20/01/2021
Nhắc đến bánh ít lá gai Quy Nhơn, Bình Định là nhắc đến một loại bánh có vị ngọt thanh, dẻo mềm nhưng lại nói lên được tính cách của người Bình Định: Mộc mạc, chân chất, nhưng uy hùng như ngọn tháp và luôn ấm áp lòng người.
Bánh ít lá gai - Đặc sản vùng đất Quy Nhơn
|
Bánh ít lá gai Quy Nhơn, Bình Định được du khách gọi bằng cái tên “bánh gây thương nhớ”. Bởi với bất kì ai đã từng có dịp đặt chân đến mảnh đất thanh bình này đều không thể quên món bánh đặc biệt này.
Bánh ít lá gai là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây. Bánh được dùng để ăn chơi, làm quà cho bạn bè, người thân; đặc biệt đây là món bánh luôn đồng hành trong các dịp đại lễ, các nghi lễ quan trọng như cúng ông bà, tổ tiên của người dân nơi đây.
Món bánh này khi thưởng thức thì khá đơn giản nhưng để làm nên hương vị đặc trưng xứ Nẫu, gây thương nhớ cho bao người, thì đó là cả một quá trình cẩn thận, tỉ mỉ, công phu và lòng yêu nghề của người làm bánh.
Có ba công đoạn chính làm bánh đó là: làm vỏ bánh, nhận bánh, và gói bánh. Mỗi công đoạn đều là một nghệ thuật của người làm bánh.
Công đoạn thứ nhất đó là làm vỏ bánh. Vỏ bánh được làm nguyên liệu chính là lá gai hình trái tim. Lá gai được bỏ cuốn lá, gân lá, xé là gai làm nhiểu mảnh nhỏ bằng tay rửa sạch sau đó luột chín như, sắt nhỏ sau đó cho vào cối giả thật nhuyễn. Khâu giả lá gai nhuyễn được làm thủ công bằng tay để bánh được mềm dẻo. Tiếp theo là gạo nếp dùng làm bánh phải là nếp mới, thơm, đem vo thật kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo. Tiếp theo, bột nếp trộn với bột lá gai và đường, nhào nhiều lần cho thật dẻo và cho vào cối giã nhuyễn, sau đó chia thành từng cục bột nhỏ.
Công đoạn thứ 2 là nhân bánh. Ở công đoạn này người thợ làm bánh chọn lựa những trái dừa không quá già quá nôn để bào thành sợi. Đậu xanh chọn loại đều hạt. Dừa nấu chín với đường cát cho thêm ít gừng đến khi xem khô lại là được. Còn đậu xanh thì sau khi ngâm mềm nấu chín giã nhuyện sau đó đêm ngào với đường và gừng. Gừng là gia vị tạo ra hương vị rất riêng của món bánh ít lá gai Bình Định.
Công đoạn thứ 3 là gói bánh. Sau khi hoàn thành vỏ bánh và nhân bánh người thợ tiến hành gói bánh. Bánh được gói hình như kim tử tháp. Bởi ở Bình Định có những tháp Chảm cổ kính như bánh ít lá Gai nên nhiều người còn gọi là tháp Bánh ít./.
Bài và ảnh: Vy Thảo - Khánh Long/ Báo Ảnh Việt Nam
Nguồn quehuongonline.vn
http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/banh-it-la-gai--dac-san-vung-dat-binh-dinh-20210119144418949.htm
|