(Congannghean.vn)-Từ xưa cho đến nay, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu nổi tiếng là mảnh đất hiếu học và giàu truyền thống cách mạng. Nơi đây đã sản sinh cho đất nước, dân tộc những người con ưu tú, lỗi lạc. Mùa xuân này, chúng tôi về thăm Quỳnh Đôi - quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương để được sống trong không khí thanh bình, yên ả của làng khoa bảng từng được vinh danh trong danh sách 20 làng khoa bảng của cả nước.
Ai đã từng có tuổi thơ gắn liền với những ngày tháng chăn trâu, cắt cỏ, với những hình ảnh bình dị: cây đa, giếng nước, mái đình... ắt hẳn không khỏi rưng rưng cảm xúc khi xem những bức ảnh này.
GiadinhNet - Tôi lại về quê tôi xứ Nghệ, mảnh đất nghèo khó mà son sắt thủy chung, mà gừng cay muối mặn. Dòng sông Lam đỏ rực ráng chiều. Con đò dọc xuôi dòng, nhẹ bâng như chiếc lá. Ai thả xuôi dòng nước câu ví dặm, nghe thiết tha và khắc khoải: “Là người ơi!... . Người khát nước, sông không khát nước. Sông khát bóng anh, sông hát câu hò. Bấy lâu ni anh vui thú nơi mô mà bỏ thân em vò võ, canh khuya một mình”.
Dù chỉ cho sản lượng 5 kg thịt từ 40 kg hến sống nhưng nghề đánh bắt hến tại sông La, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh vẫn được 100 hộ dân duy trì. Với môi trường sống tự nhiên, loài nhuyễn thể này được chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng
Chuyện vui nói lái ... Văn hoá dân gian luôn nảy sinh và đồng hành cùng đời sống xã hội. Văn hoá dân gian thể hiện tri thức, phong tục tập quán, tín ngưỡng, dấu ấn, sự độc đáo của các cộng đồng. Không thể tưởng tượng được nếu trong đời sống xã hội chỉ có văn học, văn hoá thành văn, chính thống mà không có văn hoá dân gian. Văn hoá dân gian là “văn hoá mẹ”(Chữ dùng của thi sĩ huy Cận), nó tồn tại như là một gen di truyền văn hoá của tất cả các cộng đồng. Với cách nghĩ đó, chúng tôi giới thiệu chuyện vui về nói lái - một góc folklore của người Nghệ qua cách kể cũng rất folklore ...
(Baonghean) - “Về làm dâu xứ Nghệ, tôi không tránh khỏi cảm giác lo lắng do khác biệt về phong tục, tập quán. Nhưng theo thời gian, cái chân chất, mộc mạc nơi đây dần dà ngấm vào trong tôi để đến bây giờ, tôi xem Nghệ An là quê hương thực sự của mình”. Đó là những lời bộc bạch chân tình của cô giáo Trần Thị Diệu Hương (54 tuổi) - người phụ nữ gốc Đà Nẵng đã hơn 25 năm về làm dâu trên mảnh đất Nghệ An.
Dân trí Là một người con xứ Nghệ, anh Lê Văn Thỏa luôn mang trong mình nỗi trăn trở, đó là làm thế nào vừa có thể duy trì nghề rèn truyền thống vừa có thể giảm bớt nỗi cực nhọc cho người thợ rèn. Sau nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm, cuối cùng chiếc máy búa rèn của anh đã được chế tạo thành công.
- Ngược dòng sông Giăng, hay theo đường 533 qua Thanh Liên, vượt cầu
treo là đến đất Chợ Chùa, thuộc xóm Liên Chung (xã Phong Thịnh, Thanh
Chương, Nghệ An). Vùng đất đắc địa, thuận đường thủy bộ, có núi, sông,
đồng, bãi ôm ấp nhau, tạo lợi thế mưu sinh, cho dân cư quần tụ. Hơn nửa
thế kỷ, dù nơi đây không còn bóng dáng chùa chiền, nhưng mảnh đất này
với bao công trình như chợ, cầu, bưu điện, bệnh viện, trường học, bách
hóa… đều có danh xưng Chợ Chùa như một sự hoài niệm, tiếc nhớ về quá khứ.
Người
ta nói nghỉ hưu để an dưỡng tuổi già, nhưng với ông Dương Phúc Hiệu (68
tuổi) ở xóm 7, xã Thuận Sơn (Đô Lương) thì khác, 13 năm qua kể từ ngày
về quê, ông lại say mê rong ruổi xe đạp đi khắp mọi nơi để viết “sử
làng”.
Về thăm giáo họ Mỹ Thịnh ở xã Hiến Sơn (Đô Lương) dấu ấn lắng lại trong
lòng chúng tôi là cảm giác yên bình của làng quê, thôn mạc. Từ bao đời
nay người dân nơi đây vẫn cần cù, chịu khó, đoàn kết xây dựng xóm làng
no ấm, yên vui.
Nữ sinh Hà Tĩnh giành học bổng 6 tỷ đồng của đại học Mỹ Niềm vui của Đặng Thúy Quỳnh -
nữ sinh sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Hà Tĩnh - vẫn còn đang “nóng
hổi” khi phóng viên liên hệ với em ngay trong ngày em nhận thư thông
báo trúng tuyển từ Smith College – một trường đại học nữ sinh của Mỹ.