Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
  -  Ẩm thực ba Miền
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Ẩm thực Nghệ Tĩnh >
  LÁ LẰNG, MỘT MÓN ĐẶC SẢN XỨ NGHỆ LÁ LẰNG, MỘT MÓN ĐẶC SẢN XỨ NGHỆ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 LÁ LẰNG, MỘT MÓN ĐẶC SẢN XỨ NGHỆ

alt           alt

Cây lá lằng, thuộc họ ngũ gia bì

   Người dân  Xứ Nghệ ai mấy ai mà không biết món canh lá Lằng, nhất là dân huyện Quỳnh Lưu, món ăn từng được nếm từ thưở lọt lòng. Đến giờ, lá lằng đã thành món đặc sản Xứ Nghệ, và có mặt khắp nơi trong nước và cả trên thế giới. Cứ ở đâu có dân Nghệ, ở đó có lá Lằng.

   Ngày xưa ấy, người dân Quỳnh Lưu lên rừng hái củi, chặt hom tranh, chặt lạt giang... thế nào cũng kèm theo vài bó lá lằng đem về dùng. Nhiều người còn cất công đi mất đôi ngày để hái được một gánh lá lằng, về  nhà chọn lưa, thái nhỏ phơi khô, đem đi chợ bán lấy tiền mua khoai, mua gạo nuôi con ăn học. Nó là món cứu đói đấy!

    Lá lằng mọc nhiều ở rừng, nhưng người miền rừng ngày trước lại không biết dùng, thế cũng hơi lạ, chắc trên rừng có nhiều loại cây trái ngon hơn.

    Cái thời chẳng biết mì chính, bột ngọt là gì, thế mà nhờ món canh lá lằng, cho dù cơm độn đến 90%  rau và khoai sắn... cứ nuốt ào ào đến căng rốn!  Ngày ấy, đứt bữa là chuyện bình thường, cứ luộc nồi khoai, một nồi canh lá lằng, kèm cà muối, ngon như bây giờ  ăn cỗ! Còn nhớ, hồi năm sáu mấy, trên bom dưới đạn, được phân phối cám ngô đầy con mọt để cứu đói, nếu không có canh lá lằng chắc nuốt vào, khó mà ra! Bây giờ, lớn lên, già đi mà thấy da thịt đẹp, chắc, có lẽ nhờ món ăn sạch tuyệt đối này cũng nên.

    Món lá lằng Xứ Nghệ đắng lắm, nhưng hậu có vị ngọt, tính mát, nghe nói  chữa được khá nhiều bệnh! Mùa hè oi ả, nồng nực là thế, gió lào quất rát khô đến hốc người, ăn lá lằng chẳng có chút rôm sảy nào. Món này, thách đố nơi nào có, và đố ai dịch được ra tiếng ngoại quốc danh từ “lá lằng”, dân Nghệ sẻ phong cho "Giáo sư danh dự Xứ Nghệ”!(?)

      Thời nay, người ta nhân giống, chiết cành, thậm chí còn trở thành cây cảnh; làng nào cũng có cây lá lằng, nhưng thú thực, ăn không được ngon lắm. Lại có một loại “lá chân chim”, na ná vị lá lằng, nhưng ăn thì cảm giác the the đầu lưỡi, khe khé cổ họng; Còn lá lằng thì tiền hậu vị đều ngọt ngọt, chat chát từ đầu đến cuống lưỡi. Nhiều người thường hay lầm lẫn và khó phân biệt ra điều ấy.

