thư ruột kết. Tuần trước, bệnh viện cho biết sức khỏe của ông đã xấu đi khi căn bệnh ung thư ngày càng tiến triển. Ông qua đời ngày 29/12 do suy đa tạng do sự tiến triển của bệnh ung thư ruột kết, theo thông báo từ Bệnh viện Albert Einstein.

Trong hơn 60 năm, cái tên Pelé đã đồng nghĩa với bóng đá. Ông đã chơi ở 4 kỳ World Cup và là cầu thủ duy nhất trong lịch sử giành được ba danh hiệu, nhưng di sản của ông còn vượt xa danh hiệu và thành tích ghi bàn đáng nể. Trong sự nghiệp 21 năm của mình, Pele đã ghi tổng cộng 1.283 bàn thắng.

https://danviet.vn/10-su-kien-quoc-te-noi-bat-nhat-nam-2022-20221230103612247.htm


  Các Tin khác
  + Nga tấn công Ukraine bằng hầu hết các loại vũ khí - thời điểm tấn công có chủ ý về mặt chính trị và tâm lý (18/11/2024)
  + Ukraine: Mỹ cho phép sử dụng vũ khí tầm xa- những mục tiêu nằm trong tầm bắn của Kyiv (18/11/2024)
  + "HỌ SẼ YÊU CẦU VÀO NATO": CỰU CHIẾN BINH ATO NÓI VỀ "HIỆU QUẢ" CỦA VIỆC CÓ BOM HẠT NHÂN Ở UKRAINA (18/11/2024)
  + CỰU NGOẠI TRƯỞNG KULEBA: DƯỚI THỜI ÔNG TRUMP CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA CÓ THỂ CÒN TĂNG CƯỜNG HƠN, CHỨ KHÔNG PHẢI LẮNG XUỐNG (18/11/2024)
  + TỔNG THỐNG ZELENSKY: UKRAINA ĐÃ PHÁT TRIỂN 4 LOẠI TÊN LỬA, CÁC CUỘC THỬ NGHIỆM ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH (18/11/2024)
  + TRIỀU TIÊN ĐÃ CHUYỂN CHO NGA CÁC BỆ PHÓNG PHÒNG KHÔNG VÀ TÊN LỬA, CHÚNG ĐÃ CÓ MẶT Ở VÙNG KURSK (18/11/2024)
  + NHẬT BẢN PHÂN BỔ CHO UKRAINA 3 TỶ USD TỪ THU NHẬP CỦA TÀI SẢN NGA BỊ PHONG TỎA (18/11/2024)
  + NGOẠI TRƯỞNG SIBIGA NÓI VỀ VỤ TẤN CÔNG TÊN LỬA CỦA NGA: ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA PUTIN CHO NHỮNG AI ĐÃ ĐẾN THĂM VÀ NÓI CHUYỆN VỚI ÔNG TA (18/11/2024)
  + NYT: TỔNG THỐNG MỸ BIDEN ĐÃ CHO PHÉP UKRAINA TẤN CÔNG SÂU VÀO LIÊN BANG NGA BẰNG TÊN LỬA ATACMS (18/11/2024)
  + BLOOMBERG: TRIỀU TIÊN CÓ THỂ CHUYỂN HƠN 100 NGHÌN QUÂN SANG NGA (18/11/2024)
  + ANH VÀ PHÁP CHO PHÉP UKRAINA BẮN TÊN LỬA TẦM XA STORM SHADOW VÀ SCALP VÀO LIÊN BANG NGA (18/11/2024)
  + Ý KIẾN CHUYÊN GIA: UKRAINA KHÔNG CÓ CƠ HỘI GIA NHẬP VÀO NATO ĐẾN NĂM 2029 (16/11/2024)
  + "UKRAINA HOÀN TOÀN CÓ KHẢ NĂNG": CHUYÊN GIA CỦA DEFENSE EXPRESS NÓI VỀ SỰ XUẤT HIỆN CÓ THỂ CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN (16/11/2024)
  + DONALD TRUMP: CHÚNG TÔI SẼ NỖ LỰC LÀM VIỆC VỚI NGA VÀ UKRAINA, CHIẾN TRANH PHẢI KẾT THÚC (16/11/2024)
  + KỂ TỪ KHI BẮT ĐẦU CHIẾN TRANH UKRAINA ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 100 TỶ USD TÀI TRỢ TỪ BÊN NGOÀI (16/11/2024)
  + THỦ TƯỚNG ĐỨC OLAF SCHOLZ GỌI ĐIỆN CHO PUTIN (16/11/2024)
  + Ý KIẾN CHUYÊN GIA: VŨ KHÍ HẠT NHÂN SẼ LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH ĐỐI VỚI UKRAINA (16/11/2024)
  + QUÂN CHIẾM ĐÓNG DÙNG TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO TẤN CÔNG MỘT TÒA NHÀ 5 TẦNG Ở KRIVYI RIG, NHIỀU NGƯỜI BỊ THƯƠNG (12/11/2024)
  + KẺ THÙ TẤN CÔNG ZAPORIZHYA BẰNG BOM DẪN ĐƯỜNG, MYKOLAIV - BẰNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI: NHIỀU NGƯỜI BỊ THƯƠNG VÀ THIỆT MẠNG (12/11/2024)
  + REUTERS: 4-5 THÁNG TỚI SẼ MANG TÍNH CHẤT QUYẾT ĐỊNH TRONG CUỘC CHIẾN NGA - UKRAINA (12/11/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65112453

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July