Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lễ hội A Za của đồng bào Tà Ôi, Thừa Thiên – Huế Lễ hội A Za của đồng bào Tà Ôi, Thừa Thiên – Huế , Người xứ Nghệ Kiev
 

25/04/2016

Lễ Aza là một trong những nghi lễ truyền thống có từ thời xa xưa của người Tà Ôi, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới.

Lễ Aza là một trong những nghi lễ truyền thống có từ thời xa xưa của người Tà Ôi, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới.

Già làng sẽ là người đại diện cho các dòng họ trong bản tiến hành nghi lễ cúng Giàng (Ảnh:Internet)

Vào thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng Tà Ôi ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa hay nhất đón chào Tết A Za.

Tết A Za thường được bắt đầu từ mồng 6/11 âm lịch và kéo dài cho đến hết ngày 24/12 âm lịch; mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để tổ chức lễ A Za. Theo quan niệm của đồng bào Tà Ôi, hai ngày tốt nhất để đón Tết A Za đó là ngày mồng 6/11 và ngày 24/12 âm lịch vì đó là thời điểm mặt trăng đẹp nhất.

Lễ hội A Za còn được gọi với cái tên khác như: Tết cơm mới, lễ hội tri ân cây lúa. Bởi cây lúa là đại diện cho tất cả các giống cây trồng khác đã cho bà con “cái bụng no ấm”. Nên trong phần nghi thức cúng, dâng lễ vật lên các Giàng thì không thể thiếu cây lúa và một đĩa cơm trắng, được lấy từ những hạt lúa ngon nhất trong thửa ruộng của mỗi gia đình của đồng bào Tà Ôi.

Những lễ vật được chuẩn bị để cúng Giàng như: chuột hang, thịt (hươu, nai, lợn… săn được trong rừng), cá trắng suối, gà trống luộc, cơm nếp được nướng trong ống tre, cơm trắng, những bát tiết canh, bánh a quát, rượu, nước trắng, chuối xanh, mía. Có đến chín Giàng mà đồng bào Tà Ôi sẽ tri ân trong dịp lễ A Za này như: Giàng A Zel (thần trời, đất), Giàng A Zal (thần núi), Giàng Đung (thần nhà ở)… Không khí chuẩn bị Tết cũng phải chuẩn bị một tuần trước đó, khi đàn ông vào rừng đi săn, bắt cá, những người phụ nữ thì xay gạo làm bánh, đi mua những tấm Zèng đẹp nhất để dâng lên Giàng và làm quà cho cả gia đình.

Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, lễ A Za sẽ được bắt đầu khi một người trong gia đình đập nổ ba thanh pháo tre trong bếp (từng thân tre còn kín được hơ nóng trên bếp lửa, khi đập sẽ nổ như tiếng pháo) - pháo là tín hiệu để mời Giàng về. Khi pháo nổ thì người chủ lễ - thường là đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ hú to để mời Giàng về nhà. Những tiếng trống, chiêng được vang lên từ đầu buổi lễ cho đến khi kết thúc. Người Tà Ôi thường sử dụng A Xiéo để thông ngôn cho Giàng hiểu được tấm lòng tôn kính thần linh và những lời cầu nguyện. A Xiéo được làm từ hai mảnh của một khúc tre, nếu cả năm lần cầu nguyện mà hai mảnh A Xiéo đều ngửa đó là một dấu hiệu rất tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no.

Khoảng 10 giờ trưa, khi làm xong lễ cúng ở mỗi nhà thì đại diện các dòng họ sẽ mang mâm lễ vật tới nhà rông để tổ chức A Za cho cả bản mình. Già làng sẽ là người đại diện cho các dòng họ trong bản tiến hành nghi lễ cúng Giàng, cũng tương tự như cúng trong mỗi gia đình.

Kết thúc, sẽ là phần hội, bà con sẽ ăn uống chúc tụng nhau, họ nhảy múa ca hát cho đến tận sáng ngày hôm sau. Những chàng trai, cô gái say sưa trong những điệu nhảy truyền thống của dân tộc, họ trao cho nhau nụ cười hạnh phúc khi trời đất chuyển giao bước sang một năm mới.

(Theo Dân tộc Việt)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/le-hoi-a-za-cua-dong-bao-ta-oi-thua-thien--hue-20160407100010917.htm



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66333816

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July