   Cây lá lằng cũng như cây chân chim, thân gỗ, cao cỡ chừng ba bốn mét, mọc chen lấn, tán thấp trong rừng, dọc triền dốc và gần bờ khe, con suối. Loại này ít mọc tập trung, lại chen lấn vào chốn rậm rạp, nên tìm được nó không phải dễ. Kinh nghiệm người dân, cứ theo dấu chân con nhím là ắt tìm thấy cây lá lằng. Hình như nhím ăn rễ cây lá lằng thì phải. Hai loại cây lá lằng và chân chim đều có cành tỏa xòe thành tán, lá kép, mọc đối. Riêng lá lằng, thân lá có năm bảy khía, một cánh có năm lá chính và hai lá phụ. Cuối khía trên thân lá nó hơi nhú ra như muốn tạo gai, lá chân chim thì bầu và trơn hơn. Lá lằng màu xanh thẩm, lá chân chim hơi phớt vàng. Mùa tháng 4 đến tháng 7 âm lịch, cây lá lằng cho lá nhiều và ngon nhất.

   Lá lằng hái về, thái sợi nhỏ, phơi thật khô, bỏ vào hũ sành, nút kín bằng lá chuối khô, dùng quanh năm. Mội nồi canh vài lít nước, chỉ cần bỏ gần một nắm tay là vừa, nhớ là bỏ vào lúc canh sôi, nhấc xuống và dùng ngay, ăn nóng, nó mới có vị đắng đắng, ngọt ngọt như ta nhâm nhi chè búp, nên rất ngon. Nếu làm món xào với lòng lợn, với các món khác, cũng nhớ cho lá vào khi món xào đã chín và nhấc xuống ngay.

   Lá lằng nấu canh tép đồng tươi là hạp nhất. Nếu không, có thể thay bằng cá nướng, nhất là cá trích đã qua kho mặn hoặc khuyếc biển cũng ngon. Nhưng phải có lưng bát cà ngô kiu(một dạng cà chua trái nhỏ , tròn- nhiều người nghe thấy lạ) tròn lẵn, mọng đỏ cỡ bằng đầu ngón tay mới đúng vị; Nếu không thì nấu với cà chua bình thường cũng được, tuy không ngon bằng cà ngô kiu. Món này, là món đặc sản của thời nay , nhưng với “dân choa” thì nó là “thường thôi”!

    Ngày nay, buổi cơm trắng gạo thơm, người ta “biến tấu” ra các món ăn từ lá lằng, nào xào với gan bò, xào với lòng heo ăn kèm bánh khô vừng… Chu cha, rượu mô mà cho thấu!

   Bây giờ, đến bất cứ dân Nghệ nào dẫu ở Nam hay Bắc, nhất là "Nghệ Kiều" xứ Sài Gòn, hỏi có lá lằng không, xin thưa có ngay. "Nghệ Kiều" về quê, hay khách đến thăm đều "ọt"(gói) lá lằng đem theo để ăn và làm quà. Mấy nhà hàng do "Nghệ Kiều" làm chủ, bao giờ cũng có món lá lằng trên thực đơn. Kể cả nhà hàng "Kyan", của nhà thơ Đỗ Trung Quân, to chà bá ở gần trung tâm Sài Gòn, chẳng dính dáng chi đến Nghệ, mà thực đơn cũng có: "Lá lằng các kiểu" tùy theo thời giá. Có quán cháo lươn Chương Mập, người Thành Phố Vinh, nổi tiếng ở Gò Vấp, còn sáng tạo ra món "trứng gà so đảo lá lằng", "thịt trâu um lá lằng", "lươn hầm lá lằng" ngon đến là ngon.

   Đặc biệt, canh lá lằng, chan với cơm, ăn với cà muối, cá biển hoặc thịt lợn nạc kho mặn, thôi thì thóc gạo lên giá là phải.

