Ảnh minh họa
Trời vào thu, thời tiết trở nên se lạnh cho nên những món ăn ấm nóng sẽ là gợi ý hay cho bữa cơm gia đình. Lẩu cũng sẽ nằm trong danh sách các món ăn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để làm được món lẩu ngon, ngoài các nguyên liệu nhúng lẩu phải tươi, đảm bảo vệ sinh thì nước lẩu là thành phần vô cùng quan trọng. Nước lẩu có thể coi là linh hồn của món ăn. Nước lẩu ngon sẽ quyết định phần lớn thành công bữa ăn của bạn.
Nếu thích món lẩu cay, bạn có thể tham khảo cách làm nước lẩu cay dưới đây nhé!
Nguyên liệu:
- 1 con gà
- Xương lợn
- 1 quả cà chua
- Gừng, tỏi tây, cà rốt, cần tây, mỗi thứ một ít
Gia vị cay:
- 1 mẩu gừng, 10 tép tỏi, 5g hạt tiêu, 15g ớt khô, vài cánh hoa hồi, một mảnh quế, 2g hạt thì là, một ít tương ớt (bạn có thể thay bằng sa tế nếu thích).
Cách làm:
Bước 1: Thịt gà chặt thành các miếng lớn sau đó đem rửa sạch cùng với xương lợn. Gừng cạo vỏ, thái lát, cà chua thái lát móng, hành lá cắt khúc. Cà rốt cắt miếng vuông, cần tây cắt nhỏ.
Bước 3: Chuẩn bị một nồi, cho nước vào, đun sôi. Cho thịt gà và xương lợn vào chần sơ qua cho sạch và hết các vết máu.
Bước 3: Rồi vớt thịt và xương ra, đem rửa nồi. Thêm nước vào. Đun thịt gà và xương lợn. Cho gừng, cà rốt, hành lá phần thân trắng, cà chua vào. Thêm 3 muỗng cà phê muối.
Bước 4: Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa và đun liu riu trong 40 phút.
- Sau đó, bạn có thể cho một số loại nấm hay ăn nhúng lẩu ăn kèm vào tùy ý.
Chế gia vị cay: (Nếu bạn thích lẩu cay thì làm thêm phần này).
- Gừng thái mỏng, tỏi cắt lát.
- Làm nóng chút dầu ăn trong chảo, thêm gừng và tỏi vào xào trong 2 phút. Sau đó, thêm sa tế vào xào cho đến khi bạn có thể ngửi thấy mùi thơm của gia vị. Cho nốt các gia vị khác vào.
- Bạn có thể cho hỗn hợp gia vị cay này vào trong nồi lẩu, đun liu riu trong 20 phút rồi thưởng thức.