Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Lão nông gàn miền Tây xứ Nghệ “ôm” cả khu rừng gỗ quý hiếm Lão nông gàn miền Tây xứ Nghệ “ôm” cả khu rừng gỗ quý hiếm , Người xứ Nghệ Kiev
 

20 năm trước ông Pày Cả Nam (SN 1964) trú tại bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) tự nhận khoanh nuôi, trồng và bảo vệ khu rừng săng lẻ rộng hơn 3ha. Nhiều người gọi là lão nông gàn ôm cả khu rừng gỗ quý hiếm. Trải qua thời gian, đến nay ông Nam đã có cả một cơ ngơi đồ sộ, hàng năm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ diện tích 30ha rừng được mở rộng với đủ loại gỗ từ săng lẻ, lát hoa, xoan, keo...

 Ông Pày Cả Nam bên cánh rừng săng lẻ xanh bạt ngàn của mình. Ảnh: CT 
 Ông Pày Cả Nam bên cánh rừng săng lẻ xanh bạt ngàn của mình. Ảnh: CT
 

Biến rừng nghèo thành rừng “vàng”

 Vượt 2 con suối nhỏ, băng qua 3 quả đồi chúng tôi đến khu rừng “cấm” của ông Pày Cả Nam (SN 1964), trú tại bản Xiềng Nứa, xã Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An). Vừa đặt chân đến bìa rừng, chúng tôi thấy cảnh tượng hùng vĩ của cánh rừng mà ông Nam đã bỏ biết bao công sức chăm sóc bấy lâu nay. Hàng nghìn cây săng lẻ được bảo vệ hơn 20 năm nay đã trở thành một cánh rừng bạt ngàn xanh tốt. Ngoài rừng săng lẻ, ông còn đầu tư trồng hàng nghìn cây lát hoa, cây xoan, kéo... khiến cho hơn 30ha đất rừng nhận khoanh nuôi, bảo vệ trở nên xanh tốt bạt ngàn nơi núi rừng miền tây xứ Nghệ.

Ông Pày Cả Nam kể lại: Vào năm 1997, ông cũng như bao người thanh niên khác ở xã Yên Na vác dao vào vùng rừng núi Huồi Khung làm rẫy, kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên khác với những người nông dân khác, ông cảm nhận được cảnh núi rừng nơi đây đã bị tàn phá, chỉ còn sót lại những cây săng lẻ non đang mọc lên chừng khoảng 3ha. Ban đầu ý định của ông định chặt phá những cây săng lẻ này để làm nương rẫy, nhưng rồi ông quyết định khoanh nuôi bảo vệ, như cách nói của ông là để “làm kỷ niệm”... Và kể từ khi ông nhận khoanh nuôi, bảo vệ cánh rừng săng lẻ này, ông không động đến một cây săng lẻ cũng như không cho bất cứ người dân nào tự ý chặt phá cây ở khu rừng này.

 Trao đổi với PV Báo NTNN , ông Pày Cả Nam chia sẻ: “Ban đầu ý định của tôi là chặt phá khu rừng đó để làm nương rẫy trồng lúa. Tuy nhiên khi nhìn ngắm khu rừng này tôi chợt nảy ra ý định, nếu mình khoanh nuôi bảo vệ cánh rừng này khoảng hai, ba mươi năm nữa thì nó sẽ đẹp biết bao. Nhiều cánh rừng tự nhiên bị chính con người tàn phá rồi, mà hệ quả thì vô cùng lớn... Hàng năm người dân chúng tôi bị lũ ống, lũ cuốn nên chúng tôi cũng sợ lắm... Nghĩ là làm, tôi quyết tâm dựng lán trại nơi đây để khoanh nuôi bảo vệ cánh rừng này. Tôi nhận khoán đất rừng để trồng thêm các loại cây thân gỗ khác, đến nay cánh rừng tôi quản lý đã hơn 30ha. Tôi chăm sóc chu đáo nên rừng cũng cho tôi của ăn của để...”