   Ngày xưa, nghe nói chỉ dân huyện Quỳnh Lưu mới biết dùng lá lằng, bây giờ thì cả…thế giới biết đến rồi(?) Ở đâu có dân Nghệ thì ở đó khắc có lá lằng. Mấy đứa bạn bên Châu Âu, châu Mỹ … cứ rèo réo: Bên này chỉ thiếu lá lằng, thế là tôi thành nhà trung chuyển từ quê sang cho chúng nó.Thế mới là siêu phàm đấy. Dân Nghệ ở hải ngoại anh nào nhận được gói lá lằng khô thì cả cộng đồng đều biết, vì được biếu lại cho một tí để thưởng thức. Món này gửi qua bên đó, phải thật công khai và mẹo vặt một chút, không thì Hải quan nước ngoài tưởng là cần sa, và sẻ có vấn đề ngay. Ai muốn hỏi kinh nghiệm về việc này, tôi xin chỉ dẫn, miễn phí!

   Chắc đến một thời kỳ nào đó, lá lằng trở thành "Quốc thực" chớ phải chơi!

   Lá lằng còn là vị thuốc chữa say rượu, mát gan, bổ thận, nhuận trường... chữa gãy xương, chữa bỏng nữa cơ đấy.

  Lá lằng đã vào thơ, vào ca, vào nỗi nhớ quê của người Nghệ xa xứ. Nó đã đi vào tiềm thức của người Xứ Nghệ. Nó đã thành đặc sản của chúng ta.

                                               Bài viết của Tác giả Đặng Ngọc Thăng ( Thạch Cầu)


  Các Tin khác
  + Món ngon ‘độc lạ’ dân sành ăn săn lùng, giá ‘chát’ vẫn cháy hàng (11/08/2024)
  + Đem gà hấp chung với hành, gà thơm mềm, vàng óng (10/08/2024)
  + Thả thứ này vào luộc rau: Rau xanh mướt, ngon ngọt không cần mì chính (10/08/2024)
  + 4 cách sấy hoa quả ăn vặt bằng nồi chiên không dầu nhanh chóng (10/08/2024)
  + 4 món ngon nấu nồi đất ‘thơm lừng’ đậm đà hương vị, ai ăn cũng thèm (10/08/2024)
  + Loại cá “nhỏ nhưng có võ", vừa ít xương vừa bổ não, mang đi rán giòn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều mê (10/08/2024)
  + Cách làm cá hồi sốt thơm ngon như nhà hàng 5 sao (10/08/2024)
  + Thực đơn 4 món ngon dễ làm, đủ chất cho ngày bận rộn (04/08/2024)
  + 5 cách nấu bún bò ngon ‘thần sầu’ tại nhà, đổi vị cả tuần không chán (04/08/2024)
  + 3 cách luộc gà không cần nước: Ai không biết quá phí (04/08/2024)
  + Mẹo chiên rán thức ăn vàng giòn, không bị ngấm dầu (04/08/2024)
  + Mẹo tráng trứng mỏng mịn như giấy, vàng ruộm, không tanh (04/08/2024)
  + Rán trứng đừng chỉ bỏ hành mãi: Kết hợp với loại lá này vừa lạ miệng, vừa tốt cho sức khỏe (24/07/2024)
  + Đừng rán trứng với hành mãi: Kết hợp với loại lá này phòng ung thư, lạ miệng ai không biết quá phí (14/07/2024)
  +   Luộc rau mở vung hay đậy vung đều được: Tuyệt đối đừng phạm 5 sai lầm này khiến món rau nhạt vị (14/07/2024)
  + Mẹo ngâm măng ớt trắng giòn, không bị nổi váng (30/06/2024)
  + Rán trứng chỉ bỏ dầu ăn là dại: Thả hết thứ này vào trứng mềm tan thơm xốp ai cũng phải mê tít (10/06/2024)
  + Luộc rau muống chỉ bỏ nước thôi là dại: Bỏ thêm thứ này rau xanh mướt ăn giòn sần sật (10/06/2024)
  + Cách làm nộm ngó sen tai heo - món ngon ăn mãi không chán (10/06/2024)
  + Cách ủ cơm rượu đơn giản, chẳng tốn nhiều thời gian mà vẫn có món ngon đón Tết Đoan Ngọ (10/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65160725

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July