Theo ông Nam, ngày trước khu vực rừng hiện giờ là rừng nghèo, bị con người tàn phá... Từ khi ông nhận khoán để chăm sóc cánh rừng ngày càng phát triển. “Ngoài trồng thêm các loại cây lấy gỗ, tôi còn trồng lúa nương, đào ao thả cá, nuôi trâu, dê, lợn gà... Hiện tại nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống gia đình tôi là vòng tròn khắp kín, hết gạo có trên nương, hết thức ăn có trong vườn và rau, củ quả thì ở trong rừng” -  ông Pày Cả Nam cho biết thêm

 Có của ăn của để từ rừng

 Nhìn lại 20 năm về trước, ông Pày Cả Nam có cuộc sống muôn vàn khó khăn, ông cũng như bao người nông dân khác nơi đây, đều dựa vào rừng để kiếm kế sinh nhai qua ngày. Tuy nhiên dần dần những cánh rừng nơi đây bị tàn phá, “vàng tặc” đào bới khắp cả khu rừng và dòng sông để tìm vàng nên bà con nơi đây rất thiếu đất để sản xuất... Rồi bằng nghị lực, sự kiên trì ông Nam đã làm thay đổi tất cả. Bên cạnh việc khoanh nuôi bảo vệ hơn 3ha rừng săng lẻ, ông còn nhận khoán thêm đất rừng để trồng thêm các loại cây thân gỗ khác như cây lát hoa, cây xoan, keo... đồng thời còn đào ao thả cả, nuôi trâu, dê trên chính khu rừng trồng của mình.

 Đến nay cuộc sống của gia đình ông Nam đã thay đổi, với trang trại rộng 30ha rừng trồng đang đến vụ thu hoạch. Hàng năm ông bán các loại cây như keo, xoan cũng cho thu hoạch xấp xỉ hơn 120 triệu đồng. Đầu năm nay, ông Pày Cả Nam đã đầu tư gần 100 triệu đồng để mở đường vào trang trại để tiện cho giao thương. “Những ngày trước do tôi chưa có đường vào nên khi thương lái đến mua gỗ xoan, keo, tôi đều bị họ ép giá. Nay tôi quyết mở đường vào khu trang trại của tôi, thì họ sẽ không có cơ hội để ép giá được nữa...” ông Nam hồ hởi cho biết.

 

 Được biết hiện nay, ngoài cây săng lẻ, ông Nam còn trồng hơn 6.000 cây lát và 3.000 gốc xoan. Tất cả đều đã đến kỳ thu hoạch nhưng ông chưa bán. “Đợi khi hoàn thành con đường thì tôi sẽ bán một lượt luôn, chứ không bán lẻ tẻ một vài xe tải chẳng thu nhập được là bao”- ông Nam nói thêm.

 Ngoài việc chăm sóc rừng, thời gian gần đây ông còn chăn nuôi thêm để cải thiện cuộc sống. Ông đào ao thả cá, nuôi trâu, gà, lợn, dê. Rau trên rừng, ngoài vườn, gạo thì có lúa nương... thịt cá cũng tự nuôi lấy, có thể nói cuộc sống của ông Pay Cả Nam đều tự túc, tự cấp trên cánh rừng của mình.

 Từ cánh rừng ban đầu, ông Nam bứng cây nhỏ trồng vào các khoảng trống. Cứ vậy hàng chục năm liền, ông Nam đã cải tạo cánh rừng hoang thành một khu vườn mà các hàng cây hoang trở nên có nề nếp, hàng lối.  Ông Nam cho biết thêm: Hiện nay tôi cảm thấy rất thoải mái khi sống trong “lãnh địa” rộng lớn và ngát một màu xanh của mình. Tôi có ý định gắn bó cả đời với nơi đây. Được biết thời gian gần đây gỗ săng lẻ được người dân địa phương cũng như các đầu nậu thu mua săn lùng. Tuy nhiên cánh rừng của săng lẻ được ông chăm sóc bảo vệ vẫn rất an toàn. 

“Cách đây không lâu có một người địa phương tìm đến gia đình tôi để trả giá cả khu rừng của mình 3 tỷ đồng, nhưng tôi nhất quyết không bán. Dù số tiền có bao nhiêu đi nữa tôi cũng không bán, vì tôi nghĩ suốt cuộc đời còn lại tôi sẻ sống ở khu rừng này. Cuộc sống nơi đây thật thoải mái”- ông Nam cho biết thêm.

 Trao đổi với NTNN ông Lương Đại Thắng – Chủ tịch UBND xã Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết: “Lúc trước gia đình ông Nam nghèo lắm, nhưng từ khi khoanh nuôi trong rừng nơi đây mà gia đình ông đã trở nên khá giả, cả xã ai cũng ngưỡng mộ và noi gương ông Nam làm kinh tế rừng và trang trại rừng để mưu sinh. Ông Nam không chỉ trồng thêm rừng mà còn biết phát triển kinh tế rừng, bà con ai cũng muốn học theo”. 

đăng bởi: danviet


Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1860242#ixzz4ppEZg1aj 
http://www.xaluan.com/raovat


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66569770

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July